tháng 8 2016

Bước 0: Lộ trình xây dựng doanh nghiệp triệu đô trong 5 năm
Bước 1: 6 sai lầm phổ biến khi khởi nghiệp
Bước 2: Đam mê của bạn - gốc rễ của kinh doanh triệu đô trong tương lai
Bước 3: 5 câu hỏi để tìm kiếm khách hàng lý tưởng của bạn

Bước 4: 9 bước tạo thông điệp để xây dựng cộng đồng khách hàng
Bước 5: Phản hồi giá trị - chiến lược Marketing của nhà khởi nghiệp thông thái
Bước 6: 5 công cụ IT giúp bạn tự động hóa marketing
Bước 7: 3 cách tạo lập và phát triển nguồn thu nhập bền vững
Khác: 10 việc kinh doanh cần ít vốn đầu tư
Khác: 5 cách thức khởi nghiệp trong giáo dục
SOURCE: KHỞI NGHIỆP TRIỆU ĐÔ

20:57
Việc đăng ký bản quyền tác giả sẽ tránh làm phát sinh nhưng tranh chấp không đáng có về thời điểm sáng tạo cũng như về tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm.
Để nộp đơn, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm đăng ký bản quyền cần chuẩn bị các tài liệu như hướng dẫn ở đây.


1. Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả/ các đồng tác giả


* 03 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố;
* 02 Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả.
* Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các đồng tác giả;
* Giấy uỷ quyền của tác giả/ các tác giả (theo mẫu);
* Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai - 1 bản (theo mẫu);

2. Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu không đồng thời là tác giả (tổ chức, công ty)
* 03 bản mẫu tác phẩm gốc;
* 01 Giấy uỷ quyền của tổ chức công ty (theo mẫu);
* 01 Bản sao công chứng chứng minh nhân dân (hoặc Chứng minh thư gốc nộp kèm để đối chiếu khi không có công chứng bản sao) của tác giả/các tác giả tác phẩm có xác nhận sao y bản chính;
* Giấy chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm của tác giả/ các tác giả cho chủ sở hữu tác phẩm (tổ chức, công ty) (1 bản);
* Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập có công chứng;
* Giấy cam đoan của tác giả/các tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai (theo mẫu);
* Các thông tin khác: bút danh của tác giả; địa chỉ; số điện thoại và fax của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
SOURCE: LUẬT THÁI AN

20:56
Thành lập công ty để hoạt động kinh là điều không hề đơn giản mặc dù thủ tục thành lập công ty ngày càng được cơ quan chức năng đơn giản hóa. Nhưng nếu không chuẩn bị kỹ trước khi thành lập thì bạn cũng sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động sau này. Thấu hiểu được điều đó chúng tôi mạn phép hướng dẫn quý khách hàng vạch ra những giấy tờ, thông tin, những kiến thức… cần chuẩn bị trước khi chính thức đăng ký thành lập công ty.
A. CÁC YẾU TỐ CẦN ĐƯỢC XÁC ĐỊNH TRƯỚC KHI THÀNH LẬP
1. Loại hình doanh nghiệp: Hiện tại Việt Nam có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất cho nên quý doanh nghiệp cũng dễ dàng lựa chọn được loại hình phù hợp:
- Doanh nghiệp tư nhân: 1 cá nhân làm chủ
- Công ty TNHH một thành viên: 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: 2 cá nhân/ tổ chức – không quá 50 cá nhân/ tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
- Công ty cổ phần: 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
Bạn có thể tham khảo kỹ hơn trong bài viết: so sánh các loại hình doanh nghiệp
2. Đặt tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.
Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp….trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
3. Địa chỉ trụ sở công ty
Căn cứ Điều 35 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Quý khách có thể tham khảo them tại: quy định về việc đặt trụ sở chính
4. Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động kinh doanh, nó chi phối rất nhiều yếu tố khác. Bạn nên chuẩn bị kỹ tất cả những ngành nghề kinh doanh dự định hoạt động và những ngành nghề liên quan và trong tương lai không xa có thê hoạt động. Vui lòng tham khảo:
Danh mục ngành nghề kinh doanh có mã ngành
Danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề
Danh mục ngành yêu câu vốn pháp định
Danh sách ngành nghề quy hoạch tại TPHCM
Quý khách có thể tham khảo chi tiết hơn tại: Quy định về ngành nghề kinh doanh
5. Vốn điều lệ
“là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào Điều lệ công ty”
Không có quy định số vốn tối thiểu (ngoại trừ những ngành nghê yêu cầu có vốn pháp định) hoặc tối đa. Số vốn này do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh bằng tiền mặt, tài khoản hay bất cứ hình thức nào khác.
Tham khảo chi tiết hơn tại: Quy định chung về vốn điều lệ
6. Xác định thành viên/ cổ đông góp vốn
Các thành viên/ cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/ cổ đông đồng lòng, đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi hợp tác với cá nhân/ tổ chức để cùng thành lập công ty
Tham khảo them tại: Quy định về thành viên góp vốn và Quy định về cổ đông sáng lập
7. Người đại diện theo pháp luật
Là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là người đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với các cá nhân hoặc tổ chức khác.
- Chức danh người đại diện là Giám Đốc (Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên/ quản trị.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải thường trú tại Việt nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Người đại diện của doanh nghiệp là người nước ngoài (bao gồm cả kiều bào) phải thường trú tại Việt Nam đồng nghĩa với việc phải có thẻ thường trú tại Việt Nam
Tham khảo them tại: Quy định về người đại diện theo pháp luật
B. CHUẨN BỊ HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY
1. Giấy tờ tùy thân
Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu sao y có công chứng không quá 3 tháng và còn hiệu lực không quá 15 năm của đại diện pháp luật và thành viên góp vốn.
2. Hồ sơ đăng ký
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
- Điều lệ Công ty
- Danh sách thành viên/cổ đông (TNHH 1TV, 2TV, Cổ phần)
- Danh sách chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề cần chứng chỉ
SOURCE: TƯ VẤN LUẬT FACEBOOK

00:31

Điều 13. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Điều 14. Hợp đồng trước đăng ký kinh doanh
1. Thành viên, cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền được ký các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước khi đăng ký kinh doanh.
2. Trường hợp doanh nghiệp được thành lập thì doanh nghiệp là người tiếp nhận quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp doanh nghiệp không được thành lập thì người ký kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm tài sản về việc thực hiện hợp đồng đó.

Điều 15. Trình tự đăng ký kinh doanh
1. Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này.
4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

07:41
Trong bối cảnh hiện nay, các nhà làm luật dường như đang chủ trương xây dựng một bộ luật chặt chẽ, thận trọng về quản lý đối với các giao dịch tài chính. Tuy nhiên, hiện tại vẫn đang nổi lên nhiều quan điểm về việc có cần quản lý đối với các giao dịch có tính đòn bẩy tài chính (đòn bẩy tài chính) cao như các giao dịch Repo margin mà các tổ chức kinh doanh khác ngoài Ngân hàng Thương mại đang thực hiện hay không?
Theo giới đầu tư tài chính, đòn bẩy tài chính đề cập tới việc doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ từ các khoản vay thay cho vốn cổ phần. Các phép đo đòn bẩy tài chính là công cụ để xác định xác suất doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các hợp đồng nợ. Doanh nghiệp càng nợ nhiều thì càng có nguy cơ cao mất khả năng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Nói cách khác, nợ quá nhiều sẽ dẫn tới xác suất phá sản và kiệt quệ tài chính cao.
Nhà đầu tư thực hiện công cụ này khi nhu cầu vốn cho đầu tư của mình (rất) cao mà vốn chủ sở hữu không đủ. Mức độ vay nợ càng cao thì người ta gọi là đòn bẩy tài chính cao.

ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH - LIỀU THUỐC KÍCH THÍCH

Nhà đầu tư thường sử dụng đòn bẩy tài chính khi họ tin (hay kỳ vọng) rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ. Và nếu thành công, lợi nhuận sẽ đem lại rất cao cho nhà đầu tư. Tất nhiên, đòn bẩy tài chính cao cũng đi kèm với rủi ro cao.
Thực tế cho thấy, các tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực đều sử dụng đòn bẩy tài chính để "kích" năng lực hoạt động của mình mạnh hơn cái mà mình có. Người ta cũng cho rằng khi công cụ đòn bẩy tài chính phát triển, phần nào cũng chứng tỏ thị trường đã phát triển. Nhiều chuyên gia Việt Nam cũng đã kết luận rằng, công cụ đòn bẩy tài chính đã thúc đẩy thị trường tài chính Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn trong những thời điểm khó khăn.
Trong thời kỳ thị trường chứng khoán Việt Nam ảm đạm như năm 2008 và đầu năm 2009, thị trường lúc nào cũng mong đợi một cú hích để chặn đứng sự sụt giảm của nó. Từ tháng 3/2009, ngay sau khi Chính phủ có gói kích thích kinh tế, các công ty chứng khoán đã ngay lập tức đẩy mạnh cho vay. Từ thời gian này, các ngân hàng cũng đã mở lại dịch vụ cho vay cầm cố chứng khoán thông qua công ty chứng khoán. Tỷ lệ cho vay cầm cố chứng khoán từ 20 - 50% thị giá với lãi suất khoảng 10,5 - 13%/năm. Dù số lượng các mã chứng khoán được chấp nhận cho cầm cố chỉ khoảng 40% số chứng khoán đang niêm yết trên cả hai sàn nhưng số lượng tiền cho vay ước tính cũng không nhỏ.
Tại các công ty chứng khoán, hình thức phổ biến hiện nay là công ty ứng trước tiền bán chứng khoán cho nhà đầu tư và cho vay cầm cố chứng khoán. Người ta cho rằng đó là cách để công ty chứng khoán kéo nhà đầu tư đến với sàn giao dịch của mình. Tuy nhiên, trên góc độ khác, người ta lại cho rằng đó cũng cũng là một trong những nguyên nhân đẩy giá trị giao dịch thị trường liên tục đi lên trong thời gian qua, và lập kỉ lục vào giữa tháng 10/2009 khi giá trị giao dịch lên tới trên 8.000 tỷ đồng/ngày. Một số ước tính cho rằng, với mức đòn bẩy tài chính lúc bấy giờ, giá trị giao dịch mỗi ngày cả hai sàn Việt Nam có thể lên tới 15.000 tỷ mỗi ngày; và nếu tính cả sàn vàng (cũng theo kiểu đòn bẩy tài chính) thì tổng giá trị giao dịch có thể lên tới 25.000 tỷ mỗi ngày.
Trong thời gian đó, giám đốc nhiều công ty chứng khoán cũng khẳng định dư nợ cho vay cầm cố chứng khoán của ngân hàng thông qua công ty đang tăng do thị trường đang chuyển biến theo hướng tích cực hơn.
Một số nhà đầu tư trên sàn chứng khoán cho biết hiện nay nhiều nhà đầu tư đang vay cầm cố, phần lớn tỷ lệ vốn vay bằng 20% trong tổng số vốn mà nhà đầu tư có (tỷ lệ đòn bẩy tài chính). Người ta cũng quan sát thấy rằng ngoài các hình thức nêu trên thì nhiều công ty chứng khoán cũng đang áp dụng cho khách hàng lớn vay tiền theo hình thức nếu nhà đầu tư có số chứng khoán trị giá 2 tỷ đồng thì công ty chứng khoán sẽ cho vay thêm một số tiền tương đương để đầu tư. Sau một khoản thời gian thỏa thuận với công ty chứng khoán, nhà đầu tư phải bán chứng khoán và trả lại tiền vay, nếu lời thì nhà đầu tư được hưởng, nếu chứng khoán giảm thì nhà đầu tư phải bù thêm tiền để trả vốn và lãi cho công ty chứng khoán (dạng giao dịch ký quỹ như sàn vàng).

CẦN PHÁT TRIỂN THEO TUẦN TỰ

Nếu từ góc độ quản lý rủi ro, chúng ta sẽ thấy có điểm đáng chú ý đối với đòn bẩy tài chính ở Việt Nam đến nay là: dường như không có cơ quan nào chính thức đưa ra con số dư nợ đòn bẩy tài chính hay số liệu công ty chứng khoán cho nhà đầu tư vay vốn là bao nhiêu... cho dù người ta thừa nhận rằng hình thức này vẫn đang diễn ra.
Giữa tháng 7/2009, Ngân hàng Nhà nước đã từng công bố hoạt động tín dụng 6 tháng đầu năm là dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán và bất động sản tăng mạnh so với cuối năm 2008. Cụ thể, dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán của các tổ chức tín dụng, ước đến 30/6/2009 tăng 28,31% so với cuối năm 2008. Đây là một mức tăng mạnh, bởi số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 4/2009 cho thấy dư nợ cho vay loại này là 7157 tỷ đồng, chỉ tăng khoảng 4% so với cuối năm 2008. Và cũng theo Ngân hàng Nhà nước, dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán vẫn đảm bảo theo tỷ lệ quy định (tối đa 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng).
Nhận xét rằng qua đòn bẩy tài chính, nếu ta nhìn nhận tín dụng cho vay chứng khoán một cách riêng rẽ thì lượng tín dụng nêu trên đổ vào chứng khoán là bình thường. Nhưng nếu ta gắn tín dụng ngân hàng chứng khoán và gắn với tín dụng từ các công ty chứng khoán cho nhà đầu tư (nhiều lần kế tiếp nhau) thì tổng lượng tín dụng đổ vào chứng khoán đã có độ nở rất lớn do có sự vay cầm cố chứng khoán nhiều lần của nhà đầu tư.
Một số quan điểm thận trọng nhận định rằng: đòn bẩy tài chính đang là cần thiết cho sự phát triển nhưng cũng đang bị lạm dụng ở Việt Nam. Sự lạm dụng theo nghĩa rộng vì không có khuôn khổ pháp luật phù hợp cho đòn bẩy tài chính khi các nhà đầu tư thực hiện vay nợ tại các công ty chứng khoán. Số lượng hay quy mô của đòn bẩy tài chính cũng không hề có cơ quan nào nắm được hay dự đoán được để có chính sách phù hợp. Quan điểm này cũng cho rằng tình trạng này cũng giống như việc sử dụng thuốc bổ liều cao (hay thuốc có tính kích thích) mà thiếu sự chỉ dẫn, kiểm soát của bác sĩ.
Quan điểm này cũng cho rằng: có thể mức cho hạn mức tín dụng chứng khoán hiện nay là ổn, phù hợp cho thị trường chứng khoán (tối đa 20% vốn điều lệ của Ngân hàng Thương mại), việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở các công ty chứng khoán cũng cần có giới hạn có thể mức như hiện nay nhưng hạn chế cho vay đối với một số khách hàng, hoặc hệ số đòn bẩy cũng nên được giới hạn ở một mức nào đó (có quan điểm cho rằng 20 - 30% tổng số tài sản) và có giới hạn số lần chứ không được dùng kế tiếp lên nhau.
Khi đòn bẩy tài chính được sử dụng có liều lượng như dùng thuốc bổ theo sự chỉ dẫn, kiểm soát của bác sĩ thì làm cho thị trường chứng khoán phát triển bền vững hơn. Với điều kiện phát triển thị trường tài chính Việt Nam hiện nay thì nên cho phép đòn bẩy tài chính một cách tuần tự theo phương châm phát triển thị trường đi đôi với nâng cao năng lực quản lý ở tầm vĩ mô và vi mô; liệu pháp phát triển sốc trong điều kiện năng lực quản lý còn hạn chế (hay chưa theo kịp) sẽ làm tăng tính dễ tổn thương của thị trường.
Tác giả: Thạc sĩ Lê Văn Hinh
SOURCE: SAGA

