TIP #1: 1 TRANG BLOG KỂ CÂU CHUYỆN CỦA BẠN
Bước đầu tiên, đơn giản nhất để làm Content Marketing, là bạn cần có một trang blog. Không quan trọng kinh doanh của bạn là gì, nhỏ hay lớn - bạn vẫn cần có cho mình một trang blog.
Bất kỳ kinh doanh nào cũng có rất nhiều câu chuyện xung quanh, vấn đề là bạn có chịu khai thác chúng hay không, và cách mà bạn làm cho câu chuyện đó được kể ra như thế nào. Một số nội dung bạn có thể kể chuyện trên blog của mình:
- Câu chuyện vì sao bạn lựa chọn kinh doanh sản phẩm / lĩnh vực này
- Câu chuyện ý nghĩa tên thương hiệu
- Câu chuyện về hành trình phát triển của sản phẩm / dịch vụ của bạn
- Câu chuyện hoạt động kinh doanh mỗi ngày của bạn
- Câu chuyện về những khó khăn, thuận lợi khi bạn kinh doanh
- Câu chuyện về khách hàng của bạn…
Một trong những điều đầu tiên bạn cần lưu ý là, dù là kinh doanh, nhưng vẫn cần sự KẾT NỐI GIỮA CON NGƯỜI VỚI CON NGƯỜI, không phải con người kết nối với thương hiệu của bạn hay một công ty không có mặt mũi cảm xúc cụ thể. Cho nên, một trang blog có thể giúp bạn kể câu chuyện của bạn, chia sẻ kinh nghiệm của bạn, tính cách của bạn, tình cảm của bạn đến với khách hàng. Một trang blog giúp bạn kết nối trực tiếp với khách hàng của bạn.
Ngoài ra, trang blog của bạn là một chìa khóa để đưa nội dung vào các kênh social kì diệu. Mình khuyến khích việc tạo blog như là một kiểu mẫu chính yếu đầu tiên khi làm Content Marketing. Nội dung content mà bạn tạo ra trên blog hay website là một trục chính - là nơi thiết lập hàng tá thông điệp cho kênh social. Dùng content blog làm nội dung nền tảng, và các kênh trên social sẽ chảy xung quanh content của blog.
Việc bạn đầu tư thời gian, công sức cho content trên một trang blog như thế sau này sẽ trở thành một tài sản lớn của bạn.
Tuy nhiên, không phải nội dung gì cũng đưa lên blog. Bạn cần chọn lọc nội dung mà khách hàng có hứng thú muốn xem (sẽ nói thêm ở TIP 3) và không nên đưa những nội dung có thể tiết lộ thông tin kinh doanh của bạn quá nhiều cho đối thủ. Ngày nay, việc các đối thủ theo dấu kinh doanh trên online của nhau là chuyện không thể tránh khỏi. Bạn cần cân nhắc để bảo vệ những thông tin quan trọng của mình.
TIP #2: MỘT CHƯƠNG TRÌNH EMAIL MARKETING
Hiện nay, social media là kênh được nhắc đến rất nhiều với các hoạt động online sôi nổi. Đây là kênh rất quan trọng, nhưng không còn là phần quan trọng nhất trong chiến lược marketing online. Sự thật là dùng email marketing có tỉ lệ chuyển đổi cao hơn kênh social. Và với email marketing thì thật dễ dàng để triển khai và thực hiện.
Những gì bạn cần làm là:
- Bảo đảm rằng có cách để người xem của bạn follow hoặc đăng ký thông tin trên blog của bạn khi họ vào xem. Bạn cần làm mẫu đăng ký để thu thập leads từ đây.
- Kết nối blog của bạn vào một chương trình email marketing miễn phí hoặc có phí. Và thiết lập cho nó chạy tự động với những nội dung email đã được soạn sẵn. Khi bạn post content mới trên blog, bạn cần chắc chắn rằng email thông báo sẽ được gửi tự động đến cho độc giả của bạn.
