tháng 4 2017

Sau ba năm hoạt động, và hơn một năm nhận vốn "khủng" từ nhà đầu tư nước ngoài, trong những ngày đầu tháng Tư vừa qua, The KAfe - chuỗi cửa hàng chuyên phục vụ đồ ăn Á-Âu - đã dần đóng cửa toàn bộ các cửa hàng trong hệ thống. Đào Chi Anh - người sáng lập, CEO The KAfe đã phải nói lời chào tạm biệt với "đứa con" của mình.
Chi Anh từng chia sẻ trong tiếc nuối: "Nếu được quay lại, tôi sẽ mạnh mẽ hơn trong lúc đàm phán với nhà đầu tư, sẽ quyết liệt hơn trong việc chấp nhận hay không chấp nhận chỉ tiêu họ áp đặt cho mình... Những chỉ tiêu đó, tôi cũng đạt được và đã có trả giá. Những cái giá đó không bao giờ nhìn được trong lúc mình làm, mà càng về sau càng hiện ra rõ hơn…".
Startup học được gì từ thất bại của The KAfe?
Trường hợp thất bại của The KAfe và Đào Chi Anh sau khi gọi vốn 5 triệu USD từ nhà đầu tư là bài học tài chính điển hình cho các startup khi gọi vốn.Theo kinh nghiệm của người viết khi tư vấn M&A, gọi vốn, và giúp các doanh nghiệp xây dựng quản trị và tài chính, và cả kinh nghiệm xây dựng công ty của mình, sau đây là những sai lầm khi startup hay doanh nghiệp gọi vốn và sau gọi vốn:
Lựa chọn nhà đầu tư không phù hợp
Có những nhà đầu tư được gọi là “nhà đầu tư cá mập”. Mục tiêu của họ là thâu tóm chứ không phải đồng hành. Họ đến để tiếm quyền và với mục tiêu kiếm lời ngắn hạn từ việc kiểm soát công ty và bán công ty, chứ không hướng tới dài hạn. Nhiều nhà đầu tư tài chính nhắm đến mục tiêu này. Vì thế, thứ tự ưu tiên lựa chọn nhà đầu nên là: đối tác cùng ngành, quỹ đầu tư cùng ngành, quỹ đầu tư tài chính.
Được biết, có những doanh nghiệp Việt nhận đầu tư với số tiền lên đến triệu đô nhưng đồng thời cũng nhận từ nhà đầu tư: sản phẩm mới, công nghệ mới, cùng các chuyên gia để quản trị và phát triển thị trường Việt Nam.
Đối với các quỹ đầu tư tài chính, do phải chịu áp lực thoái vốn từ chính cổ đông của quỹ nên họ thường chỉ đến với bạn trong ngắn hạn.
Không cẩn trọng trong đàm phán
Đây chính là điểm mấu chốt đưa đến thất bại của The KAfe. Tiền đầu tư sẽ đi cùng hàng loạt điều kiện từ nhà đầu tư, nhất là họ sẽ đưa ra yêu cầu kiểm soát hoàn toàn về tài chính. Các nhà sáng lập (founder) lại thường không giỏi về vấn đề này. Nhà đầu tư sẽ áp đặt các chỉ tiêu mang tính thâu tóm, và nếu founder không đạt được chỉ tiêu, thì họ sẽ nâng tỷ lệ sở hữu và thâu tóm công ty.
Các startup thường không xây dựng cho mình chiến lược tài chính chủ động ngay từ đầu, nên khi khát tiền, họ sẽ chấp nhận một cách mù quáng mọi yêu cầu của nhà đầu tư. Và họ cũng sẽ thường quên đàm phán một gói Incentive (lợi tức gồm cả lương và thưởng) cho các founder. Gói Incentive là bình thường trong mọi thương vụ, nhưng các nhà đầu tư thường hay lờ đi, còn startup thì không biết mà đàm phán.
Không xây dựng cơ chế quản trị công ty quy chuẩn
Không nhiều startup hiểu thế nào là quản trị công ty. Cơ chế quản trị công ty không ổn sẽ gây ra mâu thuẫn giữa người điều hành với nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư tài chính thuần túy. Khi xảy ra mâu thuẫn, các cơ chế không rõ ràng đã khiến mâu thuẫn trầm trọng hơn. 
Không xây dựng được kế hoạch kinh doanh khả thi sau gọi vốn

Kế hoạch kinh doanh nửa vời là vấn đề lớn gây tác động tiêu cực. Khi chỉ có một mình làm chủ, founder có thể làm bất kỳ thứ gì mình muốn. Nhưng khi có nhiều hơn các "ông chủ", bạn cần phải đảm bảo lợi ích của tất cả. Khi đó, một kế hoạch kinh doanh chi tiết và khả thi làm cơ sở để thực hiện sẽ giúp đáp ứng được lợi ích, hoặc ít nhất lấy đó làm căn cứ "đồng cam cộng khổ". Ngược lại thì mâu thuẫn sẽ ra tăng.
