tháng 2 2017

Phong trào khởi nghiệp rầm rộ tại Việt Nam làm dấy lên một câu hỏi khiến không ít người có khi phải mất ăn mất ngủ để suy nghĩ. Đó là, liệu mình có nên bỏ công việc làm công ăn lương để nhảy ra lập công ty, thi thố tài năng?
Khởi nghiệp: Câu hỏi cơ bản nhất trước khi bắt đầu
Suy nghĩ này xuất hiện và lớn dần theo thời gian. Giống như khi có một dòng người ùn ùn kéo ngang qua nhà bạn, vừa đi vừa hô hào, lôi kéo mọi người cùng tham gia, bạn khó mà không thử bước ra ngoài cửa nhìn xem chuyện gì đang xảy ra, rồi tự hỏi liệu mình có nên tham gia đoàn người này hay không, nhất là khi đang có sẵn một vài ý tưởng kinh doanh mà bạn bè ai cũng khen hay.
Để trả lời câu hỏi liệu có nên bỏ công ăn việc làm đang ổn định để nhảy ra khởi nghiệp làm riêng hay không, có một câu hỏi khá quan trọng cần phải trả lời trước. Đó là liệu bạn có phải là tuýp người phù hợp để trở thành một doanh nhân đúng nghĩa hay không. Vì nghề kinh doanh hay nghề làm doanh nhân là một nghề đặc thù, không phải cứ có chút kinh nghiệm và vốn liếng là làm được.
Kinh nghiệm về quản trị là một điểm cộng rất lớn cho những ai muốn khởi nghiệp. Nhưng nên biết có những kinh nghiệm không những không giúp ích gì mà có khi còn có hại. Ví dụ, nếu bạn có kinh nghiệm quản trị theo kiểu rập khuôn, làm gì cũng phải theo đúng bài bản, đúng nội qui, chỉ thị của cấp trên thì chưa chắc là tốt cho công cuộc khởi nghiệp.
Khởi nghiệp hay làm nghề kinh doanh là phải uyển chuyển, phải lấy đầu này đắp đầu kia, lấy ngắn nuôi dài, lấy nhu thắng cương, nói chung là phải biết khi nào cần và biết cách đi ra ngoài các lằn ranh thì mới tồn tại và thành công được. Doanh nhân là người hôm nay mới quyết định thế này hôm sau đã có thể thay đổi, vừa có ý tưởng là muốn triển khai ngay mà không cần hỏi thăm hay xin phép ai, và khi đã “kết” một ý tưởng kinh doanh nào thì chỉ muốn đi đến cùng, khó ai cản nổi. Chính cái sự ngẫu hứng, sự đi ra ngoài các quy tắc và thông lệ đó mới giúp các doanh nhân tạo sự khác biệt để thành công trên thương trường.
Mọi sự khác biệt (so với đám đông còn lại) - dù là xảy ra ở đâu trên suốt con đường kinh doanh, từ khâu mới bắt đầu hình thành ý tưởng cho đến khi ra được sản phẩm và đến tay người tiêu dùng - đều có dấu ấn của sự sáng tạo, của sự đổi mới và quan trọng hơn hết, dấu ấn của sự tự nguyện và lòng can đảm.
Nhiều nhà quản trị tuy là đang làm công ăn lương nhưng đã điều hành công ty như một doanh nhân thực thụ. Thuật ngữ chuyên môn trong tiếng Anh gọi những nhà quản trị này là “intrapreneur” (doanh nhân làm thuê), không phải “manager” (nhà quản lý) mà cũng không hẳn là “entrepreneur” (doanh nhân đúng nghĩa). Họ nằm ở giữa. Họ là doanh nhân làm thuê.
Những người mua nhượng quyền thương hiệu (franchisee) cũng thuộc loại nằm ở giữa, nhưng có khác với các “doanh nhân làm thuê” ở chỗ họ bỏ vốn của chính mình ra kinh doanh và ôm trọn mọi rủi ro. Ngược lại, sự sáng tạo, đổi mới trong kinh doanh đối với một “doanh nhân mua nhượng quyền” thì thua xa so với “doanh nhân làm thuê”, vì họ phải tuân theo những tiêu chuẩn, đường lối chung khá gắt gao của cả một hệ thống nhượng quyền, có muốn sáng tạo cũng không được. Nên tuy là cũng mặc trên người chiếc áo doanh nhân nhưng những tố chất của một doanh nhân thực thụ trong họ dường như không bao giờ được thể hiện.
Trở lại câu hỏi ban đầu, liệu có nên từ bỏ một công việc quản trị đang ổn định để nhảy ra lập công ty, xây dựng cơ đồ cho riêng mình? Thiết nghĩ, ngoài ý tưởng kinh doanh khả thi và vốn liếng tài chính cần thiết đã có trong tay, người muốn khởi nghiệp cần tỉnh táo xem xét và cân nhắc cẩn thận. Đừng bỏ hình bắt bóng và đừng đưa mình vào thế việt vị, vì một khi đã ra riêng rồi khi quay trở lại sẽ khó “an phận” sau một thời được “tung hoành ngang dọc”.
Nên cuối cùng thì để có thể đưa ra quyết định có xây dựng cơ đồ riêng hay không, câu hỏi cơ bản nhất nhưng cũng là quan trọng nhất cần phải được trả lời trước tiên, đó là: Chính xác thì mình là ai, và mình thật sự muốn cái gì?
SOURCE: LÝ QUÍ TRUNG - nhà sáng lập Phở 24
GROUP QUẢN TRỊ VÀ KHỞI NGHIỆP

