tháng 9 2016

05:46

- Bạn đang khởi nghiệp trong lĩnh vực Nông Nghiệp? 
- Ban không biết áp dụng kiến thức, công cụ đổi mới sáng tạo vào mô hình kinh doanh của mình như thế nào?
- Bạn đang gặp khó khăn trong việc xây dựng mô hình kinh doanh có tính khả thi? 
- Bạn không hình dung, cũng không thể tiếp cận được với những người (cố vấn, nhà đầu tư, chuyên gia, …) có thể đồng hành cùng quá trình khởi nghiệp của mình?
- Bạn nghe rất nhiều về “hệ sinh thái khởi nghiệp”, nhưng ý nghĩa từ này là gì? Startup mình đóng vai trò như thế nào trong đây? Tôi được hỗ trợ ra sao?



Angels 4 Us kết hợp cùng Saigon Innovation Hub (SiHUB), một sáng kiến hỗ trợ đổi mới sáng tạo và xây dựng cộng đồng khởi nghiệp theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, dưới sự chủ trì của Sở Khoa Học & Công Nghệ Tp. HCM. SiHUB làm vai trò kết nối để cộng đồng khởi nghiệp, các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp tiếp cận được với nguồn lực công từ Sở KH & CN, cũng như các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp trong & ngoài nước.



Từ 12/9/2016, chương trình [A4U_Agri Coaching] bắt đầu mời các startup (đặc biệt trong mảng nông nghiệp) tham gia chuỗi hội thảo "Đưa Startup Nông Nghiệp – Tiếp Cận & Tận Dụng Các Hỗ Trợ Từ Cộng Đồng Khởi Nghiệp Tp. HCM" gồm 10 buổi hội thảo định kỵ vào sáng T7 hằng tuần, 8:30 - 11:00 tại Saigon Innovation Hub. Hội thảo đầu tiên diễn ra vào ngày 17/09/2016, với Chủ đề: VÒNG ĐỜI PHÁT TRIỂN DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP LÀ GÌ? (Startup của tôi nằm ở giai đoạn nào? Nên ứng dụng công cụ, kiến thức nào để xây dựng startup của mình phù hợp đặc thù từng giai đoạn phát triển?)




Bạn sẽ được gì khi tham gia chương trình?



1. 10 buổi hội thảo định kỳ, sáng T7 hằng tuần, bao gồm những nền tảng kiến thức/kinh nghiệm về: 
- Vòng đời phát triển của một dự án khởi nghiệp là gì?
- Ở mỗi giai đoạn trong vòng đời này, nhà khởi nghiệp nên làm gì, áp dụng kỹ thuật nào, tiếp cận các kênh hỗ trợ từ tổ chức/cá nhân nào là phù hợp?
=> Từ đó, được chính những nhà khởi nghiệp, những chuyên gia từng trải tư vấn chuyên sâu, được giới thiệu làm việc trực tiếp với các phòng lab, chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, các vườn ươm, các chương trình tăng tốc khởi nghiệp, chính phủ, tổ chức chứng nhận công nghệ…



2. Sau chuỗi 10 hội thảo, có cơ hội trở thành thành viên của mạng lưới Angels 4 Us; để từ đó chính thức tiếp cận nguồn lực của chúng tôi, thông qua việc được: 
- Nhóm các chuyên gia hỗ trợ cố vấn, huấn luyện trực tiếp & liên tục
- Tiếp cận với mạng lưới các nhà đầu tư cá nhân
- Nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp khác trong & ngoài nước



3. Huấn luyện (coaching) là hình thức rất hữu hiệu để Angels 4 Us giúp startup phát triển & tăng trưởng. Hiệu quả của việc huấn luyện các startup áp dụng các công cụ, kiến thức đổi mới sáng tạo theo chuẩn phổ biến của thế giới, kết hợp với cố vấn kinh nghiệm bản địa đã được chứng minh tại Việt Nam qua thành công của chương trình tiên phong Innovation Accelerator Program của IPP (Chương trình Đối Tác Đổi Mới Sáng Tạo của chính phủ Việt Nam & Phần Lan).
Chính những điều kiện môi trường, kinh nghiệm, kiến thức & nguồn lực của chúng tôi cho phép chúng tôi “hiểu” & “biết” cách giúp các startup phát triển.