Ngoài ra, trên thực tế nhiều founder bị tư tưởng "tự dưng có tiền" làm giảm nhiệt huyết khiến nhà đầu tư cảm thấy lợi ích của họ bị ảnh hưởng, và họ sẽ hành động. Lúc này cơ chế quản trị không tốt sẽ dẫn tới ngõ cụt cho các bên.
Thiếu khả năng thực hiện kế hoạch kinh doanh
Nhiều founder sau khi nhận vốn thì hơi “vĩ cuồng” về khả năng của mình. Họ vội vã khuếch trương quy mô công ty mà không hiểu rằng thành công của các thương hiệu lớn đều phải bắt đầu từ hiệu quả hoạt động hằng ngày. Chi phí lớn mà không mang lại hiệu quả rất sẽ dẫn đến thất bại.
Không biết quản lý tài chính
Khi công ty có sự tham gia của các nhà đầu tư, việc thu - chi và tính toán lời - lỗ không còn đơn giản như khi người điều hành cũng là ông chủ. Ngoài ra, khi hoạt động kinh doanh được mở rộng hơn, các chi phí cũng tăng lên bên cạnh việc phải thực hiện nghĩa vụ thuế.
Nếu không có kiến thức và không biết cách quản lý tài chính, dòng tiền sẽ trở nên hỗn loạn, công ty có thể rơi vào tình trạng chỉ thấy chi mà không có thu. Rồi do thiếu tiền nên hiệu quả hoạt động xuống thấp, founder lại tính đến chuyện gọi vốn tiếp theo, dẫn đến lợi ích của nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng, mâu thuẫn xảy ra. Vì thế, cần phải xây dựng được một chiến lược tài chính phù hợp và có phương pháp thực thi chiến lược ấy một cách hiệu quả.
SOURCE: PHAN LÊ THÀNH LONG
GROUP QUẢN TRỊ VÀ KHỞI NGHIỆP

05:07
Tiến trình Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu) đang phủ một "đám mây đen" lên lĩnh vực trồng trọt và đánh bắt cá ở Anh.
"Đám mây" này liên quan đến vấn đề thiếu hụt nhân lực khi chính sách lao động nhập cư bị siết chặt hơn và sự thất vọng của ngư dân Anh - những người đã bỏ phiếu ủng hộ Brexit - vì kỳ vọng về sự thay đổi chính sách không được đáp ứng.
Brexit phủ mây đen lên nghề cá và trồng trọt ở Anh
Robot nông nghiệp - giải pháp thay thế cho lao động nhập cư?
Brexit có thể tác động tiêu cực mạnh đến nền nông nghiệp Anh. “Nếu nguồn cung lao động không thể duy trì hoặc bị sụt giảm đáng kể, sự tác động đến lực lượng lao động ở Anh và chuỗi cung ứng sẽ rất lớn”, một báo cáo gần đây của Ủy ban Phát triển trồng trọt và nông nghiệp (Agriculture and Horticulture Development Board) cho biết.
Một khảo sát của Hiệp hội Nông dân quốc gia Anh (NFU) cho thấy, 50% các công ty cung cấp lao động cho ngành nông nghiệp tại Anh không đáp ứng đủ các yêu cầu được đưa ra đối với người lao động trong lĩnh vực trồng trọt giai đoạn từ tháng 7 - 9/2016 (sau khi có kết quả trưng cầu dân ý cho thấy người dân Anh ủng hộ Brexit).
Trong khi đó trên thực tế, lĩnh vực trồng trọt ở Anh vốn phụ thuộc nhiều vào lao động nhập cư theo mùa, nhằm làm các công việc như thu hoạch nông sản. Phần lớn người lao động đến từ Liên minh châu Âu (EU) và nhiều khả năng sẽ không thể vào Anh được nữa khi các chính sách nhập cư cứng rắn hơn được áp dụng với người lao động có trình độ tay nghề thấp – một nỗ lực của Chính phủ Anh nhằm cắt giảm lượng lao động nhập cư và nắm toàn quyền kiểm soát biên giới sau khi rời khỏi khối 28 quốc gia.
Tháng 11/2016, NFU cho biết, nguồn cung lao động có sẵn để làm công việc thu hoạch cuối mùa vụ các loại nông sản như khoai tây, bắp cải, củ cải… chỉ đáp ứng được 67% nhu cầu thực tế. Có một sự sụt giảm đến 30% so với quý II/2016. Sự tương phản còn rõ nét hơn khi so với quý I/2016 – thời điểm không có bất kỳ một báo cáo nào cho thấy có sự thiếu hụt lao động.