Ray Zinn được biết đến là CEO lâu đời nhất tại Thung lũng Silicon với 37 năm lãnh đạo công ty bán dẫn Micrel. Năm 1978, ông cùng cộng sự thành lập Micrel và sau đó bán công ty cho Tập đoàn điện tử Microchip Technology vào năm 2015.
Bài học lãnh đạo từ CEO lâu đời nhất Silicon Valley
Trong cuốn Tough Things First: Leadership Lessons from Silicon Valley’s Longest Serving CEO, Zinn đã ghi lại những bí quyết lãnh đạo của mình, đồng thời nhấn mạnh, tuân thủ kỷ luật chính là đức tính quan trọng luôn có ở mỗi doanh nhân thành công.
Theo ông, doanh nhân giỏi hiểu rằng không có khó khăn nào là không thể vượt qua, những điều tưởng chừng bất khả thi với người khác thì sẽ dễ dàng trong mắt họ nếu như đã xác định được tầm nhìn và mục tiêu đúng đắn. Việc tiếp theo cần làm là tìm hiểu các rào cản và cố gắng luyện tập vượt qua chúng để hoàn thành mục tiêu đề ra.
Doanh nhân giỏi sẽ sớm bộc lộ đức tính này thông qua thành tích vượt trội trong thể thao, âm nhạc hay học tập.
Trong trường hợp của Zinn, tố chất doanh nhân của ông được bộc lộ từ lúc còn là học sinh cấp 3. Khi đó, ông muốn tham gia vào đội tuyển chạy vượt rào của trường nhưng bị huấn luyện viên từ chối vì dáng người thấp bé. Ông nhớ lại, chính thái độ từ chối thô bạo của vị huấn luyện viên đã là một khó khăn với ông ngay từ đầu. 
Sau đó, cậu bé Zinn bắt đầu mày mò tìm hiểu mọi thứ liên quan đến môn thể thao này, bao gồm những chướng ngại vật cần vượt qua. Cậu lên kế hoạch luyện tập để vượt qua các rào cản, biến mục tiêu "trở thành vận động viên nhảy vượt rào" từ không thể thành có thể. Zinn đã tự đóng một hàng rào sau chuồng ngựa của gia đình và mỗi ngày tập nhảy qua nó. Ông cũng tính toán mình cần chạy thêm 25% tổng số bước mới mong đuổi kịp bước sải dài của những đối thủ cao lớn khác. 
Cuối cùng, khi đã trở nên tự tin, Zinn nài nỉ huấn luyện viên cho ông có cơ hội được vào đội và sẽ xuất phát từ làn chạy xa nhất. Ông lý giải, chỉ bằng cách đó, ông mới tách khỏi những vận động viên khác. Trong trường hợp ông lật đổ rào, sẽ không ai bị ảnh hưởng hay phân tâm. Và vị huấn luyện viên đã mủi lòng chấp nhận.
Từ làn chạy xa nhất, cậu bé Zinn lùn lần lượt đánh bại tất cả những đối thủ cao lớn khác trong cuộc thi. Kể từ đó cho đến nay, dường như gì là không thể đối với Ray Zinn một khi ông đã xác định được mục tiêu và khó khăn trước mắt. Việc cần làm còn lại là sử dụng đức tính tuân thủ kỷ luật để biến mục tiêu thành hiện thực. 
CEO Zinn cho rằng, tuân thủ kỷ luật là đức tính bẩm sinh luôn có ở những doanh nhân thành công dù đôi lúc họ không nhận ra điều đó. Theo bản năng, đức tính này dần được bộc lộ thông qua rèn luyện kỹ năng hoặc làm việc chăm chỉ. Dưới đây là 4 điểm chung mà ông nhận thấy ở những doanh nhân thành công:
1. Giữ tập trung
Doanh nhân giỏi là người có khả năng tập trung rất tốt. Họ theo đuổi mục tiêu đến cùng và cố gắng tránh xa những phiền nhiễu khiến bản thân bị phân tâm, cho dù những rắc rối đó do yếu tố con người, hoàn cảnh... tác động.
Zinn ví von, việc bắt doanh nhân ngừng tập trung vào mục tiêu cũng bất khả thi như cố gắng ngăn vỏ Trái Đất hình thành.
2. Không ngừng đổi mới
Theo lẽ tự nhiên, doanh nhân cũng là những người nóng vội, nhưng họ biết kết hợp đức tính đó vào tinh thần đổi mới. Trong khi một doanh nhân kém cỏi sẽ phàn nàn: "Vội vàng làm gì? Công ty đang hoạt động theo mô hình hợp xu thế. Chúng ta nên tận hưởng thành công!", thì doanh nhân giỏi hiểu rằng đổi mới là xu hướng tất yếu trong kinh doanh, những thứ được xem là hiện đại trong hôm nay có thể sẽ lỗi thời vào ngày mai.
Ngoài ra, để xoa dịu ham muốn "đi trước thời đại", cách tốt nhất là chuẩn bị những biện pháp phòng ngừa rủi ro phù hợp.
3. Chi tiêu hợp lý
CEO lâu đời của Thung lũng Silicon nhận thấy, doanh nhân giỏi là những người sẵn sàng hào phóng với nhân viên nhưng cũng có thể cân nhắc trước những khoản chi chưa cần thiết (như xây phòng ốc xa hoa, thưởng hậu hĩnh cho cấp dưới...), đặc biệt nếu số tiền đó đến từ nhà đầu tư hoặc vay ngân hàng.
Nhà lãnh đạo giỏi là người biết sử dụng tiền bạc của công ty một cách hợp lý. Zinn cho hay, để có tiền thành lập Micrel, ông và cộng sự đã vay ngân hàng 300.000 USD, số tiền 300.000 USD còn lại cả hai đã tự xoay sở. Trong 37 năm lãnh đạo, Zinn đã lèo lái công ty non trẻ Micrel vượt qua nhiều sóng gió nhờ định hướng xây dựng doanh nghiệp để trường tồn thay vì xây để bán. Nhờ vậy mà chỉ 3 năm sau khi thành lập, Công ty đã trả đủ số vốn 600.000 USD ban đầu.
Vào thời điểm năm 2002, khi cơn bão Dot-com bùng nổ, rất nhiều doanh nghiệp tại Thung lũng Silicon nói riêng và trên thế giới nói chung không thoát khỏi làn sóng thâu tóm hoặc bị "giết chết" nhưng Micrel vẫn vượt qua, thậm chí hái ra tiền, nhờ đi theo định hướng đúng đắn lúc đầu. Ngoài ra, ông cho rằng, việc dùng tiền của chính mình (công ty) để nuôi dưỡng sự hợp tác lâu dài sẽ ít tốn kém hơn sử dụng tiền của người khác (nhà đầu tư, ngân hàng...).
4. Trở thành người giỏi nhất
Doanh nhân giỏi không bao giờ chấp nhận đứng vị trí thứ hai trong lĩnh vực mà họ giỏi nhất. Suy nghĩ này (cùng với khả năng phát triển, quan sát) là những đức tính quan trọng của doanh nhân. Họ luôn cố gắng làm tốt nhất những việc có thể, cho bản thân lẫn doanh nghiệp.
SOURCE: VÂN THẢO
DOANH NHÂN SÀI GÒN ONLINE