07:40
Một nhà quản lý dự án giỏi thường rất dễ nhận diện, trông họ lúc nào cũng thật bình thản, bởi trong thâm tâm họ hiểu được việc gì đang diễn ra với những dự án của mình, họ tự tin vào khả năng của bản thân trong việc phát hiện và xem xét các vấn đề và rủi ro khi chúng xuất hiện.
Bây giờ, hãy để tôi nói khác đi một chút chỉ với hai từ thôi:
Một đầu bếp giỏi thường rất dễ nhận diện, trông họ lúc nào cũng thật bình thản, bởi trong thâm tâm họ hiểu được việc gì đang diễn ra với những món ăn của mình, họ tự tin vào khả năng của bản thân trong việc phát hiện và xem xét các vấn đề và rủi ro khi chúng xuất hiện.
Nghe mô tả trên chẳng khác gì các nhân vật trong cuộc thi Master Chef có phải không? Thực tế là, mỗi một khi tôi làm cơm thì tôi đều ngạc nhiên trước sự tương đồng giữa việc nấu nướng này và việc hoàn thành một dự án có quy mô nhỏ. Dưới đây là những thành phần then chốt:
  • Mục tiêu: Nấu cho một gia đình gồm hai người lớn và hai đứa trẻ bằng những thực phẩm tốt cho sức khỏe mà (hầu như) mọi người đều thấy ngon miệng.
  • Hạn chót: 6:30 chiều, không được phép muộn hơn (mọi người sẽ phát cáu lên vì đói!).
  • Nguyên liệu: Bất cứ thứ gì có trong tủ lạnh và trong bếp.
  • Work Breakdown Structure (WBS): Tất cả các bước để đặt được món ăn lên trên bàn, có thể có sự thay đổi về mặt số lượng.
  • Những lưu ý khi lập tiến độ: Đâu là món ăn cần nhiều thời gian để nấu nhất, xem xét tới những hành động có tính phụ thuộc vào nhau.
  • Quản lý rủi ro: Xác định cách có thể vãn hồi nếu bạn làm hỏng việc.
  • Họp tổng kết: Mọi người trên bàn ăn sẽ nhận xét món ăn có ngon hay không.
Bạn có thấy tôi bị “điên” không? Có lẽ trước khi quay về lối mòn suy nghĩ rằng nấu ăn chỉ là một việc nội trợ cỏn con trong gia đình, hãy cân nhắc một số những bài học rút ra được từ chính căn bếp mà có thể giúp bạn trở thành một người quản lý dự án tốt hơn nhiều.

1. ĐỌC CÔNG THỨC NẤU ĂN THẬT KĨ CÀNG

Đã bao giờ bạn gặp phải trường hợp bạn chỉ đọc đến ⅔ công thức nấu ăn trong một tiếng đồng hồ và công thức đó lại nói rằng phải “tẩm ướp qua đêm”? Bạn đã bao giờ nhận ra rằng bạn không có đủ các dụng cụ cần thiết hoặc công thức bạn đang cầm trên tay chỉ nấu được cho hai người nhưng bạn lại cần cho sáu người? Nếu bạn không đọc công thức nấu ăn từ đầu đến cuối trước khi bạn bắt đầu thì khả năng lớn là những điều như vậy sẽ xảy đến và khiến bạn bối rối.
Nếu bạn làm việc tương tự khi quản lý dự án, bạn sẽ kết quả nhận được cũng tồi tệ như thế. Bất kể khách hàng của bạn là ai, hãy tìm ra một cách để có thể thống nhất được thông tin giữa mình và khách hàng về những kì vọng của họ với dự án, và ở mức độ chi tiết nhất mà cả bạn lẫn khách hàng đều có thể hiểu được. Hãy tài liệu hóa tất cả sự thống nhất này. Nhưng trên hết hãy đảm bảo rằng chính bản thân bạn đã hiểu một cách trọn vẹn các yêu cầu của dự án, bởi đến cuối cùng, BẠN chính là người chịu trách nhiệm về việc thực hiện dự án đó.

2. THỨ TỰ VÔ CÙNG QUAN TRỌNG

Hãy thử tưởng tượng đến cảnh xào nấu. Tôi rất đau đớn khi phải thấy mọi người mất tới 30 phút để thái rau, SAU ĐÓ lại mất cả đống thời gian để đun nước nấu cơm. Cơm mới là thứ mất thời gian lâu nhất để nấu chín nhưng lại có thể đặt yên một chỗ rất lâu mà chẳng phải làm gì cả, và thậm chí nó còn giữ nhiệt rất tốt. Rau xào rất nhanh và có thể nấu vào phút cuối. Vậy nên phương pháp hiểu quả nhất và hữu dụng nhất tất nhiên là nấu cơm trước rồi mới thái rau. Nếu làm như vậy thì gạo với rau sẽ chín cùng lúc và bạn có thể bắt đầu ăn.
Tôi nhận ra rằng thứ tự của các hành động và các sự kiện trong ví dụ trên là khá hiển nhiên, vậy mà tôi vẫn nhìn thấy lỗi này xảy ra liên tục với nhiều người và nhiều dự án.
Tôi tin chắc rằng nếu như họ chú tâm vào việc đó thì các bà nội trợ hay các đầu bếp cũng sẽ đi đến kết luận giống như tôi mà thôi. Nhưng ta lại thường gặp phải những sự xao nhãng liên tục, vậy nên ta hay lao vào làm những việc mà mình nhìn thấy trước nhất.
Trong các dự án, người ta thường dành thời gian vào những đám cháy lớn (những việc cấp bách) và cũng thường thích hái những trái mọc thấp (những việc dễ làm) trước. Bởi những thứ đó hiển hiện ngay trước mặt. Nhưng nếu bạn muốn trở thành Master Chef thì bạn cần phải lùi một bước lại và nhìn cả bức tranh toàn cảnh. Bạn cần phải xem xét dự án này trong bối cảnh và hoàn cảnh của cả tổ chức cùng với những mục tiêu của tổ chức đó, rồi mới cố gắng xác định được cách hiệu quả nhất để sắp xếp thứ tự công việc sao cho khoản đầu tư của mình đạt lợi tức cao nhất.