Trên thực tế, nông dân Anh nhận hàng tỷ bảng Anh trợ cấp mỗi năm từ EU. Vì thế, trước cuộc trưng cầu dân ý diễn ra hồi tháng 6 năm ngoái, NFU đã kêu gọi sự ủng hộ ở lại EU nhưng không thành công vì nhiều nông dân đã bỏ phiếu ủng hộ Brexit. Nhưng kể từ đó, những nông dân này được báo cáo là bị “xuống tinh thần” bởi những thông tin cho rằng Brexit sẽ tác động tiêu cực đến ngành nông nghiệp, theo Business Insider.
Phát biểu trong cuộc tranh luận tại Thượng viện Anh vào tháng 7/2016, một chính khách Anh cho rằng nhiều nông dân đã bỏ phiếu ủng hộ Brexit “mà không hiểu hết hậu quả của nó”. NFU thậm chí đã kêu gọi chính phủ đưa ra chương trình thị thực theo mùa để hạn chế tình trạng thiếu hụt nhân công.
Trước tình hình đó, chủ các trang trại ở Anh có thể phải chuyển sang sử dụng robot để lấp đầy khoảng trống nhân lực khi Brexit xảy ra. Theo đó, một loại robot nông nghiệp mới có tên Thorvald vừa được chế tạo để đảm đương các phần việc cực nhọc nhưng không đòi hỏi tay nghề cao tại các trang trại ở Anh thời kỳ hậu Brexit.
"Brexit là động lực chính cho sự thay đổi này. Đây là một mối quan tâm lớn... Robot nông nghiệp là giải pháp thực tiễn cho tình hình hiện nay", GS. Pal Johan From – người chế tạo ra Thorvald nói với Financial Times.
Tương lai nghề đánh bắt cá sau Brexit
Kết quả thăm dò ý kiến được tiến hành trước cuộc trưng cầu dân ý cho thấy 92% người làm nghề cá ủng hộ Brexit. Tuy nhiên đến tháng 11/2016, nhiều người trong số họ đã cảm thấy lo lắng về kế hoạch của Thủ tướng Theresa May nhằm đưa Chính sách Nghề cá chung (CFP) của EU vào luật Anh.
CFP thiết lập quy định sản lượng cá mà tàu của mỗi quốc gia thuộc EU được phép đánh bắt, nhằm mục đích bảo vệ hệ sinh thái, môi trường biển và duy trì trữ lượng thủy sản bền vững.
Một số chính trị gia đã cảnh báo rằng sự thay đổi chính sách có thể xảy ra sẽ không có lợi cho ngành công nghiệp này, nhưng hầu hết ngư dân không đồng ý, họ tin rằng các hạn chế của CFP là nguyên nhân sụt giảm số lượng đội tàu Anh.
Tuy nhiên sau khi trưng cầu dân ý, Thủ tướng Theresa May lại có ý định đề ra “Dự luật hủy bỏ lớn” (Great Repeal Bill) thời kỳ hậu Brexit, nhằm chấm dứt thẩm quyền của luật pháp EU đối với Anh. Và theo đó, sẽ đưa các luật lệ của EU vào luật pháp Anh, bao gồm cả CFP.
Vài ngày trước khi diễn ra cuộc trưng cầu dân ý ở Anh hồi tháng 6 năm ngoái, cùng với nhiều nhóm vận động khác, "Fishing for Leave" đã tổ chức một đội tàu nhỏ chạy dọc sông Thames để kêu gọi ủng hộ Brexit
Alan Hastings – phát ngôn viên của nhóm vận động ngư dân bỏ phiếu cho Brexit (có tên “Fishing For Leave”) nói với Business Insider về đề xuất này: “Nó giống như bạn nghe thông báo rằng sẽ được tại ngoại nhưng rồi sau đó lại nghe bảo rằng vẫn phải tiếp tục ở trong nhà giam”. Alan Hastings đã kêu gọi sự “miễn trừ” cho chính sách về nghề cá khỏi kế hoạch của bà Theresa May nhưng không đạt được bất kỳ sự hứa hẹn nào.
Người phát ngôn của chính phủ Anh cho biết: “Nghề cá mang đến giá trị cao và việc hỗ trợ những người hoạt động trong lĩnh vực này là một phần quan trọng trong tiến trình Brexit. Nghĩa là chúng tôi phải đảm bảo việc đánh bắt cá mang lại lợi nhuận, đảm bảo trữ lượng cá bền vững và bảo tồn môi trường biển… Khi đã rời khỏi EU, Quốc hội Anh sẽ nắm toàn quyền kiểm soát và có thể thực hiện những thay đổi theo mong muốn của công dân Anh”.
