Hiện trạng sản xuất và tiếp thị của nông sản và đặc sản Mekong
  • Mang tính chất cá thể, hộ sản xuất phải tự thân vận động ở hầu hết các khâu
  • Sản phẩm làm ra theo kinh nghiệm gia truyền hoặc học từ “một ông thầy” nào đó
  • Thiếu kiến thức hệ thống về nghiên cứu và phát triển sản phẩm, không xác định được nhu cầu thị trường, không cập nhật được thị hiếu người tiêu dùng
  • Thường định giá sản phẩm theo giá nguyên liệu và công lao động, đôi khi bỏ qua yếu tố giá trị chất xám và chi phí marketing
  • Các hoạt động quảng bá sản phẩm mang tính tự phát hoặc thụ động
  • Không chủ động được kênh phân phối, bị chèn ép.
  • Quan trọng nhất là, thiếu sự hỗ trợ của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, thiếu sự đào tạo bài bản cho các hộ sản xuất, và thiếu sự hợp tác của các cơ sở sản xuất trong cùng ngành.
Sản xuất và tiếp thị - xuất phát từ 4P kinh điển


Về Sản Phẩm:
•  Sản phẩm của bạn có điểm gì độc đáo so với những sản phẩm cùng loại hiện có trên thị trường?
•  Sản phẩm của bạn mang đến lợi ích gì cho người tiêu dùng?
• Ai là người mua? Ai là người tiêu dùng?
•  Họ thường mua sản phẩm của bạn để làm gì? Dùng trong gia đình? Quà biếu?
•  Người tiêu dùng sẽ quan tâm đến những yếu tố nào khi mua sản phẩm của bạn? (ví dụ: giá bán, bao bì, thành phần nguyên liệu, cách thức chế biến, các tiêu chuẩn về chất lượng, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. v.v…)Trong đó yếu tố nào là quan trọng nhất?
•  người tiêu dùng sẽ sử dụng sản phẩm của bạn như thế nào?
•  người tiêu dùng có thể sử dụng sản phẩm của bạn một cách dễ dàng, thoải mái sau khi mua không? Nếu không, vì sao?
•  Người tiêu dùng có hài lòng và sẵn sàng giới thiệu với bạn bè/người thân về sản phẩm của bạn sau khi họ đã dùng không? Vì sao?


Về Sản Phẩm (tt):
•  Sản phẩm của bạn đã có tên/thương hiệu chưa? Tên/thương hiệu đó có trùng với thương hiệu nào tương tự không? Thương hiệu đó gợi lên điều gì?
•  Sản phẩm của bạn đã có bao bì đẹp, tiện dụng, gợi nhớ đến sản phẩm chưa? Bao bì có kể cho người tiêu dùng nghe câu chuyện liên quan đến sản phẩm không?

(Bao bì xuất sắc là bao bì có thể nói lên câu chuyện về sản phẩm, cho phép người tiêu dùng có thể nhìn thấy sản phẩm bên trong bao bì. Màu sắc bao bì hài hòa, không quá nhiều kiểu chữ, không quá nhiều chi tiết rối rắm, và phải có đầy đủ thông tin, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của nhà sản xuất).

•  Bạn đã đăng ký bảo hộ thương hiệu và kiểu dáng bao bì chưa?
•  Bạn đã có những chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, và môi trường chưa?


