Monkey Junior đang làm nức lòng cộng đồng startup Việt khi giành chiến thắng trong cuộc thi Sáng kiến Toàn cầu 2016 (GIST Tech-I 2016) tại Mỹ. Thành công này có thể trở thành nguồn cảm hứng, động lực thúc đẩy cộng đồng startup Việt trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, để có thể đạt được thành công không dễ, bởi trên thế giới, startup trong lĩnh vực giáo dục (còn gọi là EdRech startup) có tỷ lệ thất bại rất cao.
Thành công của Monkey Junior đang khích lệ tinh thần cho các startup trong lĩnh vực giáo dục
Sáng kiến toàn cầu là cuộc thi khởi nhiệp do Chính phủ Mỹ khởi xướng. Cuộc thi này nhận được sự hậu thuẫn của Mark Zuckerberg - CEO Facebook và nhiều nhân vật quyền lực hàng đầu thế giới tại Thung lũng Silicon. Cuộc thi năm nay được tổ chức dưới sự chủ trì của Tổng thống Mỹ Barack Obama, thu hút hơn 1.000 đội thi đến từ 104 quốc gia trên thế giới.
Monkey Junior của Đào Xuân Hoàng là startup trong lĩnh vực EdTech (công nghệ giáo dục) - một trong những lĩnh vực đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng khởi nghiệp Việt. Hiện tại, ứng dụng Monkey Junior đã có mặt trên App Store, Google Play và Amazon với lượng người dùng đông đảo đến từ Mỹ (chiếm 43%), Việt Nam (10-20%), Canada, Pháp... Dù cũng hướng đến mục tiêu dạy ngoại ngữ, nhưng điểm tạo nên sự khác biệt cho Monkey Junior là nội dung giảng dạy hướng đến trẻ em, nhất là trẻ dưới 6 tuổi. Ngoài tiếng Anh, Monkey Junior còn ứng dụng trong giảng dạy của nhiều ngôn ngữ khác. Trong đó, tiếng Pháp, Việt, Tây Ban Nha và Trung Quốc sẽ được hoàn thiện trong năm 2016.
Vượt qua 30 đối thủ trực tiếp trong vòng chung kết để được vinh danh trong cuộc thi Sáng kiến Toàn cầu 2016, Monkey Junior đang trở thành nguồn cảm hứng cho cộng đồng startup Việt nói chung và những startup tham gia vào lĩnh vực này nói riêng. Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận EdTech startup có tỷ lệ thất bại cao. Nhà sáng lập Priyadeep Sinha kiêm CEO của ứng dụng giáo dục danh tiếng GyanLab đã chia sẻ những yếu tố khiến tỷ lệ thất bại của các startup trong lĩnh vực này cao đến vậy.
Monkey Junior là một trong những chương trình học tiếng Anh, có thể áp dụng cho trẻ từ 4, 5 tháng tuổi đến các bé mẫu giáo và tiểu học. Monkey Junior chú trọng đầu tư vào phương thức truyền đạt để tạo tính vui vẻ, hấp dẫn trẻ nhỏ khi học. Monkey Junior sử dụng kho dữ liệu đa phương tiện không lồ (hình ảnh, video và âm thanh) nhằm giúp trẻ hiểu nội dung cần học. Cách dạy của Monkey Junior là trực diện để giúp trẻ hiểu, tư duy bằng chính ngôn ngữ đó mà không phải từ ngôn ngữ mẹ đẻ để dịch sang ngôn ngữ cần học. Đó là cách dạy đúng đắn cho trẻ nhỏ.
Thiếu hiểu biết về thị trường
Thị trường giáo dục rất đặc biệt. Vì thế, việc nắm bắt được thị trường này không hề đơn giản. Chẳng hạn: Khi cần bán vật liệu giáo dục (B2B) cho các trường học, chúng ta phải tiếp xúc với quản lý của trường. Trong khi đó, người dùng là sinh viên, học sinh, người mua là hội đồng quản trị nhà trường và khách hàng là các bậc phụ huynh. Bên cạnh người dùng trực tiếp là học sinh, bất cứ đối tượng nào trong “dây chuyền” trên đều có thể tác động đến quá trình bán hàng.
Tại thị trường B2C, EdRech startup sẽ phải cạnh tranh với hàng tấn sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau. Trong thực trạng này, nhiều startup mới ra đời trong lĩnh vực giáo dục vẫn cung cấp sản phẩm không có sự khác biệt. Thêm nữa, không thiếu những người sẵn sàng cung cấp miễn phí các sản phẩm tương tự và sẵn sàng lấy đi tất cả nỗ lực xây dựng thị trường.
Thiếu kiên nhẫn
Làm startup giáo dục có nghĩa chúng ta bước đi trên chặng đường dài, ít nhất là 15-20 năm. Trong nhiều mô hình kinh doanh, siêu tăng trưởng là một trong những cách phát triển. Tuy nhiên, điều đó không xảy ra với startup giáo dục, ít nhất là đến thời điểm hiện tại.