“Bạn chỉ có thể trở thành nhà lãnh đạo tài ba khi bạn có thể tự lãnh đạo tốt bản thân mình” (You can only be a great leader when you can lead yourself well first) - nhà thần học Richard Norris.
Tự lãnh đạo bản thân là gì? Đó là khả năng tự làm chủ bản thân.
Làm chủ bản thân là một việc không đơn giản, nhưng chắc chắn là nó rất quan trọng, nếu không thì John Maxwell - một học giả về lãnh đạo, trong quyển sách “Phát triển nhà lãnh đạo trong bạn” đã không viết: “Dại thời muốn chinh phục cả thế giới / Khôn thời chỉ muốn thắng bản thân mình” (When we are foolish we want to conquer the world. When we are wise, we want to conquer ourselves).
Tự lãnh đạo bản thân - nền tảng của thành công
Chiến thắng bản thân luôn là một cuộc chiến thách thức và quan trọng nhất trong sự nghiệp của người thành đạt. Thành công hay không đa số đều khởi nguồn từ đây. Việc làm đúng ngay từ đầu của nhà lãnh đạo/CEO/ khởi nghiệp gia cũng vì thế, nên bắt đầu từ đây.
Làm sao để làm chủ bản thân mình một cách tốt nhất? Sau đây là những điều quan yếu nhất tôi muốn chia sẻ với các bạn trẻ đang lập nghiệp:
Hiểu rõ về mình
Binh pháp có nói: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Trong đó “biết ta” là yếu tố cơ bản, dễ khai thác nhất nhưng lại thường bị xem thường, bỏ qua nhiều nhất.
Biết mình muốn gì. Hoài bão, mơ ước, tầm nhìn của mình là gì? Những sứ mệnh nào mình muốn gánh vác? Những giá trị cốt lõi nào mình đang tôn thờ? Hay nói nôm na là biết mình đang ở đâu, muốn đi về đâu và định đi đến đó như thế nào, bằng cách nào, với những nguồn lực nào.
Xác định rõ đích đến/điều mình muốn đạt là điều vô cùng quan trọng để định hướng cho mọi hoạt động, mọi nỗ lực của mình trong mọi việc. Đây chính là chiếc la bàn không thể thiếu trên đường lập nghiệp.
Nếu như bạn vẫn còn mơ hồ về điều mình mơ ước, hãy bình tĩnh ngồi xuống, lấy một cây viết ra và suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời các câu hỏi sau: “Mình muốn trở thành người như thế nào sau 10/15/20 năm?”. Có sự nghiệp thành đạt? Có gia đình hạnh phúc? Có sức khỏe tốt?...
Tại sao mỗi dịp xuân về, các công ty dịch vụ thường hay gửi đến khách hàng của họ lời chúc “Một năm mới có thật nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc”? Bởi vì ba yếu tố sức khỏe, thành công và hạnh phúc tuy 3 mà 1, chúng có quan hệ mật thiết và tương hỗ lẫn nhau.
Người thành đạt là người có tư duy chiến lược, sự minh mẫn, nhạy bén trên thương trường, sự kiên trì, dũng cảm trong chiến đấu/cạnh tranh… Tất cả những yếu tố đó đều đòi hỏi một “phần cứng” vô cùng nền tảng, đó chính là một cơ thể khỏe mạnh. Sức khỏe của bạn đã đủ tốt chưa - cả về thể chất lẫn tinh thần? Bạn có giữ được sự dẻo dai và sáng suốt đều đặn trong 8 giờ làm việc mỗi ngày không? Năng suất làm việc của bạn bị giảm dần khi thời gian trôi qua trong ngày hay theo năm tháng?
Bạn đã ăn uống điều độ, đúng giờ không? Trong tình hình an toàn thực phẩm có nhiều vấn đề như hiện nay, ngoài ăn uống điều độ, ăn đủ chất ra, chúng ta còn phải biết cách chọn lựa thực phẩm sạch khi ăn uống.
Bạn có đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ 8 tiếng đồng hồ không? Chất lượng giấc ngủ là quan trọng nhất, nhưng số giờ ngủ cũng không nên xem thường. Khi chúng ta ngủ, não sẽ tự tiến hành sắp xếp, điều chỉnh lại những lệch lạc, thay đổi trong cơ thể (như máy tính defragment vậy) để điều hòa lại mọi thứ cho ổn định, góp phần quan trọng cho việc giữ gìn sức khỏe. Nếu sau khi ngủ dậy mà chúng ta còn cảm giác lừ đừ, mệt mỏi, nghĩa là giấc ngủ đó chưa tốt, cần phải tìm hiểu ngay lý do để phòng ngừa tái phát.
Bạn có tập thể dục đều đặn không? Đây là câu hỏi rất ít người trả lời “có”. Ai cũng biết tập thể dục là vô cùng quan trọng và cần thiết, nhưng không nhiều người có được nếp tập luyện đều đặn, nhất là giới trẻ lại càng ít xem trọng việc này.
Cần hiểu rằng việc tập thể dục đều đặn không chỉ đơn thuần giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe thể chất từ đó tác động đến tinh thần, mà còn giúp chúng ta rèn luyện một ý chí kiên cường, tự chủ. Chính việc tự mình “bắt” mình mỗi ngày hoặc tuần 3 ngày phải tham gia tập luyện đều đặn một môn nào đó đúng giờ giấc sẽ rèn luyện khả năng tự chủ của mình, nghĩa là mình làm chủ được bản thân mình, không để cho sự lười nhác, ham vui, ngại khó chiến thắng bản thân mình. Khả năng làm chủ bản thân đa phần được tôi luyện từ đây.
Gia đình hạnh phúc và sự thành đạt
Mối quan hệ với mọi người trong gia đình là một chất xúc tác quan trọng khi chúng ta ra ngoài lập nghiệp. Một gia đình trên dưới thuận hòa sẽ là một hậu phương vững chắc, giúp bạn yên tâm khi làm việc và có động lực phấn đấu. Ngược lại, bạn sẽ không thể yên tâm để tập trung vào công việc và động lực cũng dễ bị mất đi từ đó.
Chúng ta thấy rõ 3 yếu tố trên có liên quan mật thiết với nhau: Phải có sức khỏe tốt, có gia đình hạnh phúc thì mới có sự thành đạt.
Dale Carnegie - tác giả quyển sách nổi tiếng Đắc nhân tâm đã từng nói: “Thành công là có những gì mình thích; Hạnh phúc là thích những gì mình có”. Tôi định nghĩa sự thành đạt như thế này: “Thành đạt là đạt được những gì mình thích nhưng không phải đánh đổi những thứ mà sau này không thể mua lại bằng tiền”. Đó chính là sức khoẻ và hạnh phúc!
Biết rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình
Điểm mạnh là vốn liếng quan trọng để thành công nên cần phải phát huy tối đa. Điểm yếu là rào cản ngăn lối đến thành công nên cần phải khắc phục và cải tiến.
Làm chủ bản thân là biết rõ mình mạnh cái gì để gia tăng sự tự tin và hiểu mình yếu cái gì để khắc phục.
Làm chủ bản thân là luôn có thái độ lạc quan, tích cực trên thương trường: tự tin vào điểm mạnh của mình và không khiếp sợ trước điểm mạnh của đối phương; không tự ty về điểm yếu của mình, luôn tìm cách cải thiện và tìm điểm yếu của đối phương để có sách lược tiến công hiệu quả.
Biết rõ những giá trị mà mình theo đuổi
Giá trị là những niềm tin bền vững và lâu dài về những điều được coi là quan trọng trong các tình huống khác nhau. Niềm tin này định hướng các quyết định và hành động của chúng ta. Nói cách khác, giá trị chính là nhận thức về những điều tốt hay xấu, đúng hay sai.
Giá trị là cơ sở để hình thành nên văn hóa doanh nghiệp, vì thế hãy hiểu rõ, chọn lựa, kiến tạo và duy trì những giá trị tích cực bạn đang có liên quan mật thiết đến ngành nghề doanh nghiệp bạn cần phát triển.
Có tính kỷ luật
Tính kỷ luật là yêu cầu không thể thiếu để làm chủ chính mình. Soạn giả Joseph Joubert từng nói: “Hãy hiền dịu bao dung với tất cả mọi người trừ chính mình”. 

Làm chủ bản thân là biết “ép” mình vào khuôn khổ kỷ luật, biết nhập gia tùy tục, thích ứng mọi sự thay đổi để đạt được mục tiêu của mình.

Tính kỷ luật sẽ giúp chúng ta tăng thêm sức mạnh của bản thân, như triết gia Lucius Amaeus Seneca đã nói: “Người có sức mạnh lớn nhất là người biết kiểm soát bản thân mình”.
Tóm lại, nền tảng của mọi thành công đều bắt nguồn từ việc biết tự lãnh đạo bản thân mình. Để có thể làm chủ doanh nghiệp thành công, phải biết làm chủ chính mình trước đã. Muốn làm chủ chính mình phải hiểu thật rõ về mình, đồng thời không ngừng lắng nghe và học hỏi.
Một sự khởi đầu đúng cách là đã thành công một nửa!
SOURCE: DOANH NHÂN SÀI GÒN
MBA LA KIẾN MỸ 
Chuyên gia đào tạo và huấn luyện doanh nghiệp

Words hold power. Some of the most powerful words are the words you use every day. These words can easily and unknowingly diminish your message and intent. Powerful people know what words to stay away from and maintain their influence and impact. Powerful people know that when it comes to language, less is more.

Here is your opportunity to increase your power by decreasing your usage of these seven types of words:

1. “Just” (protector words)

The word “just” diminishes the content that follows this word. It is a “protector” word, a word that softens what you want to achieve. When you say, “I’m just following-up on my below e-mail…,” you are downplaying the importance of your e-mail and why you are reaching out. You are softening your request for a response.
If you are taking the time and energy to follow-up on an unanswered e-mail, it is important. Do not make it look unimportant when it is important to you. This can come across as passive aggressive, which can create resentment and lessen your authority.