Đăng Ký Ngay qua link: goo.gl/n2lFMm



Lưu ý khi đăng ký tham dự 10 buổi hội thảo:
- Vì số lượng có hạn nên mỗi đơn vị/cá nhân chỉ được đăng ký nhiều nhất 4 buổi/10 buổi hội thảo.
- Phí tham dự: 60,000 VNĐ/hội thảo
- [Thời gian chốt đăng ký chương trình]: 12h tối ngày 15/9/2016.
- Buổi hội thảo đầu tiên sẽ được diễn ra vào lúc 8:30 - 11:00 sáng, ngày 17/09/2016, tại Saigon Innovation Hub, 273 Điện Biên Phủ, P. 7,Q. 3.
- Bạn vui lòng xác nhận email tham dự hội thảo sau khi đăng ký.

SOURCE: A4U COACHING

05:38
Câu chuyện này cho thấy sức mạnh khủng khiếp của lời nói. Đặc biệt là trong giao tiếp kinh doanh, chỉ cần một chút khéo léo đã có thể tạo ra ưu thế so với đối thủ.
----------


Khi khách hàng vào tiệm A, cô phục vụ rất nhiệt tình mời chào, sau khi múc cháo vào tô, cô luôn hỏi: “Anh/chị có thêm trứng không ạ?” Có khách hàng trả lời có, có khách thì nói không, nói chung là mỗi nhóm một nửa.


Còn khi khách hàng vào đến quán B, cô phục vụ cũng nhiệt tình chào đón, nhưng khi múc cháo vào tô, cô lại hỏi: “Anh/chị thêm một trứng hay hai trứng ạ?”


Người thích ăn trứng thì sẽ gọi hai trứng, người không thích ăn thì chỉ gọi một trứng. Cũng có người không thêm quả trứng nào, nhưng số này rất ít. Chính vì vậy, sau mỗi ngày kinh doanh, quán B đều bán được nhiều trứng hơn quán A, doanh số và lợi nhuận vì thế cũng cao hơn quán A.


Trong tâm lý học có một cụm từ gọi là “HIỆU ỨNG THẢ NEO”: Khi một người đang trong quá trình ra quyết định thì tư duy của họ thường bị ảnh hưởng bởi thông điệp đầu tiên mà họ có được.


Thông điệp đầu tiên này giống như chiếc neo được thả xuống biển vậy, nó cố định tư duy của chúng ta hướng về một nơi nào đó. Ở quán A, khách được hỏi để chọn giữa "Có" (thêm trứng) hay "không" và quán B thì "Thêm một" hay "hai trứng".


Vấn đề nằm ở chỗ đó, khi thông điệp đầu tiên này khác nhau, thì khách cũng sẽ bị ảnh hưởng và ra quyết định khác nhau.