SOURCE: BÍCH TRÂM (DOANH NHÂN SÀI GÒN ONLINE)

When employees aren’t just engaged, but inspired, that’s when organizations see real breakthroughs. Inspired employees are themselves far more productive and, in turn, inspire those around them to strive for greater heights. Our research shows that while anyone can become an inspiring leader (they’re made, not born), in most companies, there are far too few of them. In employer surveys that we conducted with the Economist Intelligence Unit, we found that less than half of respondents said they agree or strongly agree that their leaders were inspiring or were unlocking motivation in employees. Even fewer felt that their leaders fostered engagement or commitment and modeled the culture and values of the corporation.
apr17-25-15843859
To understand what makes a leader inspirational, Bain & Company launched a new research program, starting with a survey of 2,000 people. What we found surprised us. It turns out that inspiration alone is not enough. Just as leaders who deliver only performance may do so at a cost that the organization is unwilling to bear, those who focus only on inspiration may find that they motivate the troops but are undermined by mediocre outcomes. Instead, inspiring leaders are those who use their unique combination of strengths to motivate individuals and teams to take on bold missions – and hold them accountable for results. And they unlock higher performance through empowerment, not command and control. Here are some of our additional findings about how leaders both inspire, and get, great performance:
You only need one truly “inspiring” attribute
We asked survey recipients what inspired them about their colleagues. This gave us a list of 33 traits that help leaders in four areas: developing inner resources, connecting with others, setting the tone, and leading the team. Stress tolerance, self-regard, and optimism help leaders develop inner resources. Vitality, humility, and empathy help leaders connect. Openness, unselfishness, and responsibility help set the tone. Vision, focus, servanthood, and sponsorship help them lead. We found that people who inspire are incredibly diverse, which underscores the need to find inspirational leaders that are right for motivating your organization—there is no universal archetype. A corollary of this finding is that anyone can become an inspirational leader by focusing on his or her strengths.
Although we found that many different attributes help leaders inspire people, we also found that you need only one of them to double your chances of being an inspirational leader. Specifically, ranking in the top 10% in your peer group on just one attribute nearly doubles your chance of being seen as inspirational. However, there is one trait that our respondents indicated matters more than any other: centeredness. This is a state of mindfulness that enables leaders to remain calm under stress, empathize, listen deeply, and remain present.
Your key strength has to match how your organization creates value
Effective leadership isn’t generic. To achieve great performance, companies need a leadership profile that reflects their unique context, strategy, business model, and culture—the company’s unique behavioral signature. To win in the market, every company must emphasize the specific capabilities that make it better than the competition.
We found that the same is true of leaders: They must be spiky, not well-rounded, and those “spikes” must be relevant to the way that the company creates value. For example, an organization that makes its money out-marketing the competition isn’t likely to be inspired by a leader whose best talent is cost management. Spiky leaders achieve great performance by obsessing about the specific capabilities that underpin their company’s competitive advantage. They make sure those capabilities get an outsized, unfair share of resources and provide the key players the freedom they need to continue to excel.
You have to behave differently if you want your employees to do so
Even with a clear idea of your company’s winning behavioral signature, leaders need to develop new ways of operating. We found that leaders who both inspire people and generate results find ways to constructively disrupt established behaviors to help employees break out of culture-weakening routines.
Inspirational leaders recognize the need to pick their moments carefully to reinforce a performance culture in a way that can also be inspiring. These are real moments of leadership and truth. A few of our favorite, classic examples include:
  • When Paul O’Neill became CEO of Alcoa in 1987, he knew that he needed to focus the company on workplace safety. To show his commitment to the goal, he required that he be notified of all safety incidents within 24 hours. Safety improved dramatically, to the point where Alcoa’s worker injury rate fell to 5% of the US average.
  • When Howard Schultz returned to Starbucks as CEO after a nearly eight-year hiatus, he realized that Starbucks’s unique customer-focused coffee experience was now in the back seat. In the front seat were automation and diversification, both implemented in pursuit of throughput and growth. Schultz took swift action to change the company’s direction; he even shut down 7,100 US stores for three hours on February 26th, 2008, to retrain the baristas in the art of making espresso. In this highly symbolic move, he left no doubt about his intentions—and about what he thought it would take to make Starbucks great again.
  • When Alan Mulally came to Ford in 2006 to help turn around the business, he took bold actions to change the way they company operated. In one highly visible moment, he applauded Mark Fields (who would eventually become his successor) for admitting to a failure in an executive meeting. That was pretty much unheard-of at Ford, and it set the tone for the open and honest communications required for a new culture at the company.
While these are only single actions by leaders who are famous for producing both performance and inspiration, they provide a window into what inspirational leadership looks like.
