Thành tích nổi bật nhất của thời gian qua là Wake It Up đã xây dựng được khung quản trị công việc ban đầu. Nhiệm vụ này thực tế gian nan đến mức cả công ty đã đình chỉ hoạt động gần 2 tuần để reset lại hệ thống quản lý, training thành viên. Thế nhưng kết quả của nó lại khiến mình tự tin hết mức.
Thực tế, cơ chế quản trị là nỗi đau lớn của rất rất nhiều doanh nghiệp. Tình trạng chia bè kết phái tranh chấp chức vụ, nhân viên làm việc thiếu động lực, chây ì, đòi tăng lương bất hợp lý, cấp trên đì cấp dưới ... diễn ra ở rất nhiều nơi.
Ngay cả với các startup, nơi mà chế độ quan liêu chưa nhiều, thì chỉ cần tuyển thêm 1 vài nhân viên, 1 vài partime thôi là đã bắt đầu nảy sinh vấn đề rồi: các thành viên không xác định được vai trò của mình trong công ty, phân chia công việc và quyền hạn, chế độ lương thưởng, thậm chí là vấn đề cổ phần, quyền lợi. Quan trọng nhất là làm sao để nhân viên hăng hái làm việc, sáng tạo.
Lương không thể tăng mãi, cũng như chức cũng không thể lên mãi. Phạt nhiều rồi cũng sẽ vô tác dụng
Văn hóa doanh nghiệp là một giải pháp quan trọng, nhưng không phải là cách giải quyết triệt để nếu thiếu cơ chế quản trị tương ứng với văn hóa đó.
Những cuốn sách mình đã đọc tham khảo trong quá trình đi đến hệ thống ngày nay của Wake It Up là:
- "Tạm biệt cây gây và củ cà rốt" nói về việc tạo động lực lao động thông qua việc tạo sự tôn trọng, cảm giác cộng đồng, thành tựu và sự chân thành. Mô hình RESPECT với 7 yếu tố. Thay thế cho mô hình thưởng phạt truyền thống.

- "Tương lai của quản trị": Đây là cuốn sách quan trọng nhất, chỉ ra những yếu điểm của các nguyên tắc quản trị truyền thống như Chuyên môn hóa, Chuẩn hóa, Phân cấp bậc, Thưởng phạt. Cuốn sách đưa ra các ví dụ về những công ty có cách quản trị kỳ lạ nhưng lại hiểu quả bất ngờ như Whole Food, Gore, Google...
- "Xây dựng nhóm kinh doanh hiệu quả": Nói về cách hình thành các giá trị, nguyên tắc, kỷ luật chung trong nhóm, cách đối mặt với sự thất hứa hoặc vi phạm
- "Những cuộc đối đầu quyết định": Cuốn sách cực hay nói về cách mặt đối mặt để giải quyết các mâu thuẫn.
Bên cạnh đó là mô hình OKR đang được áp dụng tại Google, và V2MOM được áp dụng tại Saleforce (Nhắc tới trong cuốn Bí mật đằng sau điện toán đám mấy)

.............

Kết quả.
Cơ chế hiện nay của Wake It Up không còn các khái niệm kiểu Phòng Marketing, Phòng Sale hay Phòng hành chính. Trong số 6 nguyên tắc quản trị hiện tại của Wake It Up, nguyên tắc số 1 là các bộ phận được hình thành dựa trên mục tiêu và kết quả đầu ra. Điều này có nghĩa là 1 team sẽ chỉ được thành lập khi có 1 nhiệm vụ cụ thể với kết quả đầu ra có thể đo đếm được. Thế là thay vì có 1 team marketing tổng, WIU có các team với tên gọi như Team Reception, Team doanh nghiệp, Team Kết Nối, Team Chăm sóc và báo cáo, Team truyền thông dự án, Team Fanpage. Mỗi team đều có công việc vô cùng rõ ràng với mục tiêu cụ thể.
Bên cạnh đó, WIU cũng không có các chức vụ cụ thể. Các team tự bầu lead của mình thông qua cơ chế bình chọn hàng tháng, và các thành viên được tự do lựa chọn team của mình, thậm chí gia nhập nhiều team 1 lúc, miễn là thuyết phục được các thành viên khác trong team đồng ý. Vị trí leader được quyết định bởi sự tin tưởng của các thành viên chứ không phải thâm niên làm việc hay số tuổi. 

........
Mặc dù chỉ là hình thức ban đầu, nhưng có thể nói là không khí làm việc của cả đội đã khác biệt rất nhiều, đặc biệt là việc hiểu rõ điều mình cần làm, điều mình cần đạt được.
Feeling ok and rất sẵn lòng chia sẻ trải nghiệm này với các anh em.


SOURCE: FACEBOOK HOÀNG ĐỨC MINH
Nhãn:

Đăng nhận xét

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.