SOURCE: CỘNG ĐỒNG KHỞI NGHIỆP VIỆT NAM - YUPPIES

Like many environmentally minded business owners, Tom Bowman wanted to cut pollution at his company. His exhibit and trade-show booth design firm had switched to more energy-efficient printers, cut back on air travel for the 10-person staff and upgraded to a more efficient air-conditioning system. While the new system cost about $7,000, it also slashed Bowman Design Group's utility expenses by 65 percent. 
Bowman was pleased with the results but also wanted to go deeper and learn if he was fully addressing his company's impact on the environment. He decided to conduct a carbon footprint analysis through the Climate Registry, a nonprofit group that monitors greenhouse gas emissions. Remarkably, the analysis showed focusing on the office in Signal Hill, Calif., ignored most of the problem. The majority of the company's carbon emissions were caused by his clients shipping heavy booths cross-country to trade-show and museum exhibitions. He learned that even small changes to shipping practices make a significant difference.
"Using a more modern trucking fleet can be 20 percent more energy efficient," Bowman says. "Pad-wrapping exhibits instead of putting them into bulky crates can save another 20 percent."
Few companies consider the full spectrum of their environmental impact, says Anant Sundaram, a professor at the Tuck School of Business at Dartmouth University who teaches a course on business and climate change. A carbon footprint analysis can create a more complete picture and provide a blueprint for reducing the load. While major corporations might hire an expert firm to conduct a customized and highly detailed evaluation, most small businesses use more affordable online survey tools. Bowman paid $400 for his Climate Registry analysis, which asked a series of questions about his business, facilities, miles driven, and types and quantities of energy use.
There are three types of emissions a carbon footprint analysis examines, Sundaram says:
  1. Direct fuel consumption, such as gas burned by employees commuting and driving cars on company business
  2. The pollution emitted from the electricity that powers your store or office
  3. The indirect emissions associated with the business, such as the impact of mining necessary raw materials for manufacturing or the fuel used to ship goods to stores and out to customers
Many businesses have directed their carbon-cutting efforts toward the first two types because they are easier to measure, says Sundaram. For instance, the U.S. Environmental Protection Agency offers a guide that shows how much pollution is emitted by region to create electricity. Because electricity is generated in different ways in different areas, with coal widely used in the Northeast and wind power more common in California, each section of the grid has its own recognized pollution load.
It's more difficult to figure out the environmental impact of indirect emissions associated with creating and shipping the products that line your shelves. After seeing the results of his carbon footprint analysis, Bowman began tackling his clients' inefficient shipping routes.
For example, Bowman realized that one of his trade-show customers attended three shows a year in three far-flung cities around the U.S., clocking substantial trucking miles to transport his booth to each show and then back to headquarters. Instead of going back and forth, he and the client came up with a plan to store the booth at a warehouse near each show until the next event.
By shipping the booth on a triangular route rather than on three round-trips, the exhibitor was able to slash shipping miles and cut emissions more than 60 percent. Bowman says he's also helped clients plan better to avoid pricey and polluting last-minute air-freight deliveries of brochures and other show materials.
Several online assessment tools enable small-business owners to create a carbon-use snapshot to serve as a baseline for improvement, says Chris Jones, lead researcher for the Renewable and Appropriate Energy Laboratory's CoolClimate Network program at the University of California, Berkeley. With CoolClimate's calculator, you input information about your business size and type and then receive a quick estimate of your carbon use. Other widely used online tools include those from the Greenhouse Gas Protocol and Carnegie Mellon University's Economic Input-Output Life Cycle Assessment.
What's more, some trade organizations such as the National Retail Federation have developed industry-specific tools. Check your industry's associations to see if they have useful benchmarks or resources.  
Once you've completed a carbon footprint analysis, consider how your business can cut its shipping emissions. In short: Use heavier loads and more efficient modes, says Jeff Karrenbauer, president of supply-chain software and consulting firm Insight Inc.
"The worst for carbon output is small parcel shipments by air," Karrenbauer says. Trucks and railroads create less pollution than fuel-guzzling airplanes, he says. Fewer, heavier ground shipments will also expend less fuel than more frequent light loads, since trucks with partial loads from different customers make more stops and tend to have less efficient routes. He suggests shipping full truckloads or railroad carloads. If you don't have enough goods for a full shipment, consider teaming up with other local businesses to create one from your town.
If you have shipments going to several different locations in one region, another carbon-saving technique is to send one truck to the region and then parcel out the specific deliveries to a local carrier, says Karrenbauer. For example, running a single truck with goods from an Oregon warehouse out to Boston and then splitting up deliveries for the Northeast will substantially reduce emissions compared with sending several small deliveries all the way from Oregon. 
SOURCE: ENTREPRENEUR.COM

