Một bạn học viên cũ của khóa quản lý giờ đã làm một doanh nghiệp riêng gọi điện hỏi tôi nên tìm npp sản phẩm nước đóng chai chuyên nghiệp ở đâu? Ý của bạn ấy là một người làm theo kiểu chuyên nghiệp, không cần phải người khác thúc đẩy, tận tâm làm cho mình từ A tới Z. với đối tác như vậy thì giá nào cũng có thể làm được. 

Đây cũng là câu hỏi mà nhiều người mới bước vào kinh doanh hay đặt ra. Có lẽ tư tưởng tìm kiếm "việc nhẹ lương cao" từ hồi chúng ta làm nhân viên vẫn mang nặng nên mới đưa ra câu hỏi với ngầm định có một hệ thống mà mình chỉ cần đẩy vào là nó tự chạy, mình không phải take care gì cả. Khổ nỗi, làm kênh phân phối chưa bao giờ dễ dàng như thế. 

Image result for TÌM NHÀ PHÂN PHỐI
Các rủi ro mà một doanh nghiệp SME muốn đưa hàng cho một nhà phân phối có thể liệt kê như sau:

1. Công ty phân phối nếu có hệ thống tốt thì họ đã tự phân phối hàng của mình chứ không phải trông chờ vào những mặt hàng từ bên ngoài đưa vào. Họ làm cho hãng khác không phải cho chính mình là có một lý do khác. Thường thấy ở Việt Nam, một doanh nghiệp làm tốt đã phát triển mạnh vẫn nhận làm phân phối cho công ty khác, thì ngoài lợi nhuận, công ty đó thường phải có thương hiệu mạnh để họ học hỏi thêm. Đó là trường hợp của Phú Thái làm cho P&G, Hương Thủy làm cho Phó mát con bò cười. Các công ty SME không biết điều này, cứ mải miết đi tìm hãng lớn nhờ họ phân phối giúp cho sản phẩm chưa có thương hiệu của mình thì một là bỏ lỡ thời cơ thâm nhập thị trường, hai là sẽ bị họ tận dụng cơ hội để ép uổng và chiếm dụng vốn!

2. Nếu nhà phân phối nhận hàng của công ty để làm và làm tốt, họ hoàn toàn có thể lấy thêm hàng khác cùng hoặc khác chủng loại để phân phối cùng để tối ưu hóa lợi nhuận. Vô hình chung, công ty đã tự trải thảm đỏ mời một đối thủ (trực tiếp hoặc gián tiếp) vào thị trường một cách thuận lợi để cạnh tranh với hàng của mình mà không hề biết! Và sẽ chỉ nhận ra điều đó khi đã quá muộn 

3. Nếu sản phẩm bán tốt thì sau đó, do các doanh nghiệp SME thường ít có kinh nghiệm quản lý địa bàn, nên sẽ không thể ép nhà phân phối theo đúng mức tăng trưởng của thị trường. Nếu thị trường đáng phải bán 4 tỷ/tháng thì nhà phân phối sẽ chỉ bán 2 tỷ một tháng. Không phải vì họ không làm được mà vì họ muốn công ty phải ưu đãi họ nhiều hơn để họ làm ít thôi vẫn có nhiều tiền.

4. Không bán được nhiều hàng có khi lại không hẳn là xấu, bán được nhiều hàng, danh tiếng của Npp gia tăng tại địa phương và họ sẽ không chia sẻ điều đó cho công ty. Chưa kể thông tin trên thị trường họ sẽ dấu nhẹm và công ty đứng từ xa mà không hề biết là thị trường đang diễn tiến ra sao. Đó là lý do mà tại các công ty liên doanh lớn họ phải có đội ngũ quản lý tại ngay địa bàn chứ không thể trông chờ hết vào cố gắng của NPP. Doanh nghiệp SME vừa do nguồn lực hạn chế, vừa do khả năng quản lý chưa tốt, dù có biết nguy cơ này cũng sẽ phải chấp nhận bỏ qua và lâu dần sẽ phụ thuộc vào NPP.

5. Do vận hành trong một “hộp đen” như vậy không có lộ thông tin ra bên ngoài, nên NPP làm gì với sản phẩm của công ty là điều khó nói. Họ hoàn toàn có thể dùng chúng làm sản phẩm khuyến mại cho một mặt hàng khác, kém chất lượng hơn nhiều. Sau một thời gian, sản phẩm giá trị tốt sẽ bị đồng nghĩa với hàng thấp cấp. Ngoài ra, việc nâng hạ giá theo kiểu quan hệ cá nhân của NPP và việc khó kiểm soát địa bàn của công ty sẽ làm thông tin về sản phẩm ngày càng nhiễu loạn.


Có quá nhiều rủi ro như vậy, chúng ta nên làm gì? ở Phần 2 xin phép được chia sẻ với anh/chị quan điểm của tôi dựa trên những gì mà tôi đã trải nghiệm. Hoặc hay hơn nữa, hy vọng gặp lại anh/chị trong sự kiện ngày 4/12 sắp tới của group Quản Trị và Khởi Nghiệp để chúng ta trao đổi nhiều hơn http://bigtime.vn/truong-gia-binh-fpt-chia-se-va-l-2640

SOURCE: FACEBOOK ĐỖ XUÂN TÙNG

Đăng nhận xét

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.