3. LUÔN LUÔN NHÌN ĐỒNG HỒ

Một khi các đầu bếp lờ đi chiếc chuông báo của mình thì họ rất dễ gặp phải thất bại. Việc sắp xếp thời gian chẩn mực đúng, chính xác là điều quan trọng nhất trong trong vấn đề chuẩn bị. Bạn cần phải định lượng từ trước khi bắt đầu, sau đó khi bạn đang đứng trước bếp, bạn phải tái định lượng một cách chính xác. Ví dụ, mặc dù công thức của bạn nói rằng phải áp chảo miếng gà này mỗi mặt trong vòng từ 3 - 4 phút, nhưng bạn phát hiện bên trong nó vẫn còn sống. Lúc đó bạn không thể bỏ miếng gà đó đi được, thay vào đó, bạn phải định lượng lại thời gian và thực hiện những thay đổi cần thiết cho việc nấu ăn đó của mình như bạn phải dừng việc nấu nước sốt trước khi nó cạn hết.
Điều này cũng giống như việc bạn phải định lượng được các nhiệm vụ của mình. Nếu bạn đang đánh giá rằng một số công việc cần 10 - 15 giờ để hoàn thiện, nhưng đến khi bạn bắt tay vào làm khoảng vài tiếng, bạn lại phát hiện nhiệm vụ này thực ra cần phải làm rất lâu, thậm chí là 15 - 30 giờ. Đây là lúc để bạn kéo còi cảnh báo. Hãy cập nhật lại kế hoạch của mình, thông báo cho đồng nghiệp và cũng thông báo cho họ biết cần phải thực hiện những thay đổi gì. Nếu bạn làm được điều này thì bạn sẽ được coi là một thành viên rất quan trọng của một nhóm. Một người mà có thể giúp cả nhóm tránh được những hiểm họa về tiến độ bằng cách phát hiện ra chúng từ khi còn trứng nước.

4. TỰ LƯỢNG SỨC MÌNH

Con người ta thường rất thích khiến cho người khác cảm thấy mình giỏi giang. Bạn có thể dễ dàng tìm được công thức nấu ngon cho món chính, món khai vị, món phụ, món tráng miệng và thậm chí cả rượu cocktail, và bạn nghĩ rằng bạn có thể dùng những món đó để khiến khách đến ăn trầm trồ. Thế nhưng bỗng nhiên bạn nhận ra mình phải mua tới 45 loại nguyên liệu, 79 bước để nấu được món đó và tốn tới hàng triệu đồng để mua sắm. Chưa kể khả năng bạn nấu thành công món ăn này ngay từ lần đầu tiên thì cực kì ít ỏi. Vậy kế hoạch tốt hơn là gì? Hãy chỉ chọn một món khiến cho người khác trầm trồ, và các món còn lại hãy khiến cho chúng càng đơn giản, dễ làm bao nhiêu càng tốt. Thậm chí hay hơn nữa lầ bạn hãy chọn những món đã từng làm và quen thuộc với nó.
Bạn hiểu ý tôi chứ? Bạn phải hết sức thận trọng với những gì mà mình cam kết. Quan trọng hơn, hãy thật là thực tế về những thứ mà năng lực của bạn có thể cho phép, với điều kiện nguyên liệu đầu vào bạn có và thời gian bạn có để làm việc đó. Đây là khi mà bạn nhìn thấy kết quả của việc hoạch định ở ngay đây. Hãy vạch ra tất cả những thứ mình cần để đạt được mục tiêu, hãy đánh giá mỗi một thứ và mỗi một công việc trong đó, thảo luận một cách nghiêm túc và rõ ràng với đội nhóm của mình về sự thực tế của công việc đang làm. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể sẽ phải giảm phạm vi của những việc không quá quan trọng trong một dự án, xin thêm tài nguyên, hay thay đổi hẳn kì vọng về thời gian thực hiện công việc. Thà bạn đưa ra tất cả hạn chế bạn đang gặp phải ngay từ ban đầu còn hơn là làm đến nửa chừng rồi mới bị choáng ngợp bởi khối lượng công việc khổng lồ.

5. TẬN DỤNG NHỮNG KHOẢNG TRỐNG

Đây là phần mà tôi yêu thích nhất. Mỗi một khi bạn phải làm nóng lò nướng trước, hãy bật lò vi sóng, hãy đợi cho chảo của bạn nóng dần lên, hãy rã đông thịt đã. Rồi mới làm những công việc khác. Trong lúc đó bạn có thể chuẩn bị bàn ghế, lấy ra những nguyên liệu cần thiết, rửa bát đĩa, cân đo những nguyên liệu bạn cần dùng sớm, v.v.
Luôn luôn có việc gì đấy bạn có thể làm trong khi chờ một việc khác đang diễn ra, đây là lúc mà tiến độ tổng thể của bạn sẽ phát huy tác dụng, bạn sẽ cảm thấy mình có sự chuẩn bị kĩ càng hơn cho mỗi bước, và lúc đó thì căn bếp của bạn tự nhiên cũng sẽ sạch hơn khi bạn kết thúc mọi công việc. Hãy tận dụng những khoảng trống trong dự án của bạn ở cả mức vĩ mô lẫn vi mô, bạn thậm chí có thể rút ngắn được thời gian thực hiện dự án và ra khỏi văn phòng sớm hơn nếu bạn thực hiện cách này.
Tôi khuyên bạn nên tìm ra một công cụ quản lý tiến độ nào đó mà nó có thể tìm ra cách giúp bạn lấp đầy các khoảng trống về thời gian khi các công việc có liên quan trực tiếp đến nhau. Khi bàn giao một dự án cho khách hàng và bạn đang chờ phản hồi của họ thì hãy cho nhóm của bạn biết rằng họ cần phải làm những gì trong khoảng thời gian đó. Khi bạn thấy mình dư ra được năm phút trước một cuộc họp thì hãy viết một email mà mình vẫn chưa kịp viết. Chung quy lại thì điều quan trọng nhất là liên tục xem xét tình huống để tìm ra cách tối ưu hóa ảnh hưởng của mình với lượng thời gian mình có.
Vậy nên khi bạn thưởng thức một bữa cơm ngon hãy trân trọng mọi sự cố gắng của người đã nấu ra nó.

SOURCE: SAGA

07:39
Tại sao khi nhìn thấy quả táo rơi, Newton có thể tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn? Vì ông đã đặt ra câu hỏi: "Tại sao quả táo rơi xuống đất mà không rơi vào không gian?" Đối với nhà quản lý, hỏi "Tại sao?" để truy tìm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là một kỹ thuật vô cùng cần thiết.
Có thể nói, "Tại sao?" là câu hỏi mang một quyền năng lớn, được ví như một chiếc khoan xoáy vào núi đá, hình thành một con đường vượt qua mọi cản trở, giúp con người rút ngắn khoảng cách đến mục tiêu. Trong lĩnh vực quản lý "Tại sao?" là câu hỏi rất đắc dụng giúp nhà quản lý tìm được bản chất hay nguyên nhân gốc rễ của một vấn đề.