Về Giá:
•  Bạn đã tìm hiểu về giá của các sản phẩm cùng loại trên thị trường chưa? (lưu ý: giá của một sản phẩm có thể sẽ thay đổi khi ở những kênh phân phối khác nhau)
•  Nếu sản phẩm của bạn độc nhất vô nhị, bạn có quyền định giá cao
•  Nếu sản phẩm của bạn có nhiều nhà sản xuất khác, bạn phải định giá cạnh tranh, gần với mức giá trung bình của sản phẩm trên thị trường
•  Giá sản phẩm của bạn phải bao gồm: chi phí sản xuất + chi phí chất xám (bí quyết công nghệ) + mức lãi tối thiểu mà bạn mong muốn đạt được + mức lãi dành cho hệ thống phân phối. Thường thì giá thành sản xuất sẽ chiếm từ 30%-50% giá bán lẻ trên thị trường.
•  Giá thường được định một cách chủ quan theo ý nhà sản xuất, hoặc một cách khách quan theo mức độ chấp nhận giá của người tiêu dùng.
•  Sự hiểu biết về giá sẽ giúp bạn tự tin hơn khi định giá sản phẩm của mình cũng như khi đàm phán với các nhà phân phối, nhà bán lẻ.
Về Hệ Thống Phân Phối:
•  Bạn phải biết được người tiêu dùng thường mua những loại sản phẩm tương tư như sản phẩm của bạn ở đâu? Trong những nơi họ thường mua sản phẩm thì nơi nào là nơi họ thường đến mua nhất? Vì sao? è giúp ta chọn lựa hệ thống phân phối và phân bổ hàng một cách hợp lý cho từng kênh phân phối.
•  Hệ thống phân phối mà bạn định chọn có phù hợp với hình ảnh sản phẩm của bạn không?
•  Hệ thống phân phối mà bạn định chọn có đáp ứng được những nhu cầu của bạn về bảo quản sản phẩm, hỗ trợ bán hàng, các điều khoản thương mại không? è tìm hiểu trước để tăng khả năng đàm phán thành công với kênh phân phối mà bạn chọn.
•  Bạn có đáp ứng được những yêu cầu của kênh phân phối về quy cách sản phẩm, về giá bán, v.v… không?
•  Những điều được và mất khi sử dụng hệ thống phân phối bên ngoài?
•  Trong trường hợp không xây dựng được thương hiệu sản phẩm, đôi khi chúng ta phải nghĩ đến việc gia công cho các nhãn hàng riêng của hệ thống các siêu thị, cửa hàng đặc sản

Về Hệ Thống Phân Phối – Các cửa hàng đặc sản:
•  Các cửa hàng đặc sản luôn luôn muốn tìm những sản phẩm mới, độc đáo để giới thiệu cho khách hàng -> Hãy làm cho sản phẩm của mình khác biệt so với những sản phẩm cùng loại khi bán qua kênh cửa hàng đặc sản
•  Các cửa hàng đặc sản thường có những tiêu chuẩn mua hàng, quy cách bao bì cụ thể -> nên làm theo yêu cầu đó, vì đó là những điều mà người tiêu dùng đòi hỏi.
•  Nếu cửa hàng đã có bán nhiều sản phẩm cùng loại thì cơ hội cho một sản phẩm mới thuộc loại đó được bán trong cửa hàng sẽ càng thấp hơn, nếu chúng ta không chứng tỏ được sự nổi trội của sản phẩm. Tuy nhiên, khi đánh hơi được nhu cầu thị trường đối với một sản phẩm nào đó, các cửa hàng đặc sản sẵn sàng thay những sản phẩm hiện có trong cửa hàng bằng sản phẩm đang có nhu cầu trên thị trường.
•  Bạn cũng phải chuẩn bị sẵn một khoản kinh phí để có thể phối hợp với các cửa hàng đặc sản thực hiện những chương trình quảng bá sản phẩm.


Về Quảng Bá Sản Phẩm:
•  Bao nhiêu người tiêu dùng biết đến sản phẩm của bạn?
•  Người tiêu dùng sẽ liên tưởng đến điều gì khi nói đến sản phẩm của bạn?
•  Bạn muốn người tiêu dùng nghĩ đến sản phẩm của bạn như thế nào?
•  Bạn phải xác định được người tiêu dùng thường tiếp xúc với những phương tiện truyền thông nào? -> xác định phương tiện truyền thông để tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả nhất.
•  Phải xác định được chúng ta sẽ truyền tải cho người tiêu dùng những thông điệp gì? (nhà sản xuất, công nghệ độc đáo, lợi ích sản phẩm, giá hấp dẫn, những cảm xúc khi sử dụng sản phẩm, v.v…)
•  Những thông điệp đó được thể hiện như thế nào?
•  Chú trọng đến vấn đề trải nghiệm sản phẩm của người tiêu dùng (cho dùng thử sản phẩm miễn phí, trình diễn sản phẩm)
•  Những động tác “đẩy” người tiêu dùng đến với sản phẩm (các hình thức khuyến mãi)