01:32
Chúng ta luôn bị lệ thuộc vào thói quen, đặc biệt là thói quen mua sắm và tiêu dùng. Chúng ta thuộc lòng vị trí những món đồ mình yêu thích trong cửa hàng, và luôn tin rằng chúng sẽ vẫn hữu dụng từ năm này qua năm khác. Trên thực tế, nghiên cứu chỉ ra rằng ở Mỹ, người ta lựa chọn giống nhau đến 150 món đồ, chiếm tới 85% đồ gia dụng.
Rất ít người trong số chúng ta ưa thích sự thay đổi. Đó là cả một quá trình để có thể khiến một ai đó tin tưởng và lựa chọn một thương hiệu chưa có tiếng tăm. 

Khi khách hàng muốn tung ra một sản phẩm mới, muốn tiến ra một thị trường khác hay mở thêm chi nhánh, họ sẽ vướng phải rất nhiều bất lợi và khó khăn. Hãy thử hình dung: chỉ có 3% hàng tiêu dùng có thể vượt qua chỉ tiêu doanh số bán hàng được đề ra đối với một sản phẩm mới thành công.
Việc có rất nhiều sản phẩm mới được ra mắt không thành công, đi kèm với các tính năng rườm rà, không cần thiết một phần là do sự thiếu hụt các công trình nghiên cứu. Người sáng lập và quản lí thương hiệu cảm thấy sản phẩm đó sẽ là một thành công, nhưng đó chỉ là trực giác của họ, và đôi lúc trực giác không đúng với thực tế. (Clairol đã dựa vào trực giác rồi tung ra sản phẩm Dầu gội đầu “Touch of Yogurt” và không ít người đã cho rằng sản phẩm này là một loại đồ ăn sáng).
Việc tìm ra liệu một sản phẩm có thể thành công vượt mức dự đoán ban đầu chỉ là chuyện kinh doanh thông thường. Với việc nghiên cứu thị trường, bạn sẽ xác định được rõ ràng liệu cơ hội có tồn tại hay không, làm thế nào để xác định được vị trí của sản phẩm hay dịch vụ trên thị trường, hay khách hàng nghĩ gì sau khi sản phẩm được tung ra.
Nếu bạn lo lắng về thất bại và cần phải thu thập thông tin hay ý kiến để cân nhắc xem liệu sản phẩm mới của bạn, những tính năng hay địa điểm mới có thành công hay không thì hãy bắt đầu bằng việc đầu tư vào nghiên cứu thị trường bằng những công cụ và nguồn lực dưới đây.
Giá: Miễn phí
Bạn luôn mong muốn có thể biết được xu hướng của người tiêu dùng trong các mùa khác nhau, vào các ngày lễ và những dịp đặc biệt khác? Think With Google’s Marketer’s Almanac sẽ đưa đến cho bạn những thông tin thú vị về xu hướng tìm kiếm và mua sắm của mọi người.
Giá: miễn phí
American Fact Finder là nơi bạn có thể tìm kiếm dữ liệu điều tra dân số Hoa Kì. Bạn có thể lọc theo độ tuổi, thu nhập, năm, chủng tộc và địa điểm sinh sống.
Giá: miễn phí
County Business Patterns cung cấp những thông tin về rất nhiều loại hình kinh doanh ở nhiều vùng khác nhau trên đất nước.
Giá: Miễn phí
Business Dynamics Statistics thu thập dữ liệu điều tra dân số và cho phép bạn tra cứu dữ liệu kinh tế về việc tạo việc làm, khởi nghiệp, ngừng hoạt động, bắt đầu kinh doanh, mở rộng kinh doanh hay cả đóng cửa doanh nghiệp.
Giá: Miễn phí
FedStats đưa đến một diễn đàn luôn được cập nhật phục vụ việc tìm kiếm dữ liệu từ các cơ quan liên bang, bao gồm lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục, giao thông và năng lượng. 
Giá: Miễn phí
Nielsen's MyBestSegments cung cấp cho các nhà nghiên cứu những công cụ để hiểu rõ thông tin nhân khẩu cũng như thói quen và lối sống của một khu vực. Bạn có thể biết được khu vực nào sẽ thích hợp nhất với chiến dịch tung ra sản phẩm, liệu có đối thủ cạnh tranh ở gần hay không và xu hướng trong khu vực đó đã thay đổi như thế nào.
Giá: Miễn phí cho gói Basic, $26/tháng cho gói Select, $25/tháng cho gói Gold, $85/tháng cho gói Platinum
SurveyMonkey là một công cụ hữu hiệu để tạo ra những cuộc khảo sát chuyên sâu, từ đó sẽ giúp bạn dễ dàng hiểu được thị trường và xu hướng của người tiêu dùng. (Tìm hiểu thêm cách tạo một khảo sát thị trường tại đây.
Giá: Miễn phí cho gói Basic, $35/tháng cho gói Pro, $70/tháng cho gói Pro+