TẠI SAO NHÀ QUẢN LÝ NÊN HỎI "TẠI SAO”?

W.Edwards Deming, một chuyên gia về chất lượng hàng đầu của Mỹ khẳng định, "Nhà quản lý phải chịu trách nhiệm 85% các vấn đề về chất lượng". Họ phải là người hiểu rõ vấn đề nhất để đưa ra chiến lược cùng giải pháp khắc phục và phòng ngừa các vấn đề xảy ra trong doanh nghiệp của mình.
Ở Công ty mà tôi từng làm, Giám đốc sản xuất người Nhật đã rất bực tức khi ông nhận được các báo cáo với số liệu tuyệt vời nhưng thực tế trên dây chuyền thì ngược lại, sản phẩm hư quá nhiều, phiếu than phiền khách hàng gửi về không xử lý kịp. Ông đã thốt lên trong cơn tức giận bằng một từ tiếng Việt: "Xạo”!
Với một số nhà quản lý thiếu năng lực hoặc không có tinh thần trách nhiệm, họ sẽ tạo ra số liệu giả hoặc làm "tốt hóa" hiện trạng. Nhà quản lý không thể hiểu được nguyên nhân gốc rễ gây ra hiện trạng thực vì họ không trực tiếp tham gia sản xuất trên dây chuyền. Chắc chắn họ không thể biết hôm nay công nhân mới nào đang đứng làm nhiệm vụ, họ cũng không biết có dụng cụ nào hỏng gây ra lỗi. Họ chỉ ngồi trong văn phòng và mọi cái họ biết là thông qua chiếc lăng kính mang tên "báo cáo". Nhà quản lý càng ở vị trí cao thì càng xa rời thực trạng. Vì thế, họ phải luôn đặt câu hỏi "Tại sao?" với nhân viên.
Người Nhật rất chứ trọng đến chất lượng sản phẩm. Khi họ phát hiện ra một khuyết tật/sai sót/lỗi, câu đầu tiên mà họ thường hỏi là "Tại sao”? "Tại sao có một chỗ rách trong chiếc ghế bọc da này”? "Tại sao da không được kiểm tra trước khi chuyển đến nhà máy của chúng ta"? "Tại sao nhà cung cấp không tìm ra chỗ rách này trước khi gửi nguyên liệu đến Công ty"?, "Tại sao máy móc của nhà cung cấp thiếu bộ phận laser phát hiện lỗi”? "Tạo sao nhà cung cấp không mua thiết bị tốt hơn”?
Những câu hỏi này thực chất là một kỹ thuật có tính hệ thống nhằm giúp nhà quản lý tìm ra nguyên nhân gốc rễ của sai lỗi, sau đó đưa ra biện pháp xử lý hợp lý nhất, ngăn ngừa không để nó xảy ra nữa.

KỸ THUẬT "HỎI 5 LẦN TẠI SAO”?

Đây là kỹ thuật đặt câu hỏi và phát hiện vấn đề thông qua những điều hàm chứa trong câu trả lời, sao cho dẫn dắt người bị hỏi phải trả lời cho ra vấn đề mình cần biết, đồng thời hạn chế được số lần hỏi là tùy vào kinh nghiệm thực tế của người hỏi. Thông thường, có những vấn đề chỉ cần hỏi 2 câu là đã tìm ra nguyên nhân. Nhưng có những vấn đề phải hỏi 5 lần trở lên thì mới khám phá được nguyên nhân gốc. Vì thế, người sáng tạo ra kỹ thuật đó, ông Sakichi Toyoda, được mệnh danh là vua sáng tạo của Nhật Bản đã đặt tên là "Hỏi 5 lần tại sao" (5 Whys). Nghĩa là sau khi hòi đến 5 câu thì nên xem xét đã tìm ra vấn đề gốc chưa.
Hỏi "Tại sao? " phải trải qua các bước cơ bản: Một là, xác định phát biểu vấn đề cụ thể. Hai là đặt câu hỏi, "Tại sao vấn đề, tình trạng đó tồn tại?". Sau đó, tiếp tục hỏi tại sao cho đến khi nguyên nhân gốc được xác đinh. Khi người trả lời không thể đưa ra câu trả lời cho câu hỏi "Tại sao?" nữa nghĩa là, đến lúc xem xét xem có phải nguyên nhân gốc nằm ở vị trí bế tắc này. Điểm mấu chốt là phát biểu vấn đề càng rõ ràng, càng đầy đủ (về không gian, thời gian, số lượng...) thì số câu hỏi đặt ra sau đó sẽ giảm đi nhiều.
Hãy xem một ví dụ sau:
Khi quản lý phát hiện vấn đề vệ sinh trong công ty không được đảm bảo suốt tuần qua. Nếu không chú ý, vấn đề có thể được phát biểu chung chung là lao công đã không dọn dẹp rác ở một số phòng một số đêm. Tuy nhiên người làm quản lý có thể giới hạn lại phạm vi vấn đề bằng cách tìm hiểu thật kỹ sự việc, và xác định rằng, lao công không dọn dẹp rác trong phòng hội nghị chính mỗi đêm tuần vừa rồi.
Như vậy, trong vấn đề này, thời gian và không gian đã được xác định. Câu hỏi đặt ra là "Tại sao lao công không dọn phòng Hội nghị chính mỗi đêm tuần vừa rồi?". Giả sử quản lý nhận được câu trả lời là vì tuần trước phòng họp đã được khóa cửa vào lúc 5 giờ chiều thì họ phải đặt câu hỏi tiếp theo để xác định nguyên nhân tồn tại của sự việc: "Tại sao lại như vậy?". Hẳn người quản lý đang nghĩ rằng, phải có ai đó yêu cầu khóa cửa như thế. Vì bình thường phòng hội nghị luôn mở cửa 24/24.
Đúng vậy, qua điều tra nhân viên cho họ biết, những người bảo quản phòng được yêu cầu khóa cứa vào 5 giờ chiều. Nhưng quản lý không phải là người ra yêu cầu này, vậy là ai? Một nhóm đặc trách. "Tại sao họ lại yêu cầu như thế?" Nhân viên cho biết, nhóm đặc trách đang làm việc trong phòng này và họ sử dụng các biểu đồ kế hoạch quan trọng. Họ không muốn người khác vào phòng xem vì có thể làm thay đổi chúng. "Vậy sao họ không gỡ xuống và cất đi?" Vì các tấm biểu đồ này kích thước khá lớn, họ không muốn treo lên gỡ xuống mỏi ngày, họ còn làm việc khá lâu tại đây.
Nguyên nhân cuối cùng đã được tìm ra: lao công không được phép vào phòng hội nghị sau 5 giờ vì đã có lệnh của cấp trên, do có một nhóm chuyên trách đang làm nhiệm vụ quan trọng trong đó.
Thông qua ví dụ này, nếu quản lý không truy tìm nguyên nhân qua những câu hỏi tương tự như trên, rất có thể anh ta sẽ không hiểu được lý do và có khả năng đưa ra nhanh quyết định dựa trên sự suy đoán phiến diện.
Dù quản lý là cá nhân hay một nhóm người thì kỹ thuật "Hỏi 5 lần tại sao?" đều có thể được áp dụng để giải quyết những vấn đề từ đơn giản đến phức tạp. Nhà quản lý cũng có thể áp dụng kỹ thuật này và kết hợp với một số công cụ chất lượng khác như Brainstorming, phân tích nguyên nhân kết quả... để điều hành các nhóm làm việc, nhóm cải tiến chất lượng tổ chức của mình, nhằm nhận dạng và nắm bất được các vấn đề đang xảy ra trong tổ chức, từ đó, có những giải pháp và chiến lược phòng ngừa hiệu quả.