Drawing insight from Eastern philosophy, one of our clients once said, “If you want to change the way of being, you have to change the way of doing.” This struck us as profound in the moment and even more profound over time – and the sentiment matches what we learned in our research. Leaders can only change by doing things differently. The more often they behave in a new way, the sooner they become a new type of leader, an inspirational leader. We know that individual inspiration is the gateway to employee discretionary energy, and that, in turn, is critical to making the most of your scarcest resource – your human capital.
SOURCE: ERIC GARTON (HARVARD BUSINESS REVIEW)

CoHo cung cấp các căn hộ trang bị sẵn đồ đạc cho các chuyên gia và sinh viên như bao nhà cho thuê khác, nhưng những người thuê nhà của công ty này có quyền sử dụng các tiện nghi và tham gia vào các sự kiện xã hội. Hiện tại, công ty startup này có hơn 800 khách thuê phòng ở hơn 25 không gian sống chung và đạt lợi nhuận 1 triệu USD/năm.

Với giá thuê tăng vọt và thiếu nơi ở tử tế, ngày càng nhiều người trẻ tuổi ở các thành phố của Ấn Độ phải dọn về sống chung cùng với những người bạn cùng phòng khác. Số sinh viên và chuyên gia đang đi làm trong độ tuổi từ 18 – 35 sống chung với bạn cùng phòng đã tăng gấp đôi trong vài năm qua.
Những người trẻ tuổi mới bắt đầu sự nghiệp luôn cần đến những người sống chung nhà để san sẻ chi phí, đặc biệt là những lúc khó khăn, nhưng lần này thì khác. Đó là một lối sống mới mẻ - những căn hộ chất lượng được trang bị sẵn nội thất với quyền được sử dụng các tiện nghi khác và tham gia các sự kiện xã hội.
Uday Lakkar và Amber Sajid là đồng sáng lập của CoHo
Uday Lakkar và Amber Sajid là đồng sáng lập của CoHo
CoHo, một công ty startup về không gian sống chung, là một trong số ít doanh nghiệp cung cấp các giải pháp thay thế cho việc thuê nhà truyền thống ở Ấn Độ, và số lượng các doanh nghiệp này đang ngày càng tăng lên. Uday Lakkar, đồng sáng lập của CoHo, cho biết startup này ra đời do nhu cầu thiết yếu, vì rất nhiều cử nhân tại các thành phố lớn đều có những kỷ niệm đáng quên khi đi ở trọ. Anh chia sẻ:
“Tôi cũng đã rơi vào tình trạng tương tự, vật lộn để tìm được chỗ ở tốt trong thời gian làm việc của mình. Vì rất nhiều lý do, những người cho thuê nhà ở các thành phố đối xử với những cử nhân như những công dân hạng 2. Ngoài ra, chất lượng nói chung của nhà ở dành cho người trẻ ở Ấn Độ đang ở tình trạng thật khủng khiếp, những căn phòng chật hẹp và những dịch vụ không ổn định.”
Ký túc xá 2.0
Vào năm 2015, Lakkar hợp tác cùng Amber Sajid để bắt đầu kinh doanh tại New Delhi và vùng ngoại ô giàu có của thành phố này, Gurgaon và Noida. Lakkar nói: “Ngành dịch vụ cho thuê nhà bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt lòng tin của khách hàng và sự thiếu chuyên nghiệp của các đại lý bất động sản và các nhà cung cấp dịch vụ. Những gì chúng tôi làm là khiến cho chất lượng sống chung tốt hơn, đem lại trải nghiệm, sự thoải mái, tiện lợi và cảm giác cộng đồng cho những người trẻ tuổi.”
Mô hình của họ được gọi là ký túc xá 2.0 là một không gian được thuê từ một chủ nhà, và nâng cấp nó thành những phòng ngủ giống nhau với một không gian sinh hoạt chung, phòng giải trí, kết nối Wi-Fi, dịch vụ giặt là và cho những cử nhân thuê lại.
Làm cho dịch vụ này hấp dẫn và thân thiện với công nghệ là vô cùng quan trọng: “Chúng tôi đã phát triển một ứng dụng dành cho những người thuê phòng để theo dõi kế hoạch ăn uống và thanh toán tiền thuê, và một chat bot hỗ trợ họ trong việc đặt taxi, tìm các tiệm ăn gần nhất và sạc điện thoại di động.”
Thời gian lưu trú tối thiểu là 6 tháng và giá thuê dao động từ 125 đến 390 USD/tháng (tùy thuộc vào phòng đơn, đôi, hay 3 người). Hiện tại, có hơn 800 khách thuê phòng ở hơn 25 không gian sống chung của CoHo. Ngoài các chuyên gia đang làm việc, thì khách hàng của CoHo còn là hàng ngàn sinh viên đổ về thủ đô Ấn Độ để theo đuổi việc học cao học hằng năm.
