Bài được viết từ năm 2014, tôi thấy vẫn còn giá trị khi tiến vào năm 2017, nên chia sẻ cùng Group. Chúc anh chị em và các bạn một năm Con Gà thành công, may mắn!
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và văn bản
Tôi tham gia hỗ trợ cho nhiều start-up (nhưng cũng không dám nói một cách quá to tát là đang xây dựng nên cả một “hệ sinh thái khởi nghiệp” tại Việt Nam). Thật ra, chúng ta không nên đánh giá bất kỳ ai đang có các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp là chỉ giỏi tô hồng con đường này và khuyến khích đám trẻ bỏ việc lập công ty ào ạt mà không cần quan tâm đến hậu quả.
Bất cứ sự đánh giá nào không dựa trên việc thấu hiểu thật sự và chấp nhận một điều rằng luôn có nhiều “chuẩn mực” khác nhau, đều có phần nông cạn. Không phải cứ khác với mình là không ổn, không phải cứ ai cũng giống mình là thế giới này hoà bình, tập bỏ thói quen thích “thống trị” - muốn người ta giống chuẩn của mình thì mới tốt. Tôi đã gặp vài người như vậy và cảm thấy họ thường mất lực, khổ sở vì vướng phải thói quen cố hữu là muốn “thống trị” (dù là trong suy nghĩ).
Thật ra, các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp có chiều sâu hơn chúng ta tưởng. Nhiều năm tổ chức các hoạt động này, tôi học được một điều là kể cả khi một doanh nhân trẻ đem đến cho bạn những suy nghĩ hoang đường nhất, bạn vẫn không có tư cách để phán xét anh ta. Vâng, bạn không có tư cách. Hãy đối xử với anh bạn trẻ đó bằng tất cả sự tinh tế mà bạn có.
Vì vậy tôi cho rằng chúng ta nên cổ vũ cho tinh thần khởi nghiệp theo một cách thận trọng, giúp cho các bạn trẻ có cảm hứng để đi theo tiếng gọi của đam mê và hành trình hiện thực hóa giấc mơ nhưng cũng cho họ cái nhìn thực tế nhất về các “cạm bẫy” mà họ sẽ gặp trên con đường đầy khó khăn này. Còn lựa chọn đi theo con đường nào là ở họ.
“Tinh thần” đó thường được tôi mang vào các bài trả lời phỏng vấn về chủ đề khởi nghiệp tại Việt Nam. Như bài phỏng vấn sau là một ví dụ.
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và văn bản
2. Có nên khởi nghiệp sau khi thất nghiệp? 
[Câu hỏi của báo Tiếp thị và Gia đình]

- Hiện nay, rất nhiều người gặp cảnh thất nghiệp do tình hình kinh tế chung. Dưới góc nhìn của anh Tuấn, việc tự mở hướng kinh doanh riêng có được xem là cách tự thoát khỏi tình trạng thất nghiệp hay không? Những ai phù hợp với khởi nghiệp, những ai không (vì thiếu kinh nghiệm mà đâm đầu vào mở công ty thì tất yếu sẽ thất bại)?
Luôn có cơ duyên cho một việc gì đó, thất nghiệp cũng có thể là một cơ hội để gầy dựng nên một “vương quốc” của riêng mình, nếu xem đây như một cách nhìn tích cực.
Tuy nhiên đó chỉ là một sự “nhân tiện”, chứ không nên là nguyên nhân chính, bởi lẽ mọi sự thành công trong cuộc đời này đều cần một khát vọng to lớn, niềm tin mãnh liệt, sự chuẩn bị kĩ lưỡng đi kèm với khả năng hành động táo bạo, quyết liệt.
Nếu giấc mơ chưa đủ lớn, nếu chưa thật sự “tin” một cách mãnh liệt vào hướng đi của mình, thì đừng làm, bởi nếu có làm thì cũng thiếu sức bật lắm, cứ èo uột, vài hôm thấy không ổn, sợ rồi chán rồi lại quay lại con đường đi xin việc để kiếm sống thôi.
Những người không nên khởi nghiệp trong tình huống này:
-Không có đủ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng và bản lĩnh. Vừa học vừa làm? Ok, nhưng phải có một trong hai cái: hoặc là tố chất, hoặc là nền tảng tối thiểu được chuẩn bị dựa vào việc tích luỹ kinh nghiệm trong những năm tháng ở công ty cũ.
-Chưa từng đảm nhận vị trí kinh doanh, bán hàng, tổ chức nguồn lực, hay điều hành, hoặc phát triển một dự án nội bộ ngay từ đầu ở công ty cũ.
-Không có gan làm giàu.
-Có quá nhiều trách nhiệm, ví dụ như vợ con, mà lại không có một sự chuẩn bị về tài chính đủ để “toàn tâm toàn ý” lao vào cuộc chơi trong 6 tháng - 2 năm đầu (tuỳ ngành kinh doanh tạo dòng tiền sớm hay muộn) mà không vướng bận chuyện "cơm áo gạo tiền".
-Chưa tích lũy đủ mối quan hệ, có sẵn “đầu ra” tức là khách hàng/ hợp đồng trước khi nghỉ việc.
-Chưa hiểu rõ “Vì sao mình cần khởi nghiệp?” – câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng không có mấy người nhận thức rõ.
Những ai nên khởi nghiệp trong tình huống này, có 2 dạng:
-Hoặc là “chẳng có gì để mất”
-Hoặc là đã có những nguồn lực tối thiểu để khởi nghiệp: kinh nghiệm, mối quan hệ, vốn.
-Nhưng điểm chung là họ đều có một khát vọng cháy bỏng để thành công.
Cuối cùng, con người ta luôn có cách thành công của riêng họ, nên hãy xem đây như những lời tham khảo. Còn lựa chọn là của riêng bạn. Nhưng như một câu ngạn ngữ, lựa chọn của bạn làm nên số phận của bạn. Bạn làm chủ các lựa chọn của mình, không phải ai khác, và là người chịu 100% trách nhiệm cho kết quả của những lựa chọn ấy.
SOURCE: FACEBOOK TẠ MINH TUẤN
CHAIRMAN TMT GROUP, YUP EDUCATION
GROUP QUẢN TRỊ VÀ KHỞI NGHIỆP
Nhãn:

Đăng nhận xét

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.