Làm sao để thực hiện được những điều trên?
  • Bạn phải học, từ nhiều nguồn: sách vở, mạng internet, các tổ chức hỗ trợ, khách hàng, người tiêu dùng, và kể cả đối thủ cạnh tranh
  • Tham dự các buổi tập huấn, các khóa huấn luyện của từng lĩnh vực chuyên môn mà mình còn yếu kém
  • Phải thu thập và xử lý thông tin từ những nguồn trên
  • Phải chấp nhận thử nghiệm và sửa sai
  • Điều quan trọng là: phải tự tin và tỉnh táo.
Làm sao để có thông tin phục vụ cho việc sản xuất và marketing sản phẩm?
Bạn phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn
  • Từ thị trường: quan sát thị trường, theo dõi hoạt động của các đối thủ cạnh tranh về sản phẩm, giá, phân phối, quảng bá
  • Từ nguồn thông tin thứ cấp: báo chí, internet, các tài liệu chuyên ngành
  • Từ hệ thống phân phối, khách hàng
  • Từ người tiêu dùng
  • Bạn sẽ không tốn quá nhiều tiền để thu thập thông tin từ những nguồn trên, nhưng bạn phải biết cách thu thập thông tin sao cho hiệu quả nhất
Thu thập thông tin tại hội chợ
  • Bạn có thể dùng hội chợ để thu thập ý kiến người tiêu dùng (những người đi hội chợ)
  • Bạn cũng có thể tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh tại hội chợ
  • Bạn có thể thử nghiệm các chiến lược về sản phẩm, giá, hoặc quảng bá đối với người tiêu dùng.
  • Điều quan trọng là bạn phải biết mình cần làm gì? Làm như thế nào? Và được kết quả gì?
Xử lý thông tin phục vụ cho việc ra quyết định
  • Với những thông tin bạn thu thập được, bạn sẽ phải xử lý để có kết quả mong muốn.
  • Nếu thông tin thu thập được chưa đủ để ra quyết định thì bạn sẽ phải thu thập thêm. Đừng nóng vội
  • Xử lý thông tin có thể thực hiện thông qua các phần mềm thống kê, hoặc thông qua phân tích từ hiểu biết của bản thân.
Hiện nay chúng ta đang làm như thế nào? (quan sát từ hội chợ)
Bao bì đẹp, tiện dụng


Dùng tag “Forever Fashion”, hiện đang được dùng rất phổ biến cho các sản phẩm quần áo, giày dép và phụ kiện trên thị trường -> làm mất tính độc đáo của sản phẩm


Nước thốt nốt không có nhãn sản phẩm -> người tiêu dùng nghi ngờ chất lượng sản phẩm, dễ bị nhái


Bao bì đẹp, sản phẩm độc đáo, nhưng nhân viên không có kiến thức sản phẩm -> quảng bá không hiệu quả


Bảng mô tả sản phẩm bị che lấp sau một “rừng” cây kiểng -> quảng bá không hiệu quả


a) Mặt sau bao bì không liên quan đến sản phẩm, còn mặt trước thì không làm nổi bật sản phẩm

b) nhãn sản phẩm không hài hòa với bao bì sản phẩm

-> bao bì không hiệu quả



Sản phẩm không có thông tin của nhà sản xuất -> Dễ bị nhái và người tiêu dùng không tin tưởng vào sản phẩm


Tiếng Anh trên sản phẩm như vậy có thể khiến người nước ngoài khó hiểu -> Nên tìm chuyên gia ngoại ngữ để tên sản phẩm được dịch một cách chuẩn xác hơn


Trên bao bì sản phẩm không có hạn sử dụng -> người tiêu dùng sẽ không tin tưởng vào sản phẩm


Với bao bì như vậy mà hạn sử dụng lên đến 2 tháng -> người tiêu dùng sẽ nghi ngờ về chất lượng sản phẩm khi được chứa trong bao bì như vậy.


Thiết kế bao bì như vậy làm tăng giá thành sản xuất, nhãn sản phẩm không ghi rõ thành phần nguyên liệu/dinh dưỡng, không hướng dẫn sử dụng -> làm giảm giá trị của sản phẩm


Nhãn sản phẩm không ghi rõ thành phần nguyên liệu/dinh dưỡng, không hướng dẫn sử dụng, và cũng không có hạn sử dụng -> làm giảm giá trị của sản phẩm

TRƯƠNG CUNG NGHĨA
AN GIANG, 12/3/2016
SOURCE: SKC - CÂU LẠC BỘ SÁNG TẠO KHỞI NGHIỆP

Nhãn:

Đăng nhận xét

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.