source: SAGA

30 tuổi, chỉ với bằng trung cấp nghề nhưng Phạm Nhật Phúc Thịnh hiện là giám đốc một doanh nghiệp cơ khí với 30 công nhân cùng nhiều đơn hàng xuất đi Nhật Bản, Mỹ, Ý, Thái Lan.

Cơ ngơi ấy được Phúc Thịnh xây dựng nên từ 30 triệu đồng tích cóp được và mượn bạn bè năm năm trước.
Chuyện kể của một cựu học sinh
Giữa tháng 5, hội thảo khoa học hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp được Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng tổ chức. Phạm Nhật Phúc Thịnh được mời về dự với tư cách vừa là cựu học sinh, vừa là doanh nghiệp đóng góp cho chương trình đào tạo của nhà trường. Trong tham luận gửi hội thảo, bên cạnh góp ý về chương trình đào tạo, Thịnh “dành chút thời gian kể về quá trình làm việc của bản thân”.
Bạn kể: “Ngày ra trường tôi cũng đi xin việc như bao bạn khác cùng học và tốt nghiệp. Còn nhớ khi ấy tôi làm trong một công ty ở vị trí đúng chuyên ngành được học là vận hành cơ khí, được trả mức lương khiêm tốn tương đương lao động phổ thông. Tôi bắt đầu làm quen, học hỏi, kết hợp kiến thức được học ở trường và thực tế.
Sau ba tháng làm việc, tôi được lên vị trí tổ trưởng. Một năm sau tôi làm trưởng phòng sản xuất. Sau bốn năm tôi rời phòng máy sản xuất và chuyển sang phòng thiết kế. Làm ở đây hai năm, tôi đảm nhận vị trí trưởng phòng thiết kế của một công ty có 200 lao động. Khi ấy do có những hạn chế về sáng tạo, môi trường làm việc cộng với niềm đam mê cơ khí nên tôi quyết định rời bỏ công việc. Tôi muốn mở một công ty do chính mình gầy dựng, làm chủ.
Thời gian đầu, với số tiền dành dụm và mượn bạn bè tôi mua được máy phay CNC đầu tiên. Có máy, tôi cố gắng hoàn thành tốt các đơn hàng nhỏ khách hàng đặt và tìm thêm nguồn hàng. Làm được bao nhiêu tiền tôi lại để dành tái đầu tư vào hệ thống máy móc để sản xuất. Sau năm năm thành lập, hiện công ty của tôi đã trang bị trên mười máy tiện, phay CNC và một số máy móc khác. Chúng tôi cũng liên kết với những đối tác có chung đơn hàng trong nước và những đối tác nước ngoài như Nhật Bản, Mỹ, Ý, Thái Lan...”.
Làm tốt tối đa trong khả năng của mình
Sau buổi hội thảo, chúng tôi đến thăm xưởng cơ khí của Phúc Thịnh trên đường Phạm Đăng Giảng, Q.Bình Tân (TP.HCM). Văn phòng của chàng giám đốc trẻ trưng bày những máy bay mô hình điều khiển từ xa rất đẹp. Cạnh đó là những loại linh kiện tinh xảo của máy bay này do công ty của Thịnh sản xuất. “Chúng tôi làm sản phẩm theo đơn đặt hàng. Những linh kiện máy bay mô hình này là của những người chơi đặt. Chúng tôi cũng cung cấp linh kiện đồ chơi cho khách hàng ở Thái Lan” - Phúc Thịnh chia sẻ.
Bên cạnh văn phòng công ty là nhà xưởng rộng vài trăm mét vuông. Ở đó, những nam công nhân trẻ mặc áo thun đen đồng phục công ty say sưa bên máy tiện, phay, bào cắt gọt kim loại. Trong tiếng máy chạy rè rè, tiếng cưa cắt kim loại, Thịnh đi kiểm tra từng sản phẩm, trao đổi với công nhân về công việc. Anh cho biết hầu hết công nhân làm việc ở đây đều tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng cơ khí và cả học viên thực tập. Lương tháng trung bình của công nhân 4-6 triệu đồng/người.
Những ngày đầu khi mới từ bỏ vị trí trưởng phòng thiết kế để “ra riêng”, Thịnh bảo lúc ấy tâm lý của mình “khác dữ lắm”. Phúc Thịnh kể: “Cái cảm giác tự làm chủ công việc của mình với tôi thật đặc biệt. Mua được cái máy đầu tiên tôi vật lộn với các đơn hàng từng ngày. Đơn hàng nhiều lên làm không xuể, tôi thuê một người rồi hai người, năm người... Giờ đây tôi thuê nhà xưởng ở đây để làm. Tiền máy móc tôi đầu tư tất cả đã 5 tỉ đồng”.
Nhìn lại chặng đường đã qua, chàng giám đốc trẻ bảo rằng mình luôn đam mê, hết mình trong công việc. “Hồi đi học tôi cũng luôn cố gắng để là người giỏi nhất lớp. Ra trường đi làm tôi cố gắng giỏi nhất công ty. Giờ mở công ty tôi luôn chú ý trau chuốt từng chi tiết, sản phẩm. Tôi luôn cố gắng làm tốt tối đa trong khả năng của mình...” - Thịnh đúc kết.
Ra trường được 10 năm, Thịnh bảo mình luôn ý thức về bổn phận, trách nhiệm của người đi trước đối với lớp đi sau. “Tôi đang nhận học sinh về thực tập với mục đích giúp các bạn làm quen môi trường làm việc chuyên nghiệp, có những kiến thức mà đôi khi ở trường không được học. Là người tuyển dụng, tôi luôn đặt đạo đức nghề nghiệp của ứng viên lên trước tiên rồi mới đến chuyên môn” - chàng giám đốc trẻ nói.
Sử dụng được tiếng Anh vì... xấu hổ
“Hồi mới ra trường tôi cũng chỉ biết sơ sơ tiếng Anh từ trường dạy, nhưng đi làm không sử dụng được bao nhiêu. Đến khi giao dịch với khách hàng ở nước ngoài cần phiên dịch bên cạnh, lúc đó mới thấy mình không nói được tiếng Anh rất xấu hổ nên tự học. Hiện công việc hằng ngày tôi cũng thường xuyên phải chat, email với khách hàng bằng tiếng Anh” - Phạm Nhật Phúc Thịnh kể.
SOURCE: TUỔI TRẺ

Chưa bao giờ startup và khởi nghiệp lại được nhắc đến nhiều đến thế. Trong thời gian gần đây, không dưới một lần Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng khẳng định TPHCM phải trở thành đô thị khởi nghiệp. Bên ly cà phê, nhiều người, nhất là các bạn trẻ say sưa trao đổi về những ý tưởng startup đầy tiềm năng. Nhưng liệu khởi nghiệp có chỉ toàn màu hồng? Có phải nhà sáng lập nào cũng trở thành triệu phú? Bên cạnh những startup thành công và truyền cảm hứng cho cộng đồng khởi nghiệp có không ít startup thất bại, để lại bài học đắt giá cho các nhà khởi nghiệp trẻ.

