Theo Brett Fox - cựu CEO Công ty Touchstone Semiconductor chuyên sản xuất hàng điện tử, nhà lãnh đạo nên tạo thói quen tiết kiệm ngay cả khi họ có khả năng chi trả cao hơn.
Mới đây, diễn đàn hỏi đáp nổi tiếng Quora.com đã đặt vấn đề "Sai lầm lớn nhất về tiền bạc mà các doanh nghiệp nhỏ thường mắc phải là gì?" thu hút đông đảo ý kiến đóng góp của độc giả, nổi bật trong số đó là các nhận định rút ra từ bài học thực tế của các doanh nhân tham gia diễn đàn.
Dưới đây là lời khuyên của Brett Fox về những điều doanh nghiệp nhỏ nên và không nên tiết kiệm, được trang Inc-asean trích dẫn từ diễn đàn trên:
3 điều nên tiết kiệm:
1. Mua đồ nội thất đã qua sử dụng, hoặc dùng đồ miễn phí
Fox cho biết 20 bộ vách ngăn bàn làm việc đầu tiên mà công ty ông mua chỉ tốn vỏn vẹn 500 USD và trong lần mua sắm kế tiếp, cửa hàng đồ cũ đã tặng miễn phí cho công ty. "Dù kiểu dáng của chúng không đồng bộ với nhau nhưng ai quan tâm đến chuyện này chứ", Fox nói.
2. Mua máy móc, thiết bị đã qua sử dụng
Dù là hàng đã qua sử dụng (secon-hand) nhưng có không ít thiết bị, máy móc còn hoạt động rất tốt nếu bạn am hiểu về chúng. Fox cho biết công ty của ông đã tiết kiệm được một khoản kha khá nhờ cách làm này.
3. Tạo thói quen tiết kiệm
Nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng hình thành được thói quen này. Hãy đặt ra những nguyên tắc chung về tính tiết kiệm ngay cả khi bạn có thể chi tiêu nhiều hơn. Các nhân viên sẽ nhận ra điều đó và bắt đầu nghĩ theo hướng tiết kiệm tiền bạc giống bạn.
Tuy nhiên, đối với những thứ có giá trị cao nhưng đem lại giá trị lâu dài, to lớn cho công ty thì bạn không nên quá keo kiệt vì chúng xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra, theo Fox.   
4 điều không nên tiết kiệm
Bằng kinh nghiệm sản xuất mặt hàng công nghệ của mình, Fox đưa ra những lời khuyên cụ thể cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này:
1. Thuê những kỹ sư giỏi nhất mà công ty có thể
"Trong lĩnh vực của chúng tôi, kỹ sư có trình độ tay nghề cao vốn khá khan hiếm. Do đó, để đạt kết quả tốt nhất, chúng tôi luôn làm hết những gì cần làm và có thể làm, bao gồm việc trả lương tương xứng cho nhân viên", ông cho biết.
2. Mua phần mềm và công cụ phù hợp công việc 
Việc phát hành một sản phẩm điện tử tốn khá nhiều chi phí nhưng chúng xứng đáng với kết quả đạt được sau này, do đó bạn nên đầu tư các phần mềm, công cụ hỗ trợ ngay thời gian đầu. "Chúng tôi không bao giờ keo kiệt với những công cụ mà kỹ sư cần", Fox nói.
3. Chăm sóc sức khỏe nhân viên
Con người là tài nguyên quý giá nhất của công ty và việc bạn quan tâm, chăm sóc sức khỏe nhân viên cũng là một cách khiến họ gắn bó lâu dài với công ty và giữ vững năng suất làm việc.
4. Chi phí quảng cáo
Quảng cáo là cách giúp nhiều người biết đến công ty của bạn. Do đó, đừng vì tiết kiệm một khoản chi phí nhỏ trước mắt mà bỏ đi số lợi nhuận lớn sau này.
SOURCE: DOANH NHÂN SÀI GÒN
Nhãn:

Đăng nhận xét

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.