Đến cuối năm nay, CoHo đặt mục tiêu tạo ra 5.000 giường ngủ và mở rộng đến 8 thành phố khắp Ấn Độ. Các startups đang giúp khách hàng làm mọi thứ dễ dàng hơn từ việc thuê một phòng ngủ nhỏ đến chia sẻ taxi với những người lạ, nên Lakkar cho rằng không gian sống chung của họ có tiềm năng để trở thành một trào lưu: “Những cơ hội mở rộng còn đến từ những cặp vợ chồng trẻ ở các thành phố, và nhu cầu từ các doanh nghiệp và các trường đại học.”
Mặc dù khái niệm về không gian sống chung còn khá mới mẻ ở Ấn Độ, Lakkar cho rằng có lý do để nó phát triển, với những chuyên gia trẻ tuổi tìm kiếm sự thuận tiện: “Truyền miệng và những lời giới thiệu sẽ tạo đà tăng trưởng vì dịch vụ này là một trải nghiệm high-touch (giữa doanh nghiệp và khách hàng có một mối quan hệ thân thiết), chứ không phải là một vụ mua sắm bốc đồng của người sử dụng.”
Ngoài CoHo, có một số startups ở Ấn Độ cũng cố gắng tham gia vào dịch vụ cung cấp không gian sống chung cho Millenials như WudStay ở Gurgaon và CoLive và Square Plums ở Bengaluru. Năm ngoái, startup cho thuê và chia sẻ nhà của Mỹ cũng bắt đầu hoạt động tại Ấn Độ.
Với nhu cầu rất lớn về nhà ở ở Delhi và Gurgaon, việc mở rộng kinh doanh trở nên vô cùng hấp dẫn. CoHo hoạt động theo mô hình asset-light, thay vì mua đất và từ xây dựng thì họ thuê các căn hộ và biệt thự có sẵn từ những chủ sở hữu, đồ đạc và dụng cụ trong nhà cũng được thuê. Với phương thức kinh doanh cẩn trọng đó, CoHo đã trở thành một doanh nghiệp đạt lợi nhuận 1 triệu USD/năm.
Với giá nhà đắt đỏ, mô hình như của CoHo có thể là trường hợp đôi bên cùng có lợi cho cả người thuê nhà và người cung cấp dịch vụ. “Nó là một lĩnh vực kinh doanh có khả năng mở rộng rất cao với nhu cầu lớn và nguồn cung bất động sản dồi dào. Mô hình không gian sống chung đã chứng kiến khả năng mở rộng ở các thị trường như Trung Quốc, Mỹ và Vương quốc Anh, và sẽ bùng nổ tại Ấn Độ” – Lakkar nói. 
SOURCE: CAFEF.VN

Hãy đầu tư cho việc học hỏi, đừng chỉ tập trung vào hiệu quả và hiệu suất công việc.
Khi Michael Simmons – nhà đồng sáng lập Công ty Empact (chuyên hoạt động trong lĩnh vực tổ chức các sự kiện về kinh doanh, lãnh đạo và đổi mới) xem xét “lịch sử cá nhân” của một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp nổi tiếng thế giới như Warren Buffet, Bill Gates, Elon Musk, ông đã phát hiện ra một mẫu số chung.
Đó là, những người thành công này dành ít nhất 1 giờ mỗi ngày hoặc 5 giờ mỗi tuần để học hỏi những điều mới, Simmons viết trong một bài viết trên Inc. và gọi đây là “quy tắc 5 giờ”. Quy tắc này thể hiện một lối sống đề cao việc học hỏi và hệ thống hóa kiến thức để tự cải thiện bản thân.
Điều quan trọng ở đây là biến quy tắc này thành thói quen hằng ngày. Dominik Weil – nhà đồng sáng lập Bitcoin Việt Nam cho biết: “Tôi không tin tưởng nhiều vào “sự quyết tâm”, khi bạn tự hứa với chính mình rằng “Từ ngày mai trở đi, mọi thứ sẽ khác!” nhưng gần như bạn chẳng bao giờ thực hiện”.
Thay vào đó, hãy tạo ra những thói quen tích cực. “Hãy thực hiện những thay đổi một cách kiên định và liên tục nhằm cải thiện bản thân. Các kết quả tích cực sẽ tự động đến. Vấn đề là hành động, chứ không phải “ước mơ”. Và hãy bắt đầu bằng tất cả những hành động nhỏ trong cuộc sống hằng ngày”, Dominik Weil gợi ý.