2. “Very,” “Absolutely” and “Totally” (drama words)

Words such as “very,” “absolutely” or “totally” do not add value to the noun you want to describe or highlight. You do not need to say, “I’m very excited.” Saying “I’m excited” does the trick. Superfluous adverbs and adjectives can add unnecessary drama. When you appreciate the power of words, you use less of them to communicate the same thing. When you use fewer words, each word becomes more powerful and can be better appreciated by others.
(Photo courtesy of Shutterstock)

3. “I think…”  or “Arguably” (protector words)

Each and every thought you put out there is your opinion. You do not need to preface your ideas with “I think.” Similar to the word “just,” “I think” and “arguably” are protector words. It broadcasts to the world that you may be wrong but that is okay because it is only what you think. It is a way to protect yourself from attack, should someone hold a different opinion.
Words you may be using to try and protect yourself are undermining your power. You are entitled to your opinion. Don’t undermine your authority to have one. Sharing your opinion without hesitation, even if others disagree, can help to garner respect.

4. “I’ll try” and “Don’t worry about it.” (ability words)

Saying that you will try to do something suggests that you are unsure of your abilities. If you say you will do something, people know that you will try. Saying, “I’ll try” can make people feel nervous. The last thing you want your manager to think is that you lack confidence in yourself or even your ability to try.
When you express too much confidence and say “Don’t worry about it,” you leave people in the dark about what you are doing and belittle them as you may think that they cannot do something. Leaders empower others, not strip them of their power.

5. “Sorry” (apology words)

The more you apologize, the less powerful your apology becomes. Use “sorry” sparingly. Use it only for instances directly caused by you and not for instances out of your control. For example, you are late to a meeting because of a car accident that happened two blocks from work. You may share why you are late, but you do not need to apologize for it.

6. “Like,” “Whatever,” “Etcetera” and “…and so on and so forth” (filler words)

Keep the “likes” and similar phrases to a minimum. These are common filler words. People use them when they are trying to think of what they want to say next. It dilutes the potency of the words you use. Instead, pause for a moment to collect your thoughts.

7. “Actually” and “Obviously” (superior words)

Words such as “actually” and “obviously” can rub people the wrong way. These words suggest that the other person does not understand the issue or circumstance (and that you are right) or understands something (when they may not). Making assumptions about other people’s levels of understanding shows your lack of understanding and can annoy or frustrate others and cause people to disrespect you.
Ordinary words have the power to throw your message off course and undermine what you want to accomplish. To increase your power, think about the words you use. If used properly, language is your opportunity to empower yourself and your career.

SOURCE: AVERY BLANK
FORBES MEGAZINE

00:16
…..Học võ chưa được 6 tháng thì tôi phát hiện ra những tay quái nhất trong chiến đấu thường là người có tầm vóc nhỏ với nét mặt và dáng điệu không hề mang tính đe dọa. Một là vì họ không dùng sức, hai là họ hiểu điểm yếu của mình nên phát triển sự khéo chứ không phát triển sức mạnh theo kiểu “lấy cứng chọi cứng”, ba là họ muốn kết thúc cuộc đấu nhanh gọn với hiệu suất cao, nên càng làm đối thủ ít đề phòng, thậm chí là coi thường họ, càng tốt!
….Trong giới tư vấn, tôi thích những người nói thẳng vào vấn đề, không hoa mỹ, không dọa người khác bằng bằng cấp mà chỉ cần chứng tỏ năng lực bằng cách nói đúng thứ khách hàng đang cần ở họ.
…..Đọc sách về xem tướng của Hy Trương, mới mở trang đầu ra thì đã gặp “Hữu tâm vô tướng, tướng tùy tâm sinh. Hữu tướng vô tâm, tướng tòng tâm diệt!” – Có tâm mà tướng có xấu chăng nữa thì tâm tốt tạo ra tướng tốt, còn có tướng đẹp chăng nữa mà cái tâm không ra gì thì kết cục tướng cũng sẽ theo tâm mà biến đổi thành xấu đi. Tham vọng của tôi về việc muốn nhìn gương mặt để biết ngay tính người lập tức thui chột! Tôi chỉ còn biết là giữ mình khách quan tối đa khi nhận biết con người.
….Ra thị trường, ban đầu làm theo sách vở thì cứ tưởng là đúng rồi, tới lúc va thật thì mới thấy hóa ra mọi chuyện kể cả bên ngoài như thế, nhưng bên trong lại không như thế, hoặc sẽ không thành như thế! Sau khi gặp nhiều bất ngờ quá, tới lúc chúng ta sẽ thấy sự bất ngờ mới là bản chất phổ biến của thị trường. Và do vậy không còn bất ngờ gì nữa. Gặp điều đó trái ý hoặc ngược lại với hình dung của mình mà bình tĩnh và không xúc động khi xử lý là biểu hiện rõ nhất của sự từng trải. Họ không mong đợi nữa, hay đúng hơn là loại bỏ tất cả những mong đợi rườm rà của mình, chỉ giữ lại hy vọng cho điều tốt nhất và cái tâm bình thản bất biến để ứng xử trong mọi tình huống.
…..Bắt đầu đi huấn luyện sales từ năm 2008, tôi phát hiện ra, phần lớn những tay bán hàng cự phách có đặc điểm bên ngoài rất đơn giản không cầu kỳ. Họ không mặc các bộ vét bóng lộn, quần áo trang phục phụ kiện đắt tiền. Vẻ mặt không kênh kiệu thậm chí đôi khi còn khá ngơ ngác (giả nai! Và giả còn hơn thật! ). Lý do rất đơn giản là vì cứ gặp sales là người mua đề phòng vì luôn cho rằng họ có nhiều kiểu lừa và mình dễ mắc mưu. Càng bóng lộn, tỏ ra nguy hiểm bên ngoài, là chúng ta càng làm họ đề phòng và căng thẳng hơn nữa. Để hạ tấm khiên hay rào cản về mặt tâm lý của khách hàng, chúng ta cần tạo ra sự thân thiện và tin tưởng ngay lần đầu gặp mặt. Sau khi khách hàng đã tin tưởng, chấp nhận mở tấm lòng ra mà nói chuyện với chúng ta, thì đó là lúc hợp lý nhất để bán hàng.
…..Các nhà quản lý công việc rất nhiều, việc nào cũng quan trọng. Trong đống việc đó thì quan trọng nhất với họ là ngồi sắp xếp các việc đó theo thứ tự quan trọng và khẩn cấp rồi LOẠI bớt đi, GIAO bớt đi, chỉ giữ lại những gì CẦN được làm nhất và bắt tay vào làm!
.....Đạo Phật thì dạy, hãy đổ bớt cốc nước của mình đi thì mới rót thêm được nước mới vào!
Túm đi túm lại, đừng tưởng gì hết, cứ phải trừ bớt đi thôi, đấy là nếu chúng ta muốn lớn lên hàng ngày!
(Ảnh dưới đây là Đại sư Yamaguchi Tổ của Hệ phái Goju Ryu Karate người từng tay không hạ một con hổ. Ông chỉ cao 1,55m!)
Trong hình ảnh có thể có: 1 người
SOURCE: FACEBOOK ĐỖ XUÂN TÙNG
Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân Việt

00:02
"Khách hàng tốt nhất là khách hàng được thoả mãn một cách đầy đủ. Khách hàng tốt kế tiếp sẽ là khách hàng cảm thấy chưa được thoả mãn và phàn nàn với công ty. Khách hàng tệ nhất là khách hàng cảm thấy chưa được thoả mãn nhưng không phàn nàn, họ được xem như một khách hàng mà công ty đã đánh mất. Họ không đưa ra bất cứ phản hồi nào và không tạo cho bạn cơ hội giải thích cũng như sửa chữa những thiếu sót của mình. Họ đơn giản sẽ ra đi và tìm kiếm những nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt hơn."
Vậy nên bạn đừng đánh mất cơ hội tiếp nhận những lời phàn nàn của khách hàng và giải quyết chúng. Mình thường sử dụng một công thức khá phổ biến nhưng không kém phần hiệu quả: BLAST.