Beyeu.com và Deca.vn: những cái chết bất ngờ
Cuối năm 2015, cộng đồng khởi nghiệp chứng kiến cái chết yểu của hai website Beyeu.com và Deca.vn - những trang thương mại điện tử được hậu thuẫn bởi các đơn vị có tiềm lực.
Trong đó, Beyeu.com là sản phẩm của Project Lana - đơn vị sở hữu trang web Webtretho.com, website về phụ nữ có số lượng truy cập đứng đầu tại Việt Nam - và IDG Ventures. Tuy nhiên, thành công của Webtretho cũng không cứu được Beyeu.com khi nguồn tài chính cho dự án này dần cạn kiệt. Để rồi Beyeu.com phải đóng cửa cùng lời nhắn khiến cộng đồng startup không khỏi sốc: "Thương mại điện tử cần rất nhiều tiền. Nhiều công ty quyết định không đốt tiền nữa. Chúc may mắn cho những người đang tiếp tục cố gắng".


Trong khi đó, Deca.vn là đứa con của Công ty Cổ phần Quảng cáo trực tuyến 24h. Nếu Beyeu.com phải đóng cửa vì lý do tài chính, thì đại diện của 24h vẫn khẳng định: “Nguồn tài chính của 24h vẫn dồi dào”. Bởi vậy, việc Deca.vn chết yểu, cho dù đang có lượng truy cập không nhỏ, thậm chí từng được kỳ vọng sẽ là trang thương mại điện tử của Việt Nam có thể sánh kịp Lazada khiến nhiều người bất ngờ.
Bài học đầu tư trái ngành
Điểm chung dễ nhận thấy là cả Beyeu.com và Deca.vn đều thuộc các công ty chuyên về Publisher (24h sở hữu hai trang tin 24h.com.vn và Eva.vn, Project Lana là đơn vị chủ quản của Webtretho). Cả 24h và Project Lana đều là những đơn vị thành công trong lĩnh vực Publisher, nhưng đều thất bại khi đổ tiền vào thương mại điện tử. Điều đó chứng tỏ thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử không dễ như kỳ vọng của 24h và Project Lana, nhất là với những doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực E-commerce, cho dù đó là thị trường đầy tiềm năng.

Không chỉ có vậy, thất bại của Deca.vn còn khiến nhiều nhà khởi nghiệp phải suy nghĩ lại. Bởi trước đó hầu hết startup đều cho rằng: Nguồn vốn chính là vấn đề lớn nhất mà startup phải đối mặt. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng: Nếu có nguồn tài chính dồi dào, thì startup sẽ dễ dàng đi đến thành công. Deca.vn thất bại khi nguồn tài chính vẫn dồi dào đã để lại không ít băn khoăn, thắc mắc như: nội bộ lục đục, lãnh đạo không còn nhìn về một hướng, bế tắc trong chiến lược phát triển lâu dài... Dù rất khó có thể tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi trên, nhưng có thể khẳng định: Tiền không phải là yếu tố duy nhất quyết định thành công của startup. Nếu không chọn được mô hình kinh doanh phù hợp, dù có hàng triệu lượt truy cập và active users đi chăng nữa, sớm muộn cũng sẽ phải dời bỏi cuộc chơi.
Khác biệt hay là chết
Theo Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã đạt con số 4,08 tỷ USD. Với tiềm năng hiện có, không khó lý giải vì sao thị trường này đang diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ông lớn như: Adayroi.com, Sendo.vn, Lazada, Tiki... Vì thế, dù có tiềm lực về tài chính, nhưng thật khó để Project Lana hay 24h đấu lại với Vingroup, FPT hay GFG...
Khi thị trường thương mại điện tử vẫn là cuộc chiến khốc liệt với phần thắng sau cùng chỉ thuộc về những doanh nghiệp có khả năng theo đuổi cuộc chơi tài chính dài hạn thì một mô hình kinh doanh thiếu khác biệt sẽ khiến startup không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải rút lui khỏi thị trường. Bởi công thức quen thuộc: tạo lập website, tìm nhà sản xuất, nhà phân phối, ăn chia phần trăm với các nhà cung cấp rồi giới thiệu sản phẩm, marketing online mà không có bất kì sự khác biệt hay sự mới mẻ nào thì chắc hẳn khó có thể thu hút lượng lớn khách hàng. Khi đó, đóng cửa sẽ là điều khó tránh khỏi.



bài học đắt giá từ những dự án khởi nghiệp thất bại - ảnh 4

SOURCE: FUNDSTART.VN

02:15

Từ chối lời mời liên doanh béo bở của doanh nghiệp ngoại, vấp phải nhiều phản đối khi mua lại công ty thua lỗ nặng nề ở Mỹ, đi vào vùng chiến sự tại Iraq để tìm thị trường... là những thời khắc cân não của nữ CEO quyền lực nhất châu Á.