- Các nội dung email bạn có thể gửi đến khách hàng:
........ email thông tin, kiến thức hữu ích xoay quanh những nội dung có trên blog (có khai triển thêm ý)
........ email dạng tóm tắt nội dung trong tuần, mỗi tuần gửi 1 lần, giới thiệu những bài viết mới nhất theo dạng newsletter
........ email thông báo các sự kiện, chương trình dành cho khách hàng
........ email bán hàng với ưu đãi đặc biệt chỉ dành cho người nhận mail
........ email thăm hỏi, chúc mừng lễ tết hoặc sinh nhật
........ email đề nghị tặng quà…
Phần tốt nhất của chương trình email marketing là bạn tạo được một kênh marketing liên tục đến khách hàng. Khách hàng của bạn sẽ thích thú khi nhận được nhiều thông tin bổ ích và lý thú, và bạn sẽ chắc chắn rằng những thông điệp marketing cũng như thông điệp bán hàng của bạn luôn có lượng độc giả đón xem.
TIP #3: BIẾT KHÁCH HÀNG CỦA BẠN THẬT SỰ MUỐN BIẾT VÀ HIỂU GÌ VỀ BẠN
Một trong những trăn trở lớn nhất của các marketers là không hiểu rõ độc giả của họ. Độc giả của bạn thật sự muốn nghe gì về bạn? Bạn nên nói gì trên blog để có sức ảnh hưởng cao đến độc giả?
Bạn không nên ngồi cả ngày để kể tất cả mọi thứ về kinh doanh của bạn, mà bạn cần phân loại xem độc giả bạn muốn biết về cái gì về bạn. Có một số cách để chúng ta có thể hiểu độc giả, như:
- Dùng dữ liệu phân tích data từ Google Analytics.
- Bạn hãy hỏi người hiểu khách hàng của bạn nhất (người đó có thể là chính bạn, hoặc nhân viên sales, người trực điện thoại, người tư vấn khách hàng... của bạn). Bạn cần biết những câu hỏi nào khách hàng của bạn hay hỏi trong lần đầu họ gọi đến bạn.
- Cố gắng tìm hiểu xem khách hàng của bạn thường tìm kiếm những gì trên công cụ tìm kiếm. Có 60% mua sắm được thực hiện do khách hàng tìm kiếm trên Google. Tận dụng lợi thế này và xác định những ai search nội dung blog của bạn bằng cách sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa.
- Quan sát khách hàng hiện tại của bạn nói gì trên các kênh social. Theo dõi khách hàng trên social và chú ý kỹ đến những gì họ đề cập đến. Bạn có thể dùng các tool như Mention để kiểm tra những chủ đề được nhắc đến nhiều. Chiến lược lắng nghe này là 1 cách để hiểu khách hàng hiệu quả.
- Trực tiếp hỏi khách hàng. Đôi khi những gì bạn cần làm đơn giản là hỏi thẳng độc giả của mình bạn nên viết gì để họ thấy thích thú. Ý tưởng họ nêu ra cho bạn có thể làm bạn ngạc nhiên không ít đâu đấy.
Bạn ko thể làm marketing online mà ko hiểu đối tượng tiếp nhận của mình. Dành thời gian nghiên cứu việc này trước khi bạn đi quá xa. Một khi bạn có thể kết nối loại content của bạn với độc giả và được yêu thích, bạn sẽ tiến rất xa.
TIP #4: BIẾT CÁCH VIẾT VÀ TRÌNH BÀY HIỆU QUẢ CHO WEBSITE
Nghiên cứu cho thấy người đọc thường đọc lướt qua nội dung chứ ko đọc từng chữ một. Chỉ có 10-20% là thật sự kéo xuống xem đến hết bài. Để bài viết của bạn có thể được nắm bắt, bạn cần phải chắc chắn nó được định dạng cho việc đọc dễ dàng trên online.