B: BELIEVE – đầu tiên, hãy chọn lựa tin tưởng khách hàng và thể hiện sự chân thành để khách hàng cũng tin tưởng rằng mình sẵn sàng đứng ra giải quyết vấn đề cho họ. Đây là yếu tố nền tảng trong hoạt động giải quyết các lời phàn nàn của khách hàng. Quả đúng vậy, các khách hàng có thể nói không đúng sự thật và có thể nhầm lẫn về những khúc mắc của họ. Điều quan trọng là bạn cần hiểu rằng khách hàng của bạn tin rằng lỗi lầm là thuộc về bạn, do bạn hay phía công ty mà bạn đại diện gây ra để họ giảm cơn giận dữ. Sau đó, xây dựng để khách hàng TIN TƯỞNG rằng công ty sẽ xử lý các vấn đề thỏa đáng và khiến họ hài lòng nhất.
Không có văn bản thay thế tự động nào.
L: LISTEN – tạo ra sự tin tưởng bằng cách lắng nghe, cần lưu ý không được ngắt lời khách hàng mà cứ để cho họ nói hết, đừng để cảm xúc chi phối, người nói sau thường có khả năng nhận diện vấn đề và đề xuất giải pháp tốt hơn. Cứ để cơn nóng giận của khách hàng ”tuôn chảy” ra hết, đừng ”chặn” nó lại làm gì. Mọi việc vẫn đang trong tầm kiểm soát của bạn. Nhưng bạn cần phải thể hiện là mình đang lắng nghe, và thỉnh thoảng lập lại những ý mà khách hàng vừa chia sẻ để chứng minh là mình vẫn đang rất chăm chú.
Khi khách hàng đang xả cơn bực tức của mình, với một giọng điệu nhẹ nhàng, không mang tính phán quyết, bạn hãy lặp lại vấn đề của họ. Một ví dụ đã được các sử dụng tại hàng KFC đó là: “Những gì tôi được nghe từ ngài là: Ngài đến đặt hàng và trả tiền cho 10 chiếc bánh nhưng khi ngài về nhà thì thấy trong hộp chỉ có 8 chiếc, đúng không ạ?”.Bằng việc lặp lại vấn đề như vậy, bạn đã biểu lộ cho khách hàng thấy rằng bạn đã nghe rõ và hoàn toàn hiểu khúc mắc nằm ở đâu.Hãy lắng nghe và gạn lọc thông tin. Đừng bao giờ bào chữa hay biện minh. Khách hàng không quan tâm tới việc liệu bạn đang bận rộn hay vừa có một ngày tồi tệ, họ chỉ quan tâm duy nhất tới việc bạn quan tâm, chú ý tới họ như thế nào. Không có lời bào chữa, chỉ có các giải pháp.
A: APOLOGIZE – Cảm xúc thường đi trước lý trí, bạn không thể nói chuyện tôi đúng – anh sai gì ở đây, đặc biệt là với ”người không có lý trí” (đang bị cảm xúc chi phối). Hãy xin lỗi trước. Để cảm xúc qua đi, rồi mới đến bước xử lý tiếp theo. Đúng hay sai không quan trọng, quan trọng là kết quả sau cùng khách hàng có còn tin cậy công ty bạn hay không? Đừng trở thành 1 công ty chiến thắng trong mọi cuộc tranh cãi với khách hàng và cuối cùng không còn khách hàng nào cả.
Bạn cần luôn nói lời xin lỗi, thậm chí cả khi bạn không làm gì sai cả. Từ quan điểm nhìn nhận của khách hàng, họ có một lời phàn nàn xác đáng và họ mong đợi lời xin lỗi. Lời xin lỗi có thể đơn giản như: “Tôi xin lỗi vì những bất tiện gây ra cho quý vị” hay “Tôi xin lỗi, tôi hoàn toàn hiểu sẽ thật tồi tệ như thế nào khi mua bữa tối về cho gia đình mà lại không đủ số lượng khi mở ra”. Một lời xin lỗi lịch thiệp sẽ xoa dịu rất nhiều những cơn cáu giận, bực tức của các khách hàng. Mặc dù vây, vẫn có ngoại lệ cho quy tắc này, nếu một khách hàng gọi điện vời lời phàn nàn nghiêm trọng, chẳng hạn như thức ăn có độc, đừng xin lỗi, nó có thể được xem như lời thừa nhận tội lỗi, thay vào đó bạn hay đề cập tới thủ tục giải quyết khúc mắc của công ty cho những trường hợp như vậy.
S: SATISFY – Bây giờ hãy đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề, đền bù, hoặc có quà tặng cho khách hàng. Đừng cho rằng đây là 1 chi phí, hãy xem nó như 1 khoảng đầu tư. Bạn đang ĐẦU TƯ để khách hàng không đi kể về tiếng xấu của doanh nghiệp cho vài chục người khác, cứ thế lan ra và đánh mất cơ hội bán hàng cho vài trăm người trong tương lai. Nếu bạn giải quyết tốt, trong rủi có may, trong nguy có cơ, biết không chừng bạn còn có thể chuyển hóa khách hàng thành 1 ”fan hâm mộ” sẽ đi truyền bá cho hàng chục người khác về ”tiếng thơm” của công ty bạn.
Hãy đảm bảo mọi việc được giải quyết đúng đắn. Bạn nên hỏi khách hàng: “Tôi có thể làm gì để giúp quý vị giải quyết vấn đề?”. Bạn là người phán quyết về những gì hợp lý sẽ được thực thi, nhưng cũng nên để các khách hàng có được cơ hội cảm nhận quyền hành của họ trong việc giải quyết khúc mắc. Không ít lần các khách hàng có thể đề nghị vấn đề cần được giải quyết thấu đáo vào lần tiếp theo họ mua sắm hay có thể rằng bạn nói chuyện với người đã gây ra sai sót và giúp họ chỉnh sửa lại. Nhiều công ty đã sử dụng một hệ thống tự động gửi đi các tấm thiệp đã được cá nhân hoá để xin lỗi cho các sai sót. Sẽ thật tuyệt vời nếu khách hàng nhận được những điều bất ngờ thú vị, đó có thể là một bữa tráng miệng miễn phí, một món ăn bổ sung, hay một món quà tặng nhỏ xinh xắn để cho thấy bạn quan tâm tới họ như thế nào.
T: THANKS – Lúc này hãy nói lời cám ơn vì khách hàng đã thông báo, giúp bạn hoàn thiện hơn, giúp công ty phát triển tốt hơn. Tại sao? Với hành động đơn giản là phàn nàn, khách hàng đang nói với bạn rằng “Tôi quan tâm tới hoạt động kinh doanh của quý vị và thành công của quý vị”. Họ đang đem lại cho bạn cơ hội sửa chữa sai sót và mời họ quay trở lại để họ giúp bạn gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Tại sao bạn lại không chào đón những cơ hội thành công tuyệt vời như vậy? Hãy cảm hơn họ vì đã đưa ra cho bạn cơ hội thứ hai, vì đã để bạn biết rằng một vài điều gì đó trong công ty đang kém đi hiệu quả vốn có, vì đã đem lại cho bạn cơ hội để khắc phục vấn đề, và vì cơ hội giúp uy tín của bạn và cả công ty không bị ảnh hưởng xấu.
Việc bổ sung công thức B.L.A.S.T vào bộ các công cụ dịch vụ khách hàng của bạn sẽ giúp bạn giải quyết hiệu quả hơn các lời phàn nàn của khách hàng và họ sẽ kể với bạn bè, người thân của họ rằng dịch vụ của bạn tuyệt vời như thế nào!
SOURCE: FACEBOOK LÊ ĐÌNH QUÝ
Nguồn tham khảo:
-Khởi nghiệp thông minh.
-Organizational Behavior (15th Edition).