Nhiều khoảnh khắc sinh tử của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) qua 4 thập niên tồn tại đã phần nào hé lộ tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập của doanh nghiệp này, diễn ra vào tối 20/8 tại Hà Nội.
Chỉ xuất hiện trên sân khấu 2 lần, một cho lời chào bắt đầu chương trình và sau cuối - là những lời tri ân, song tại mỗi thước phim tư liệu, ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đều có mặt của Tổng giám đốc Mai Kiều Liên.
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên
Tổng giám đốc Vinamilk Mai Kiều Liên.
Giấc mơ sữa Việt
Công ty sữa - cà phê Việt Nam (tiền thân của Vinamilk) ra đời trong bối cảnh đất nước vừa thống nhất, rất cần nguồn dinh dưỡng phát triển thể lực trí tuệ, tầm vóc thế hệ trẻ.
"Đó là sứ mệnh, động lực tinh thần để tất cả thế hệ công nhân viên dồn tâm trí và sức lực xây dựng ngành sữa Việt Nam. Với mong ước dành cho thế hệ trẻ nguồn dinh dưỡng quý giá và khát vọng đưa sữa Việt đi khắp 5 châu đã thôi thúc chúng tôi tiếp tục lao động sáng tạo trong suốt 40 năm qua", bà nói.
Sau chiến tranh, ngành sữa Việt hoàn toàn không có gì, kể cả đàn bò. Máy móc, thiết bị cũ, mọi nguyên liệu đều phải ngoại nhập. Có 2 nhà máy công suất thiết kế 196 triệu tấn một năm, nhưng thực tế, Vinamilk chỉ sản xuất 8 triệu tấn. Một nhà máy phải đóng cửa vì không có nguyên liệu.
Những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, để có ngoại tệ nhập khẩu thiết bị máy móc, Vinamilk hợp tác với doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước. Sau khi giải quyết bài tốn vốn ngoại, phục hồi lại nhà máy sản xuất sữa trẻ em được công ty tính đến.
Nhanh chóng bỏ qua 2 nhà thầu nước ngoài bởi chi phí quá sức, trên dưới hơn 3 triệu USD, lãnh đạo công ty tìm đến đội ngũ giảng viên, kỹ sư tại các trường đại học kỹ thuật trong nước với gói hợp đồng thi công 500.000 USD - nhưng khi hoàn thiện chỉ mất 200.000 USD. Sau đó không lâu, nhà máy sản xuất sữa bột Việt Nam đầu tiên được vận hành.
Đối mặt hiểm nguy để tìm thị trường
Phát triển thị trường trong nước là trọng tâm trong giai đoạn đầu thành lập, nhưng sau khi ổn định thị phần, công ty tính chuyện xuất khẩu. Kế hoạch này đã hiện thực hóa vào năm 1997, đích thân bà Liên đi vào vùng chiến sự tại Iraq để có thể ký kết hợp đồng với đối tác.
Nhớ lại khoảnh khắc này, lãnh đạo Vinamilk cho biết sản phẩm có mặt tại Iraq được người dân tại đây sử dụng và chấp nhận, đó là cái được lớn nhất của lô hàng xuất khẩu đầu tiên. 
Từ năm 1997 đến nay, Vinamilk vẫn tiếp tục xuất khẩu với giá trị khoảng 300 triệu USD mỗi tháng, tăng trưởng trên 2 con số. Bà nói: "Cứ chỗ nào có cơ hội thì mình nắm bắt". Chính điều này đã giúp công ty nhanh chóng lọt vào danh sách 300 công ty năng động nhất châu Á, top 10 trong 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á...
"Cơ hội kinh doanh luôn hiện diện, nếu thị trường đã đầy đủ thì tìm ngách mà đi, tức là né những cái đối thủ đang có. Nếu những cái họ có mà mình làm tốt hơn thì vẫn có cơ hội", bà nói.
Từ chối liên doanh với đối tác ngoại
Cuối thập niên 90, Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Mua bán sáp nhập sôi động hơn bao giờ hết. Vinamilk cũng từng đứng trước thời khắc lựa chọn "bán mình" hay "giữ mình".
Nhớ lại quyết định từ chối liên doanh, bà Liên cho biết, nếu đối tác nắm 70% cổ phần, công ty còn 30% đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không còn tiếng nói trong điều hành.
Bà thừa nhận khi có đối thủ mạnh, công ty gặp khó khăn. Nếu chấp thuận lời đề nghị thì lương lãnh đạo rất cao nhưng thu nhập của công nhân lại không tốt.
Chính sách giữ nhân sự, đặc biệt là những người gắn bó lâu năm cũng là tiêu chí để lãnh đạo công ty nghĩ đến. "Chúng tôi phân tích và tranh luận với nhau rất nhiều lần trong suốt một năm rồi cuối cùng đồng thuận không liên doanh. Chúng tôi nghĩ thôi chịu khó là đối thủ, vất vả hơn nhiều nhưng là điều tốt để tất cả mọi người cùng vận động, cạnh tranh lành mạnh để thị trường sữa càng phát triển", bà kể lại.
Cơ hội cho doanh nghiệp khi Việt Nam gia nhập TPP
Theo bà Liên, trung bình mỗi người dân Việt Nam dùng 14-15 lít sữa một năm, trong khi đó ở châu Âu là 300 lít, Thái Lan và Malaysia 40-50 lít,
"Đây hẳn là thách thức nhưng cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp. Tôi mong muốn giới trẻ Việt Nam có thể đạt mức như các nước trong khu vực, mỗi ngày chỉ cần dùng khoảng 0,5 lít sữa hoặc các sản phẩm từ sữa để thể lực và trí tuệ cải thiện, để một thương hiệu Việt vươn tầm thế giới", lãnh đạo Vinamilk kỳ vọng.
Trước thách thức của sân chơi rộng lớn khi Việt Nam tham gia TPP và thuộc cộng đồng kinh tế ASEAN, hàng hóa ngoại nhập tràn lan đe dọa hàng nội địa, trong đó có sản phẩm sữa. Theo bà Liên, sữa ngoại bán ở Việt Nam cũng không rẻ hơn hàng nội địa bởi doanh nghiệp Việt có máy móc, thiết bị tự động hóa thậm chí còn cao hơn đối thủ. Vấn đề các doanh nghiệp sữa cần làm là duy trì chất lượng và phân phối. 5-10 năm tới, tỷ lệ sữa sản xuất tại Việt Nam đạt mức 50-60% là điều hoàn toàn có thể.
"Cứ khó là tôi lại phải nghĩ. Ngay như việc tận dụng đầu vào và đầu ra trong sản xuất sữa đặc độ khô không đảm bảo để làm ra sữa chua đem bán và lập quỹ công đoàn cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên cũng là kỷ niệm đáng nhớ. Tôi luôn trăn trở làm sao để có sản phẩm, công nhân có việc làm, thu nhập phải tăng lên", bà Liên chia sẻ.
Trải qua 4 thập kỷ, giấc mơ có sữa Việt của Vinamilk gần như đã hoàn thành, bản lĩnh giữ vững một thương hiệu Việt đã hoàn thành, nhưng theo bà Liên, còn đó những khát vọng để sữa là thứ thường trực trên bàn ăn mọi gia đình Việt.
Ghi nhận và đánh giá cao thành quả Vinamilk đạt được, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho rằng, công ty đã có quá trình hình thành phát triển vững chắc. Vinamilk là minh chứng cho sự năng động và vượt khó của doanh nghiệp Việt. Đây cũng là một trong những điển hình thành công trong thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp. Không chỉ nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty còn tiên phong trong việc đồng hành cùng xã hội bằng chính sản phẩm của mình, đặc biệt là trẻ em. Phó chủ tịch ghi nhận nỗ lực của hãng với Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam, Quỹ một triệu cây xanh Việt Nam...
Với những thành tích đạt được, tập thể cán bộ công nhân viên Vinamilk lần thứ hai được nhận Huân chương độc lập hạng Ba.
Trong năm 2016, Vinamilk đóng góp 20 tỷ đồng cho chương trình Sữa học đường, tương đương 4 triệu ly sữa cho các em mầm non và tiểu học. Tính từ 2009 đến nay, đã có 380.000 học sinh được thụ hưởng với tổng ngân sách trợ giá của công ty là 92 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, công ty tiếp tục gắn bó với cộng đồng thông qua Quỹ sữa vươn cao Việt Nam từ năm 2008 đến nay. Chương trình hướng tới trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước dưới sự chủ trì của Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam (Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội). Đến nay, hơn 373.000 trẻ em đã được thụ hưởng 30 triệu ly sữa với giá trị 120 tỷ đồng từ Vinamilk.
SOURCE: VNEXPRESS

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.