Có nhiều cách để biết nội dung của bạn có dễ đọc không. Sau đây là vài cách bạn có thể áp dụng ngay lập tức.
- Highlight hoặc tô khác màu, in nghiêng, in đậm cho từ khóa bạn chú trọng, cho các link bạn muốn người đọc bấm vào
- Sử dụng tiêu đề chính và tiêu đề phụ có nghĩa
- Dùng list các dấu bullet để làm rõ các ý được nêu ra
- Mỗi ý là một đoạn văn (người đọc sẽ bỏ qua nội dung của cả đoạn nếu họ không thấy thu hút ngay từ những câu chữ đầu tiên của đoạn văn)
- Bắt đầu đoạn với ý kết luận
- Khi người đọc rê chuột xuống dưới, họ thường có thói quen nhìn ở hướng bên tay trái của trang. Nên các tiêu đề, các ý chính cần phải nằm về phía tay trái để bắt lấy ngay cái nhìn của người đọc.
- Sáng tạo các cách viết chữ khác so với thông thường (VD như: CHÚ ÝYYYYYYYY !!!!!!)
TIP #5: LỊCH TRÌNH SOẠN, BIÊN TẬP NỘI DUNG
Bạn cần có lịch trình biên soạn nội dung rõ ràng và đều đặn nếu bạn muốn làm Content Marketing tốt. Nhiều marketer chỉ post bài khi họ có ý tưởng hoặc có hứng viết, điều này sẽ không có hiệu quả.
Một lịch trình biên soạn nội dung là một công cụ giúp bạn lên kế hoạch content theo tuần, tháng, và năm. Lập bảng lịch trình này giúp bạn biết được bạn cần viết về những nội dung nào, và khi nào thì bạn cần phải viết.
Bạn có thể lập bảng lịch trình bằng file excel, hoặc dùng công cụ lập lịch trình biên soạn Content có trên internet.
TIP #6: (Bonus) THIẾT LẬP LỊCH CHIA SẺ TRÊN PHƯƠNG TIỆN SOCIAL
Cũng giống như lịch trình biên soạn nội dung, lịch trình chia sẻ trên phương tiện social là một bản đồ để bạn làm chủ thông điệp của mình trên các kênh social. Chúng sẽ cho bạn biết khi nào cần lan tỏa một thông điệp social, kênh social nào cần sử dụng, và thông điệp nào đang cần phát tán ra.
Đây là công cụ đắc lực để chắc chắn mọi hoạt động của bạn trên các kênh social nhịp nhàng và không lãng phí nguồn lực.
Khi bạn public một post mới trên trang blog, tiến trình chia sẻ trên social cũng sẽ bắt đầu. Một process gợi ý cho bạn về lịch trình chia sẻ trên social như sau:
- Khi public 1 post mới - Thông điệp trên các kênh social phù hợp được gửi ra ngay khi bài blog "lên sóng"
- Trong cùng ngày đó - Thông điệp được post lên lần lượt trên các kênh trong khoảng 2-3 giờ
- Ngày hôm sau - Thông điệp được share lần nữa trên các kênh social đã lựa chọn
- Tuần sau - Một loạt series các thông điệp được lên lịch trình lại và post lên trong tuần tiếp theo
….. và tiếp tục như thế tùy theo thời gian mà bạn muốn kéo dài sự lan truyền cho Content chính trên blog, một tuần, một tháng, ba tháng…
Điểm chính yếu nhất bạn cần nắm là bạn cần phải QUẢNG BÁ cho Content trên blog của bạn một khi nó được post lên. Lịch trình chia sẻ trên kênh social là một phần lớn trong công việc này, và một công cụ mạnh khi kết hợp với chương trình email marketing như đã đề cập ở trên.
SOURCE: VÕ NGỌC ĐÔNG PHƯƠNG
CEO & Founder Công Ty Cổ Phần Tini&Me
Đăng nhận xét