Mỗi lần Typeform cho hiện lên màn hình một câu hỏi khảo sát, và bạn có thể đưa nhiều đáp án đi kèm hình ảnh. Typeform là một công cụ rất dễ sử dụng, được tối ưu hóa cho điện thoại và vô cùng thích hợp cho việc thu thập phản hồi.
9. Survata
Giá: $1/phản hồi cho gói Basic, $2.50/phản hồi cho gói Extended
Survata cũng là một công cụ để bạn xây dựng khảo sát, nhưng điểm đặc biệt là bạn có thể xác định được đối tượng mục tiêu. Nhân viên của Survata sẽ duyệt qua câu hỏi khảo sát của bạn, vì vậy dù bạn không phải là một nhà nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp, bạn vẫn có thể thu về được những câu trả lời chất lượng và hữu ích.
10. Loop11
Giá: $158/tháng cho gói Micro, $410/tháng cho gói SMB, $825/tháng cho gói Enterprise
Loop11 là một dịch vụ kiểm tra được khả năng sử dụng, cho phép bạn kiểm tra cả trang web của đối tượng cạnh tranh và hầu như tất cả các trang web. Bạn có thể tạo một biểu mẫu và mời mọi người dùng thử thông qua chính trang web của bạn hoặc thông qua một dịch vụ của đối tác, ví dụ như Cint.
Giá:  Có nhiều gói đa dạng (từ $2900/năm cho 1 phiên sử dụng)
Userlytics cung cấp một nền tảng để thu thập ý kiến của người dùng về ứng dụng di động, videos, quảng cáo,... Công cụ này đưa lại cả bản webcam lẫn bản thu màn hình, từ đó bạn có thể dễ dàng so sánh câu trả lời của người dùng với phản ứng của họ trên video để hiểu rõ hơn họ đang tương tác với sản phẩm của bạn như thế nào.
12. Temper
Giá: $12/tháng cho gói Hobby, $49/tháng cho gói Pro, $89/tháng cho gói Business, $199/tháng cho gói White Label
Đôi lúc bạn cần những thử nghiệm "mộc" để có thể thấy rõ được phản ứng của người tiêu dùng. Temper cho phép bạn tạo ra câu hỏi, lấy một đoạn mã và đưa lên trang web của chính bạn. Temper đưa ra rất nhiều biểu tượng cảm xúc như mặt cười, mặt mếu hay mặt cau có để người dùng có thể dễ dàng để lại nhận xét của mình.
13) MakeMyPersona
Giá: Miễn phí
MakeMyPersona là một công cụ web tương tác sẽ đưa ra diện mạo khách hàng của khi bạn trả lời các câu hỏi về khách hàng lí tưởng của mình. Công cụ này cũng cung cấp rất nhiều hướng dẫn trong suốt quá trình nên sẽ rất dễ cho bạn để sắp xếp được những thông tin về đối tượng lí tưởng của bạn.
14) Ubersuggest
Giá: Miễn phí
Ubersuggest là một công cụ đơn giản để nghiên cứu nội dung và từ khóa. Bạn đưa vào một cụm từ và Ubersuggest sẽ trả về cho bạn một danh sách xếp theo thứ tự bảng chữ cái rất dài về những từ khóa đi kèm.
15) Pew Research Center
Giá: Miễn phí
Từ điều kiện kinh tế cho tới thái độ chính trị và cả việc sử dụng phương tiện truyền thông, trang web của Pew Research Center đều có vô số nghiên cứu miễn phí để bạn có thể hiểu hơn về thị trường bạn đang nhắm đến. Hơn thế nữa, trang web này có cả một giao diện rất đẹp và cả những biểu đồ tương tác đưa ra những dữ liệu chi tiết hơn khi bạn đưa chuột vào từng yếu tố.
16) Social Mention
Giá: Miễn phí
Social Media là một công cụ tìm kiếm phương tiện truyền thông thời gian thực, giúp bạn hiểu hơn về xu hướng trên mạng của những khách hàng tiềm năng. Hãy thử tìm kiếm một keyword, Social Mention sẽ cung cấp cho bạn những bài đăng trên mạng xã hội chứa những keyword đó và cả những keyword có liên quan và những thông tin bên lề.
17) HubSpot Research
Giá: Miễn phí
Bạn muốn biết lượng truy cập trang web khác nhau như thế nào theo từng ngành công nghiệp, hay quảng cáo hiệu quả ra sao ở những khu vực khác nhau trên thế giới? Bạn đã có HubSpot Research. Ngoài việc có thể xem những báo cáo nghiên cứu miễn phí, bạn còn có thể sử dụng công cụ xây dựng bài thuyết trình của HubSpot Research để có thể dễ dàng trình bày số liệu và biểu đồ thành một trang thuyết trình tùy chỉnh.
Bài báo này được đăng lần đầu trên Agency Post vào tháng 3 năm 2015 và đã được chỉnh sửa, cập nhật để cải thiện độ chính xác và toàn diện.
SOURCE: BLOG.HUBSPOT.COM