(Và ứng dụng trong quản lý doanh nghiệp)
Thưa các anh chị, đối với mỗi người làm quản lý doanh nghiệp (hay còn gọi là làm sếp) thì việc cấp dưới nghe lời, tuân thủ mệnh lệnh luôn là một trong những vấn đề then chốt của sự nghiệp quản lý của họ. “Nghe lời” ở đây không có nghĩa là nhân viên răm rắp làm theo như cỗ máy, chỉ đâu đánh đó. Nghe lời cần hiểu theo nghĩa rộng là sự tôn trọng quyết định của cấp trên, tâm phục, khẩu phục và thậm chí biết góp ý, khuyên can đúng lúc, đúng chỗ.
Có thể ở đây nhiều anh chị cũng đã từng gặp phải cảnh “trên bảo dưới không nghe”, cấp dưới chống đối ngầm, chống đối công khai, tìm cách đối phó với các yêu cầu của sếp, đôi khi coi thường và tỏ thái độ không hợp tác. Cá nhân tôi (em) cũng từng như vậy, việc làm quản lý khi tuổi đời còn quá trẻ đã đặt tôi vào tình thế buộc phải nghiên cứu về thuật dùng người. Làm sao cho mọi người đoàn kết, tin tưởng và nghe lời mình để hướng đến sự thành công chung, nhất là khi mình là quản lý mới còn hệ thống nhân sự cấp dưới thì chưa biết đến mình, tuổi tác lớn, nhiều kinh nghiệm và đã gắn bó với nhau lâu năm.
Trong bài viết nay, tôi xin chia sẻ tổng kết của mình về 6 yếu tố quan trọng nhất khiến người khác nghe lời mình và ứng dụng trong quản lý nhân sự. Nếu anh chị nào gặp khó khăn về vấn đề quản lý nhân viên có thể đối chiếu lại với bài viết này để tìm kiếm hướng đi và bổ sung cho mình những yếu tố còn chưa hoàn hảo.
PHẦN MỘT: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO
- Nhà quản lý (manager) nói chung là người điều hành người khác trong xã hội hoặc một tổ chức. Nhà quản lý điều hành thông qua công cụ QUYỀN QUẢN LÝ. Thông thường, trong doanh nghiệp các nhà quản lý thường là người lập kế hoạch, yêu cầu nhân viên thực hiện và có quyền thưởng, phạt nhân viên của mình.
- Ngược lại, nhà lãnh đạo (leader) giống như một người thầy dẫn dắt người khác. Nhà lãnh đạo tác động đến người khác thông qua SỨC ẢNH HƯỞNG. Trong khi nhà quản lý bảo chúng ta phải làm gì, nhà lãnh đạo lại giải thích cho chúng ta vì sao phải làm thế. Nhà quản lý thưởng và phạt, nhà lãnh đạo lại động viên, khuyến khích... Một nhà lãnh đạo không nhất thiết phải là nhà quản lý. Có nhiều trường hợp, một người không phải là quản lý, là cấp trên, nhưng họ vẫn khiến người khác nể phục, tin tưởng và hành động theo, lúc đó họ vẫn là lãnh đạo.
Trên thực tế, một “sếp doanh nghiệp” thường phải đóng vai trò vừa là nhà quản lý, vừa là nhà lãnh đạo. Do vậy, để khiến người khác nghe lời mình, chúng ta hãy xem xét 6 yếu tố sau:
BA QUYỀN CỦA NHÀ QUẢN LÝ GỒM
- Quyền hành chính 
- Quyền kinh tế 
- Quyền cá nhân

BA SỨC ẢNH HƯỞNG CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO GỒM
- Tài năng 
- Tình cảm
-  Đạo đức

PHẦN HAI: 3 QUYỀN CỦA NHÀ QUẢN LÝ
Nhà quản lý thông thường có 3 quyền, đó là:
1. Quyền hành chính: 
Quyền hành chính là quyền hạn được quy định về pháp lý: giám đốc quản lý nhân viên, lớp trưởng quản lý sinh viên, cha mẹ quản lý con cái... Quyền hành chính là điều kiện cần của nhà quản lý giống như câu “danh chính ngôn thuận”, nghĩa là buộc phải có, nhưng chưa đủ. Nhiều người lầm tưởng cứ có quyền hành chính là người khác sẽ nghe lời mình, điều đó là không chính xác.

=> Ứng dụng: Xác lập địa vị rõ ràng, thường xuyên nhắc nhở nhân viên về vị trí của họ. Thông qua các công cụ báo cáo, họp hành, thưởng phạt để điều hành.
2. Quyền kinh tế 
Quyền kinh tế nghĩa là ai có tiền, người đó có quyền; ai quyết định vật chất, người đó có quyền. Có khi trong công ty, một nhân viên không sợ Giám đốc mà lại rất sợ Trưởng phòng, vì Trưởng phòng là người trực tiếp chấm công, đề xuất thưởng, phạt cho họ. Trong một gia đình, người vợ hoặc chồng kiếm ra tiền sẽ có tiếng nói, người không kiếm được tiền thường phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”, đó là vì quyền kinh tế của họ thấp hơn người kia.

=> Ứng dụng: Luôn suy nghĩ cho quyền lợi của nhân viên, đảm bảo cuộc sống để họ an tâm làm việc. Nếu có thể, đừng tiếc thưởng thêm cho họ hoặc dùng tiền túi của mình tặng quà, hỏi han. Đặc biệt phải giữ cho việc thưởng phạt công bằng, minh bạch để mọi người có động lực phấn đấu.
3. Quyền cá nhân 
Quyền cá nhân nghĩa là ai gương mẫu trong đời sống và công việc, người đó có quyền. Gương mẫu điểm nào, bạn có quyền điểm đó. Ví dụ bạn chăm chỉ đi làm đúng giờ, khi nhắc nhở nhân viên đi muộn họ phải phục. Bạn đạt doanh số cao, khi đề nghị nhân viên phấn đấu hơn, họ sẽ nghe. Người gương mẫu tạo ra sức mạnh sai khiến được người khác, khiến họ vâng lời.

Ví dụ: Trong những lời kêu gọi nhân dân, chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ quên nêu gương:
“Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta, ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào cũng tập” (Trích Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục năm 1946)
“Đồng bào ở nhiều nơi đang đói... Vậy tôi đề nghị với đồng bào cả nước... cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Ðem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo. Và nay tôi xin thực hành trước.”
=> Ứng dụng: Đã làm quản lý thì phải rèn lối sống gương mẫu, trong mọi việc mình nên đi đầu, làm tốt trước rồi chỉ cho người khác cách làm, không nên ra lệnh suông theo lối “chỉ tay năm ngón”. Nếu điểm nào mình chưa thay đổi được thì tuyệt đối không phê bình nhân viên, bởi tuy họ không cãi lại nhưng sẽ phát sinh tâm lý coi thường từ bên trong.
Những khi nhân viên gặp khó khăn, đừng bỏ mặc mà nên xắn tay giải quyết vấn đề cho họ, thể hiện mình là người “nói được, làm được”.
PHẦN BA: 3 ẢNH HƯỞNG CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO
Nhà lãnh đạo có 3 sức ảnh hưởng, đó là:
1. Tài năng 
Khi một người có tài năng thì tạo thành một sức cuốn hút với những người xung quanh. Đó là lý do vì sao các ca sĩ, nghệ sĩ có rất nhiều người mến mộ. Trong công việc cũng vậy, tài năng có thể là kỹ năng chuyên môn, tầm nhìn, khả năng đàm phán, thuyết phục, bán hàng, kỹ năng nói trước đám đông... Gặp người có tài năng, ta thường cảm phục, ngưỡng mộ và muốn nghe lời, đó là tâm lý tự nhiên.