“Quy tắc 5 giờ” đối với mỗi người sẽ bao gồm nhiều phần việc khác nhau, nhưng có thể phân thành 3 loại: đọc, suy ngẫm và trải nghiệm. Việc dành thời gian cho những việc này có vẻ như đi ngược lại với văn hóa làm việc ưu tiên tối đa hóa hiệu suất hiện nay, nhưng nếu nó là mẫu số chung của những người thành công như Musk, Gates và Buffett thì có thể thấy, việc đầu tư vào chính mình không sớm thì muộn cũng sẽ được đền đáp xứng đáng.
Quy tắc 5 giờ của những doanh nhân thành công
1. Đọc
Simmons nêu ví dụ về một số người nổi tiếng thích đọc, như Phil Knight – nhà sáng lập Công ty Nike, Mark Cuban – diễn giả, ông chủ đội bóng rổ chuyên nghiệp Dallas Mavericks, Mark Zuckerberg và Oprah Winfrey. Thủ tướng đầu tiên của Singapore Lý Quang Diệu cũng được biết đến là một người rất thích đọc.
“Ham đọc chính là một trong những điểm chung nổi bật nhất của những người giàu có”, tác giả Steve Siebold – người đã dành ra 3 thập kỷ để trò chuyện với hơn 1.200 người giàu nhất thế giới – cho biết.
“Khi bước vào nhà của một người giàu có, một trong những thứ đầu tiên bạn sẽ thấy là một không gian thư viện rộng rãi – nơi họ tự dạy mình để trở nên thành công hơn… Tầng lớp trung lưu thường đọc tiểu thuyết, báo lá cải và tạp chí giải trí”, Business Insider trích lời Steve Siebold.
Nếu chưa có, hãy bắt đầu tạo nên một thư viện của riêng mình ngay từ bây giờ. Và để thực sự mở rộng tầm nhìn, hãy đọc nhiều loại sách báo khác nhau chứ đừng chỉ đọc sách kinh tế, kinh doanh.
2. Suy ngẫm, phản ánh
Một cách nữa để sử dụng thời gian có ích trong “quy tắc 5 giờ” là dành cho việc suy ngẫm, về những mục tiêu ngắn hạn lẫn dài hạn, về một vấn đề khó khăn cần phải giải quyết hoặc về một dự án sáng tạo đang sắp triển khai.
Doanh nhân có thể thực hiện việc này một mình trong lúc đi dạo hoặc thông qua việc trao đổi với một người bạn, đồng nghiệp, hoặc thực hiện một bài viết cho tạp chí.
“Khi Reid Hoffman cần sự giúp đỡ để suy nghĩ về một ý tưởng, ông sẽ nhờ một trong những người bạn của mình là Peter Thiel, Max Levchin hoặc Elon Musk. Khi tỷ phú Ray Dalio phạm sai lầm, ông ghi lại nó vào một hệ thống công khai của công ty để rồi sau đó, lên lịch họp với đội ngũ của mình để tìm ra nguyên nhân gốc rễ…”, Simmons cho biết.
3. Trải nghiệm
Một số doanh nhân thành công có thói quen dành nhiều thời gian cho việc trải nghiệm, chẳng hạn như thử hiện thực hóa những ý tưởng “chẳng gây hại ai”. Ví dụ như thực hiện một sự thay đổi trong quy trình làm việc mình bất chợt nghĩ đến.
Có thể lúc đó, năng suất của họ sẽ giảm nhưng đây là một sự hy sinh xứng đáng để theo đuổi sự tiến bộ dài hạn thông qua việc tự học hỏi.
SOURCE: BÍCH TRÂM (THEO INC)

Các bạn trẻ khởi nghiệp lần đầu thường mắc phải cái gọi là “hội chứng Trung Quốc”.
Một thanh niên có bố mẹ làm nghề may. Một ngày nọ, cậu ta nghĩ mình có thể may gấu bông để bán. Cậu quyết định khởi nghiệp, bán gấu bông cho các bạn trai tặng bạn gái. Cậu ta bắt đầu nghiên cứu tính khả thi của ý tưởng này.
Khởi nghiệp: Hãy bắt đầu với thị trường tiền tiêu
Ở Hà Nội có hơn 3 triệu người, trong đó một nửa là nữ, 1,5 triệu người. Thị trường mục tiêu của cậu ta là nữ giới đang yêu, tuổi từ 23 đến 27, khoảng 400.000 người.
Chỉ cần mỗi năm, người yêu tặng các bạn nữ 1 con gấu bông vào ngày sinh nhật, mỗi con lãi 50 ngàn đồng, tính ra trong một năm cậu ta lãi 20 tỷ đồng.
Giả sử sinh nhật của các bạn nữ được phân bố đều, mỗi ngày cậu ta sẽ bán được khoảng 1.000 con. Thế là đảm bảo dòng tiền, cậu ta quyết định khởi nghiệp.