08:22
Sự kiện "Bản quyền công nghệ và Thành lập công ty tại Singapore - Những điều còn chưa biết ?" dành riêng cho cộng đồng startup, đồng tổ chức bởi UP Co-working Space, CMC Telecom và quỹ đầu tư Bright Capital (Singapore) nhằm giải đáp những khúc mắc về hai vấn đề nóng hổi hiện nay. 

Khách mời: Đại diện Microsoft, Đại diện Startup Việt Nam, Đại diện quỹ đầu tư Bright Capital, và còn có sự góp mặt của gần 20 nhà đầu tư thiên thần đến từ Singapore. 

Nội dung:
- Tọa đàm: Vấn đề Bản quyền công nghệ trong công ty khởi nghiệp về IT
- Những ưu đãi của Singapore dành cho các startup công nghệ & Dịch vụ hỗ trợ thành lập công ty tại Singapore
- Tọa đàm: Có nên hay không việc đăng ký kinh doanh tại nước ngoài ?

Thời gian: 6PM - 9PM ngày 16/9 (Thứ Sáu)
Địa điểm: UP Co-working Space, tầng 8, tòa nhà Kim Khí Thăng Long, số 1 Lương Yên, Hà Nội

ĐĂNG KÝ NGAY TẠI: http://bit.ly/UPcmcbright

Ngày 5/9, ông André Vallini, Quốc vụ khanh phụ trách Phát triển và Pháp ngữ đã có buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội về việc hợp tác trong lĩnh vực môi trường và chất lượng không khí tại Thủ đô. 
        Tại buổi làm việc, hai bên đã ký kết “Hợp đồng dịch vụ tư vấn Dự án hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội” trị giá 120.000 euro.
 