=> Ứng dụng: Người lãnh đạo phải rèn luyện tài năng, trình độ của mình. Không ai sinh ra đã giỏi hết mọi việc, vì vậy bạn phải học. Đừng bao giờ quá tự tin vào hiểu biết của chúng ta. Sau khi học được rồi, bạn nên tìm cơ hội chia sẻ lại cho người khác, đừng giấu diếm hoặc giữ miếng riêng của mình.
2. Tình cảm (hay còn gọi là ân tình, ân nghĩa) 
Có trường hợp một người không có tài năng hơn ta, nhưng chúng ta vẫn đi theo giúp đỡ, hỗ trợ hết lòng đó là do ân tình. Có thể người đó từng giúp đỡ, cưu mang ta trong cơn khó khăn, cho ta lời khuyên, hoặc tạo điều kiện cho phát triển, hay họ đặt niềm tin vào ta khi ta đang bị mọi người quay lưng... những sự kiện đó làm ta ghi nhớ và sẵn sàng đi theo phục vụ, giúp đỡ họ.

Ví dụ: Trong Tây Du Ký, ai cũng biết Tôn Ngộ Không có nhiều phép thần thông biến hóa, còn Đường Tăng chỉ là một người bình thường. Nếu về tài phép thì Đường Tăng đương nhiên không bằng Tôn Ngộ Không, nhưng Đường Tăng lại có ơn cứu Tôn Ngộ Không khỏi bị nhốt dưới núi Ngũ hành. Ngộ Không tuy bướng bỉnh nhưng luôn hết lòng phò tá sư phụ mình, đó là vì Ngộ Không nhớ đến tình nghĩa thầy trò và ơn tri ngộ của Đường Tăng, do đó Ngộ Không không nỡ bỏ mà luôn vào sinh ra tử vì Đường Tăng.
=> Ứng dụng: Người lãnh đạo giỏi không bao giờ muốn gây thù mà chỉ muốn kết bạn. Thứ gì giúp được, cho được người khác thì bạn đừng tiếc thời gian làm cho họ. Vì ai cũng có những vấn đề của riêng mình, cơ hội để bạn giúp đỡ người khác luôn có ở mọi nơi. Thậm chí họ không nhờ vả, bạn cũng hỏi han và đề nghị giúp đỡ.
Đối với nhân viên, chúng ta nên ân cần chăm lo cả vật chất và tinh thần cho họ. Một món tiền thưởng tết, một tin nhắn chia sẻ, một lời khen.. có thể bạn quên nhưng nhân viên còn nhớ mãi. Sau này, có thể họ trở thành người giỏi, nhiều doanh nghiệp mời chào, nhưng họ sẽ nhớ đến tình cảm với ta mà vui vẻ ở lại.
3. Đạo đức 
Đạo đức là yếu tố mạnh nhất để tạo ra sức cảm phục người khác. Người có đạo đức, lòng vị tha, tình yêu thương khiến cho không chỉ con người, mà đến các loại động vật hung dữ khi đến gần cũng cảm nhận được. Người Việt Nam có câu thành ngữ “Đất lành chim đậu”. Con người ai cũng có xu hướng tìm đến và nương tựa vào những người tốt, khuyên mình điều hay lẽ phải, chăm lo, che chở cho mình. Qua đó, tâm hồn và lý trí của họ cảm thấy bình an, vui vẻ, cuộc sống có ý nghĩa. Nếu bạn là nhà lãnh đạo thiếu đạo đức, ích kỷ, lừa đảo, dù việc bạn làm không ảnh hưởng đến họ, họ cũng dần dà bỏ đi, vì họ cảm thấy bạn không xứng đáng với sự kỳ vọng và tin tưởng của họ.

Ví dụ: Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, trận đánh Từ Châu, Lưu Bị thua to, quân tướng ly tán. Quan Vũ không có đường chạy phải đầu hàng Tào Tháo. Tào Tháo có thể nói là người có tài năng không thua Lưu Bị, lại vô cùng trọng dụng Quan Vũ. Tào Tháo phong cho Quan Vũ làm thượng tướng quân, Hán Thọ Đình Hầu, lại tặng ngựa Xích Thố và rất nhiều vàng bạc châu báu. Ân nghĩa của Tào Tháo với Quan Vũ cũng không nhẹ. Nhưng Quan Vũ vẫn bỏ Tào Tháo về với Lưu Bị là vì cái đức của Lưu Bị cao hơn Tào Tháo một phần. Qua đó cho thấy người có đức, sức ảnh hưởng vượt ra ngàn dặm, có thể khiến những người tài năng quy tụ về bên mình.
Tất nhiên, ân nghĩa của Tào Tháo cũng không đến mức đổ xuống sông biển. Sau trận chiến Xích Bích, Quan Vũ lại tha mạng cho Tào Tháo một lần của ải Hoa Dung để đền đáp ơn xưa. Từ đó Quan Vũ trở thành hình tượng tiêu biểu cho lòng trung thành và tín nghĩa.
Ngày nay người Đài Loan, Hong Kong vẫn còn tín ngưỡng thờ Quan Công (Quan Vũ) là vì yên mến những hành động “quân tử” của ông.
=> Ứng dụng: Đạo Nho có nói hành động của người quân tử là “Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ”, nghĩa là gốc rễ của những việc đại sự nằm ở bản thân chúng ta trước tiên. Muốn làm việc lớn, buộc phải rèn luyện đạo đức. Mấu chốt của tu thân là thấy khuyết điểm của mình mà sửa. Một nhà lãnh đạo mỗi ngày đều nên tự kiểm điểm hôm nay mình có làm gì không hay, không phải, mình còn điều gì khiếm khuyết hay không. Giống như quy luật phủ định của Triết học Mác, nếu một người không nhìn thấy cái dở của mình thì làm sao tiến về phía trước được. Đạo đức không cần phô bày ra ngoài, chỉ cần thật tâm rèn luyện và sống chân thành, bạn sẽ có được sự yêu mến của những người xung quanh.
KẾT:
Có nhiều sếp doanh nghiệp luôn chê trách nhân viên không “biết trên dưới”, không tôn trọng quyết định của mình mà không chịu nghiên cứu, lý giải nguyên nhân của vấn đề. Vì sao cùng một đứa trẻ mà cha nói thì nghe, còn mẹ nói lại không nghe? Vì sao cùng một nhân viên mà đi làm công ty này thì nhiệt tình, đi làm công ty khác lại uể oải? Sự việc đều có nguyên do của nó.
Chúng ta chớ nên trách móc nhân viên của mình mà hãy dành thời gian thay đổi phương pháp của bản thân trước. Nếu cứ làm theo cách cũ, bạn không thể có kết quả mới được. Dùng người là một nghệ thuật, nếu bạn hiểu nguyên lý và chuyên tâm thực hành, chắc chắn bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo tốt, được nhân viên của mình yêu mến.
SOURCE: FACEBOOK CHU NGỌC CƯỜNG
GROUP QUẢN TRỊ VÀ KHỞI NGHIỆP