Khan Academy hay Duolingo có hàng triệu người dùng, nhưng không dễ để biết được có bao nhiêu người dùng đã trả tiền để sử dụng sản phẩm mà các startup này cung cấp. Khan Academy không nhằm tìm kiếm lợi nhuận, nên có đường đua riêng. Trong khi đó, nỗ lự kiếm tiền của Duolingo chưa mang lại kết quả đáng kể.
Nỗ lự kiếm tiền của Duolingo chưa mang lại kết quả như mong đợi
Thị trường dịch vụ giáo dục cần nhiều thời gian để tìm được mô hình, giá cả, chiến lược đúng đắn. Nhà sáng lập doanh nghiệp khởi nghiệp khó có thể ước đoán có bao nhiêu triệu người dùng trong 5 năm tới. Trong khi đó, startup cần 5 năm để đưa sản phẩm đến đúng thị trường. Đó mới là mục đích mà startup cần hướng đến. Vì thế, sự kiên nhẫn là hết sức cần thiết với doanh nhân EdTech. Sự tập trung sẽ giúp startup đi xa và làm được nhiều thứ nhất có thể. Bởi khi đó, các nhà sáng lập biết được việc nên và không nên làm?
Ảo tưởng
Hầu hết EdTech startup có sức thu hút lúc ban đầu khiến nhà sáng lập lầm tưởng đã tìm được con đường đúng đắn. Điều đó khiến họ lạc quan thái quá để rồi bắt đầu nghĩ về những "đường cong tăng trưởng". Đó là sai lầm tệ hại của các nhà sáng lập trong lĩnh vực này.
Những khách hàng đầu tiên như những thiên thần. Họ sẵn sàng dùng thử những sản phẩm mà startup cung cấp và sẵn sàng hồi đáp thông tin sau khi dùng thử. Nhưng với những khách hàng tiếp theo, startup sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Bởi dù hoài nghi, nhưng họ vẫn dùng sản phẩm mà startup cung cấp. Dĩ nhiên, họ cũng sẽ đưa ra những đánh giá khắt khe hơn. Vì thế, các nhà sáng lập cần chuẩn bị tinh thần đón nhận những góp ý, thậm chí là sự chỉ trích từ nhóm khách hàng này. Điều đó giúp startup trở nên tốt hơn, tinh chỉnh mô hình kinh doanh phù hợp hơn để không bị suy sụp vì cảm thấy không thể chinh phục được thị trường.
Người dùng nhiều, nhưng chỉ thích xài “chùa”
Đây là vấn đề nghiêm trọng cho hầu hết Edtech Startup có sức hút ban đầu tốt vì nó dễ ru ngủ nhà sáng lập để rồi lại nỗ lực tìm thêm người dùng như bằng chứng cho sự thành công. Thế là startup bắt đầu tìm đến các quỹ VC. Đó là sai lầm chết người!
Vì thế, các nhà sáng lập nên tìm cách khác để tiếp cận người dùng thay vì dùng tiền để tạo ra và cung cấp các công cụ miễn phí chỉ để có thật nhiều người dùng. Số lượng người dùng không giúp startup sống sót mà thay vào đó là những khách hàng trả tiền mua sản phẩm.
Đừng tập trung cho mục tiêu có 20 triệu người dùng khi mà có rất ít EdTech startup có hai triệu người dùng. Để tồn tại, EdTech startup cần xây dựng mô hình kinh doanh bền vững bằng cách cung cấp giải pháp để người dùng thông minh hơn.
Tìm đến Quỹ đầu tư VC để có được nguồn thu
Sản phẩm giáo dục không gặp vấn đề về chất lượng mà là giá bán. Vì thế, muốn có doanh thu, các nhà sáng lập cần hiểu rõ điều này. Bởi trước hai nền tảng ứng dụng giáo dục trực tuyến, phụ huynh sẽ chọn thứ rẻ hơn do thiếu kinh nghiệm và khả năng phân biệt giữa hai sản phẩm. Trên thực tế, hai nền tảng này cũng không thực sự khác biệt. Vì thế, nhà sáng lập cần hiểu rõ hành vi các bên liên quan cũng như vai trò của họ để lôi kéo họ vào cuộc chơi: Phụ huynh thích sản phẩm giá rẻ, chất lượng tốt. Nhà trường thích sản phẩm độc đáo để có thể “một vốn, bốn lời”.
Tìm đến quỹ VC là con đường ngắn nhất đưa các Edtech Startupđến thất bại
Khi chưa tìm được doanh thu từ khách hàng, các nhà sáng lập EdTech starup cũng đừng vội tiếp cận quỹ đầu tư mạo hiểm (VC), nhất là khi chưa tìm ra mô hình phù hợp. Bởi VC có chu kỳ 8-10 năm để yêu cầu startup hoàn vốn. Trong khi chẳng có startup giáo dục có thể phát triển nhanh trong thời gian đó. Vì thế, các nhà đầu tư sẽ gia tăng sức ép lên khiến các nhà sáng lập làm nhiều việc vô nghĩa mà sẽ khiến startup kết thúc trong đau đớn.
Đừng huy động vốn quá nhiều và quá nhanh. Bởi điều đó sẽ rút ngắn “tuổi thọ” startup.
SOURCE: FUNDSTART.VN
Đăng nhận xét