Ký kết hợp đồng dịch vụ tư vấn Dự án hỗ trợ kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ký kết hợp đồng dịch vụ tư vấn Dự án hỗ trợ kỹ thuật Nghiên cứu
đánh giá hiện trạng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội.
 
        Ông André Vallini là quan chức tháp tùng Tổng thống Cộng hòa Pháp Francois Hollande trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 5-7/9. 
        Ông nhận định, chuyến thăm của Tổng thống Francois Hollande sẽ mở ra cơ hội lớn để hai nước hợp tác, phát triển trên mọi mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế-xã hội. 
        Cũng trong dịp này, Cơ quan phát triển Pháp (AFD) về ứng phó với biến đổi khí hậu đã có kế hoạch hợp tác với Hà Nội để quy hoạch đô thị, phát triển bền vững cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến sự ấm lên của khí hậu toàn cầu, ông André cho biết. 
        Thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những thành quả của Pháp và những tình cảm, sự hợp tác, hỗ trợ ngày càng lớn mạnh mà nước bạn dành cho Việt Nam và Thủ đô Hà Nội. 
        Ông Nguyễn Đức Chung gửi lời cảm ơn đến Chính phủ nước Cộng hòa Pháp, Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội và đặc biệt là Công ty Air Parif đã giúp đỡ Hà Nội xây dựng dự án quan trắc không khí trên địa bàn thành phố.
        Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố nhận định, vấn đề ô nhiễm không khí của Hà Nội đã đến mức báo động, cần đưa ra biện pháp cải thiện kịp thời. Bởi vậy, dự án quan trắc không khí của Công ty Air Parif là một dự án rất có ý nghĩa với Thủ đô Hà Nội nói riêng, với Việt Nam nói chung, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ và hành động cụ thể của Chính phủ Pháp trong phát triển quan hệ Việt-Pháp.
        Hiện Hà Nội đang gấp rút triển khai dự án tuyến đường sắt trên cao Nhổn-ga Hà Nội. Dự án này có liên quan đến gói thầu số 6 của các nhà thầu Pháp. 
        Đây là gói thầu quan trọng quyết định tiến độ thi công dự án. Thành phố Hà Nội đề nghị Chính phủ Pháp tăng cường các biện pháp hỗ trợ để dự án sớm hoàn thành và đi vào hoạt động. 
        Sau buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung và ông André Vallini, Quốc vụ khanh Pháp đã chứng kiến Lễ ký kết hợp đồng chính thức cung cấp dịch vụ giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Air Parif, Hiệp hội kiểm tra chất lượng không khí của vùng Ile de France về “Hợp đồng dịch vụ tư vấn Dự án hỗ trợ kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội.”
        Dự án được Đại sứ quán Pháp và Cơ quan phát triển Pháp (AFD) hỗ trợ nguồn kinh phí 120.000 euro trích từ Quỹ Nghiên cứu và Tăng cường năng lực (FERC) của AFD./. 

SOURCE: CETAC.GOV.VN

08:12
"KINH TẾ VIỆT NAM THỜI HỘI NHẬP - GÓC NHÌN CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP BRVT"
Diễn giả: 
TS. Lê Đăng Danh - chuyên gia kinh tế, thành viên Uỷ ban chính sách phát triển của Liên Hiệp Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Quản Lý Kinh Tế TW. 
Thời gian: 8h00 ngày 09/9/2016 
Địa điểm: Hội trường C1, Trung tâm Hội nghị tỉnh BRVT, số 11 Trường Chinh, P. Phước Trung, TP Bà Rịa.

Phí: miễn phí
Doanh nghiệp đăng ký số lượng tham dự trước ngày 7/9/2016 nhé, để BTC chuẩn bị khâu tổ chức, hậu cần và chuẩn bị tài liệu cho chu đáo.
Kính chúc sức khoẻ và tuần mới nhiều niêm vui!
Trân trọng!