17:22
Bộ luật Dân sự 2015 quy định chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ bao gồm pháp nhân và cá nhân. Để thực hiện quy định mới này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 39/2016 quy định khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng phải là pháp nhân, cá nhân.
Giải thích rõ thêm về nội dung trên, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, nói: “Tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 39 nêu rõ: Từ ngày 15-3, các đối tượng không phải là pháp nhân (ví dụ như hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) không đủ tư cách chủ thể vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Họ chỉ có thể vay vốn với tư cách là doanh nghiệp (DN) hoặc cá nhân. Nói cách khác, việc vay vốn sẽ tiến hành bằng danh nghĩa từng cá nhân, cá nhân tự chịu trách nhiệm trả nợ chứ không phải với danh nghĩa hộ gia đình, hộ kinh doanh”.
Hộ kinh doanh, hộ gia đình… lo lắng
Thông tin trên khiến không ít hộ kinh doanh gia đình tỏ ra hoang mang, lo lắng. Ông Nguyễn Viết Hải, chủ cửa hàng kinh doanh giày dép tại khu vực An Khánh, quận 2, TP.HCM, kể để mở cửa hàng trên ông đã phải thế chấp căn nhà đang ở vay 350 triệu đồng với lãi suất 12%/năm từ NH, kỳ hạn một năm.
“Mỗi tháng riêng tiền lãi phải trả là 3,5 triệu đồng. Ngoài ra với hàng loạt khoản thuế, phí phải chi như hiện nay, lời lãi thu về cũng chỉ đủ đáp ứng chi tiêu trong gia đình. Tới đây tôi sẽ không được vay với lãi suất dành cho hộ gia đình nữa mà chỉ có thể vay với tư cách cá nhân. Điều này cũng có nghĩa tôi phải đi vay với lãi suất cao hơn so với trước đây. Nếu phải vay với lãi suất cao thì chắc tôi chỉ còn nước sang nhượng lại cửa hàng này thôi” - ông Hải thở dài.
Chị Bùi Thanh Hạnh, chủ cửa hàng ăn uống ở chợ Thị Nghè, quận Bình Thạnh, TP.HCM, cho biết công việc kinh doanh của chị mới bắt đầu được hơn bốn tháng. Giờ đây sắp tới ngày đáo hạn kỳ hạn sáu tháng của khoản vay 150 triệu đồng từ NH. Theo quy định mới của NHNN, chắc chắn hợp đồng vay sẽ phải thay đổi theo và chưa biết có được vay nữa hay không vì nghe nói phải lên công ty mới được vay.
“Lâu nay tôi chỉ quen buôn bán nhỏ, không muốn lên công ty vì không đủ điều kiện quản lý sổ sách, thủ tục thuế, thanh tra, kiểm tra... Tới đây buộc phải thành lập công ty mới được vay tiền thì sẽ rất khó khăn cho tôi” - chị Hạnh lo lắng.
Nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ khác cũng lo lắng trước quy định trên. Lý do là với người kinh doanh thì ngoài vốn tự có, họ phải vay vốn NH. Nếu NH không cho vay nữa thì chưa biết vay ở đâu.
Hộ bán phở, bún bò...sẽ không được vay ngân hàng?  - ảnh 1
Tới đây, hộ gia đình, hộ kinh doanh chỉ có thể vay vốn tín dụng với danh nghĩa từng cá nhân. Ảnh: HTD
Không nên cứng nhắc
Luật sư (LS) Trần Minh Hải, Giám đốc điều hành Công ty Luật BASICO, cho rằng: “Thực ra quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 39 là một điểm tiến bộ. Bởi những năm qua, ngành NH gánh không biết bao nhiêu hậu quả pháp lý trong quá trình giao dịch kinh doanh với hộ gia đình”.
LS Hải phân tích từ xưa đến nay giao kết pháp lý giữa cá nhân và pháp nhân với NH được ràng buộc một cách chắc chắn, tức là có làm có chịu, nên ngay cả khi có phát sinh trách nhiệm thì tòa án sẽ rất dễ dàng giải quyết. Trong khi đó hộ gia đình là thành phần mà theo tính pháp lý lại dựa trên sổ hộ khẩu, tất cả thành viên trên 15 tuổi đều phải nhất trí thông qua các giao dịch lớn.
“Thực tế là tòa án tiếp nhận hàng ngàn vụ tranh chấp giữa NH với hộ gia đình. Thời điểm lập hồ sơ cho vay thì trong hộ khẩu chỉ có cha mẹ và các con, có tài sản bảo đảm là chính căn nhà. Đến lúc gia hạn hợp đồng tín dụng lại không biết những người con trong gia đình đó đã lập gia đình và sổ hộ khẩu nhập thêm con rể, con dâu. Khi xử lý nợ, tòa án nhận thấy con dâu và con rể đều là thành viên trên 15 tuổi và không ký vào biên bản để thông qua biên bản ký khi làm tài sản bảo đảm nên vô hiệu hóa hợp đồng tài sản bảo đảm” - ông Hải dẫn chứng.
Chính vì lẽ đó, theo ông Hải, sự thay đổi trong Thông tư 39 thoạt nghe có vẻ bất thường nhưng xét về góc độ quản lý rủi ro pháp lý thì điều này lại tốt cho tổ chức tín dụng. Lý do là nó quy định rõ ràng trách nhiệm đối với người tham gia giao dịch.
Trao đổi với báo chí, LS Trương Thanh Đức, Chủ tịch Câu lạc bộ Pháp chế NH, cũng cho rằng quy định trên của Thông tư 39 nhằm xác định lại đối tượng vay vốn NH gồm pháp nhân và cá nhân theo thông lệ chung của thế giới.
Ông Đức nói: “Theo thông lệ thế giới, chỉ có hai loại chủ thể pháp luật dân sự là cá nhân và pháp nhân. Hộ gia đình, hộ kinh doanh hay tổ hợp tác là chủ thể ảo, thực chất là một hoặc một nhóm cá nhân, vì vậy bị xóa bỏ khỏi Bộ luật Dân sự 2015”.
Tuy nhiên, giám đốc chi nhánh một NH tại TP.HCM cho rằng khi người đứng tên vay và chịu trách nhiệm trả nợ với tư cách cá nhân thì đương nhiên họ sẽ phải chịu điều chỉnh lãi suất theo cá nhân thông thường. Nghĩa là họ sẽ không còn được hưởng một số lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích hộ sản xuất, kinh doanh nữa.
Lâu nay, tùy từng NH nhưng để khuyến khích hộ gia đình kinh doanh, lãi suất dành cho hộ kinh doanh luôn thấp hơn khoảng 0,5%-1%/năm so với cho cá nhân vay kinh doanh.
Do vậy, Thông tư 39 mới nhìn một chiều, tức là nhìn về mặt pháp lý chứ chưa nhìn về mặt thực tế cuộc sống. Đó là hiện nay đang tồn tại hàng triệu hộ kinh doanh cá thể được hưởng chính sách riêng để khuyến khích đối tượng này phát triển chứ không phải khuyến khích cá nhân.
“Từ thực tế trên, tôi cho rằng NHNN phải có hướng dẫn cụ thể hoặc tạo một số điều kiện riêng cho các hộ kinh doanh này, khi mà tới đây họ buộc phải đi vay với tư cách là thể nhân và không còn được hưởng các quy định ưu đãi về lãi suất nữa. Một chính sách thay đổi như vậy là quá đột ngột, đáng lẽ ra phải làm công tác tư tưởng trước để người kinh doanh hiểu và tự nguyện thực hiện. Nếu áp dụng một cách cứng nhắc và theo kiểu ép buộc có thể sẽ phản tác dụng” - vị giám đốc này nhấn mạnh.
Nhiều hộ kinh doanh cũng đề nghị cần phải có thời gian cần thiết để họ chuẩn bị cũng như làm lại hợp đồng… với NH khi quy định mới có hiệu lực.
Vốn với hộ kinh doanh rất quan trọng
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nói với khoảng trên năm triệu hộ kinh doanh hiện nay thì khối lượng công việc và của cải họ tạo ra cho xã hội là rất lớn. Vốn đối với hàng triệu hộ kinh doanh này là rất quan trọng.
“Vì vậy, bất cứ chính sách nào liên quan đến vốn cho các hộ kinh doanh cũng cần tính đến yếu tố này” - ông Lộc nói.
Theo thống kê của VCCI, hiện Việt Nam có khoảng trên năm triệu hộ kinh doanh phi chính thức và chính thức nhưng các hộ này đều chưa phải là DN.
SOURCE: THÙY LINH 
PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG TPHCM 

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.