Sau một thời gian tăng trưởng nóng, các chuỗi cửa hàng nhượng quyền thực phẩm, cà phê quốc tế ở thị trường VN bắt đầu có dấu hiệu “đào thải”, không ít thương hiệu phải thu hẹp mạng lưới hay rút khỏi thị trường. Trong khi đó, thị trường kinh doanh chuỗi lại chứng kiến sự “trỗi dậy” những cái tên của thương hiệu trong nước. Cuộc chơi đang dần cân bằng hơn khi các doanh nghiệp Việt đã biết phát triển sản phẩm dựa trên lợi thế cạnh tranh cốt lõi của mình, đối đầu với những ông lớn quốc tế.
ĐẠI GIA PHẢI THOÁI LUI
Cửa hàng cuối cùng trong chuỗi cửa hàng phục vụ cà phê và món tráng miệng NYDC do Tập đoàn SUTL của Singapore đưa vào VN vừa lặng lẽ đóng cửa,
trái với quang cảnh rầm rộ ra mắt của bảy năm trước. Trước đó, hệ thống này đã lần lượt đóng cửa năm cửa hàng trong hệ thống.
Đại diện McDonald's cho biết sự hào hứng của người dùng với các cửa hàng vẫn còn, nhưng mục tiêu 100 nhà hàng sau 10 năm vào VN so với hiện nay là tương đối chậm.
Những năm trước một thương hiệu có thể mở 10-15 cửa hàng trong một năm nhưng con số đó bây giờ khó khả thi. Việc đóng cửa chỉ là cơ cấu lại hoạt động của hệ thống sao cho hiệu quả hơn, những mặt bằng đóng cửa không còn tiềm năng phát triển kinh doanh.
Thực tế, giai đoạn phát triển sôi động nhất của kinh doanh chuỗi là những năm 2012-2015, khi đó thị trường chứng kiến sự tăng tốc nhanh chóng của hàng loạt chuỗi thương hiệu thức ăn nhanh lừng danh. Nhưng hiện nay đã khác.
ĐỪNG NGẠI CÁC ÔNG LỚN
Trong khi các chuỗi thương hiệu đồ ăn nhanh hay cà phê quốc tế đang gặp khó khăn hoặc đóng cửa tại thị trường Việt đều do chi phí đầu tư ban đầu quá cao thì tiền vận hành của các chuỗi VN rẻ hơn nhiều, trong đó chi phí xây dựng một quán chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 so với các chuỗi nước ngoài. Điều này tạo nhiều lợi thế cạnh tranh cho các chuỗi cửa hàng Việt.
Không gian các quán cà phê Việt bây giờ cũng đẹp hơn, phong cách hơn, chất lượng đồ uống cũng được chú trọng. Theo thống kê của Bộ Công thương, đến nay đã có 144 thương hiệu ngoại nhượng quyền vào VN. Thị trường nhượng quyền VN tăng trưởng 15-25%/năm chủ yếu sôi động trong lĩnh vực thực phẩm, thức uống. Ngoài ra có thể kể đến hàng loạt cái tên khác như chuỗi Urban Station, The Coffee House... Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng các chuỗi cửa hàng nội địa thường bị “hụt hơi” khi phát triển lớn. Do đó, bài toán lớn nhất hiện nay là làm sao để các chuỗi thương hiệu Việt có thể phát triển bền vững, lâu dài. Thông thường các doanh nghiệp VN mở 100 cửa hàng không sao, nhưng đến khi quá con số này thường nảy sinh nhiều bất cập trong quản trị chất lượng. “Các ông chủ Việt bắt buộc phải tự nâng cấp mình hoặc phải thuê những nhà quản lý nước ngoài” - một chuyên gia nói.
SOURCE: CEO - CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG
Đăng nhận xét
Click to see the code!
To insert emoticon you must added at least one space before the code.