SOURCE: DOANH NHÂN TRẺ VŨNG TÀU

Bên lề chuyến viếng thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Cộng hòa Pháp Francois Hollande tới Việt Nam, chiều 5/9, cộng đồng start-up Việt đã có buổi gặp gỡ và trao đổi với doanh nhân, khách mời đến từ Pháp.
Chia sẻ trong buổi gặp gỡ, ông Philippe Varin, Chủ Tịch Hội Đồng Quản trị tập đoàn Areva, cựu CEO của tập đoàn xe hơi danh tiếng PSA Peugeot Citroën đánh giá tích cực về mối quan hệ giữa Việt Nam và Pháp. Theo ông Philippe, cán cân thương mại giữa 2 nước đang khá chênh lệch theo hướng có lợi cho Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp Việt nên chú trọng và tận dụng cơ hội xuất khẩu các mặt hàng sang Pháp.
Cựu CEO của Peugeot gợi ý rằng hiện nay các tập đoàn lớn nhất của Pháp đều có mặt tại Việt Nam. Vì vậy, các doanh nhân khởi nghiệp nên thiết lập mối quan hệ với các tập đoàn này. Điều đó sẽ có lợi cho cả hai bên.
"Các tập đoàn lớn đang có xu hướng kết nối với các start-up, các doanh nghiệp mới thành lập để mở rộng hoạt động kinh doanh", ông Philippe nói. Vị doanh nhân cũng cho biết các tổ chức kinh tế Pháp đang tích cực kết nối các start-up Việt với các tập đoàn lớn của Pháp.
Ông Christian de Ruty
Trong khi đó, ông Christian de Ruty - người sáng lập tập đoàn Openasia, một doanh nhân Pháp sống và làm việc hơn 20 năm ở Việt Nam lại chia sẻ 3 tiêu chí giúp các start-up thành công.
Đầu tiên là cần tạo ra sản phẩm, dịch vụ có sự khác biệt. "Sản phẩm của các doanh nghiệp cần có sự đặc thù, đặc tính riêng và khác biệt so với các đối thủ", ông Christian nói.
Thứ hai là đội ngũ lãnh đạo trẻ bởi họ có những kỹ năng và sự nhạy bén để bắt kịp với các xu hướng. Qua quá trình tiếp xúc với các doanh nghiệp trẻ, ông Christian nhận thấy dù việc đào tạo tại Việt Nam vẫn thiên về lý thuyết nhưng các nhà lãnh đạo trẻ đã chứng tỏ được sự năng động và nhạy bén của mình.
Yếu tố thứ 3 được người sáng lập Tập đoàn Openasia nhắc đến là khả năng sinh lợi, hiệu suất và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. "Chi phí mở ra một doanh nghiệp mới tại Việt Nam đang có xu hướng ngày càng cao, đặc biệt chi phí mặt bằng, đất đai, bất động sản…do đó các start-up cần lựa chọn những lĩnh vực có tỷ suất sinh lời cao để bù đắp các chi phí phải bỏ ra", ông Christian nhấn mạnh.
Còn theo bà Martine Pinville - Quốc vụ khanh phụ trách thương mại, nghề thủ công, tiêu dùng và kinh tế đoàn kết xã hội Pháp, "các start-up muốn vươn cánh tay ra thế giới cần có mạng lưới". Việc tận dụng mạng lưới các đại sứ, đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ giúp các start-up Việt tiếp cận với các doanh nghiệp trên thế giới.
Bà Martine cho biết sở dĩ hệ sinh thái khởi nghiệp tại Pháp ngày càng phát triển là vì quốc gia này có nhiều chính sách hỗ trợ về vốn, thuế và định hướng cho các công ty khởi nghiệp, giúp họ vượt qua giai đoạn đầu khó khăn nhất.
SOURCE: NDH.VN

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.