Nếu bạn thấy trường hợp của mình giống anh chàng đó, thì xin chúc mừng, bạn đã mắc phải "hội chứng Trung Quốc".
Hội chứng Trung Quốc được “mô tả” như sau: dân số Trung Quốc là 1,2 tỷ người. Nếu tôi bán cho dân Trung Quốc mỗi người 1 cái bàn chải đánh răng, mỗi bàn chải giá 1 USD, thì doanh thu của tôi là 1,2 tỷ USD. Tuyệt vời!
Được biết, trong Chiến tranh thế giới II, quân Đồng minh muốn đưa quân vào châu Âu để đánh phát xít Đức. Sau nhiều cân nhắc lựa chọn, Thủ tướng Anh Churchill chọn bờ biển Normandy làm nơi đổ bộ.
Từ bờ biển này, quân Đồng minh có thể chiếm lấy một vùng lân cận để thiết lập căn cứ. Vùng này dễ thủ khó công nên quân Anh có thể đứng vững, và dần dần đổ bộ nhiều quân hơn lên đất châu Âu.
Khi Pháp đổ quân vào tái chiếm Việt Nam, họ chọn Điện Biên Phủ là nơi chiếm đóng đầu tiên. Do địa hình núi bao quanh, quân thô sơ Việt Nam không thể vượt qua được (ít ra là họ nghĩ thế). Từ đó, họ bắt đầu xây sân bay, dùng lợi thế máy bay để đổ bộ lính, cấp quân nhu nhằm đánh chiếm toàn Việt Nam.
Đối với quân Đồng minh, thị trường mục tiêu của họ là châu Âu. Nhưng thị trường tiền tiêu của họ là bờ biển Normandy.
Đối với quân Pháp, thị trường mục tiêu của họ là Việt Nam. Nhưng thị trường tiền tiêu của họ là Điện Biên Phủ.
Đối với khởi nghiệp, thị trường tiền tiêu là một thị trường để bạn đứng chân thật vững, trước khi mở rộng hơn.
Khi mới bắt đầu kinh doanh, kinh nghiệm về ngành nghề và nguồn lực chưa đủ, nếu nhắm vào thị trường quá lớn, bạn sẽ hết tiền trước khi kiểm soát được thị trường. Vì vậy, bạn cần tìm một thị trường tiền tiêu để khởi đầu.
Thị trường tiền tiêu phải đủ lớn để có dòng tiền dương. Nhưng phải đủ nhỏ để bạn chắc chắn đứng vững, không thu hút các ông lớn, và loại bỏ cạnh tranh với những đối thủ cũng muốn chen chân vào.
Thị trường tiền tiêu phải có 3 yếu tố sau:
- Có thể đánh chiếm được
- Có thể giữ được (loại bỏ được các yếu tố cạnh tranh)
- Có thể mở rộng được. Điều này có nghĩa là khi mở rộng sang thị trường tiếp theo, bạn không cần phải thay đổi quá nhiều trong mô hình kinh doanh ban đầu.
Thực hiện thế nào?
Nếu là người bán gấu bông như chàng trai ở trên, bạn cần phân khúc nhỏ hơn thị trường mục tiêu.
Bạn bán gấu bông lớn (to bằng người) hay gấu bông nhỏ (to bằng con mèo). Bán 1 con hay bán theo đôi? Bán gấu bông màu gì? Gấu có mặc quần áo không. Gấu có đội mũ không? Gấu có cầm hình trái tim không?
Những đặc tính sản phẩm đó sẽ tương ứng với một phân khúc khách hàng.
Hãy:
- Vẽ ra chân dung của 6 đến 12 khách hàng mục tiêu bạn muốn nhắm tới (đừng lo nếu bạn không vẽ được ngay, trong quá trình nghiên cứu thị trường và trau chuốt sản phẩm, các khách hàng mục tiêu dần hiện rõ ra).
- Tính toán độ lớn thị trường ứng với mỗi khách hàng mục tiêu bạn vẽ ra.
- Xác định một thị trường trong số danh sách bạn đã lập ra làm thị trường tiền tiêu. (Nên hỏi những người có kinh nghiệm hoặc người cố vấn của bạn).
Khi nguồn lực có hạn, hãy dồn hết mọi thứ vào một cuộc đổ bộ. Và đứng cho thật vững trước khi lao đi.
SOURCE: PHẠM TỨ QUÝ - CTO Kloon Vietnam
GROUP QUẢN TRỊ VÀ KHỞI NGHIỆP

Thông thường một người mới lần đầu muốn khởi nghiệp kinh doanh sẽ không biết bắt đầu từ đâu.
10 năm trước mình bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh lần thứ nhất, lúc đó mình còn đi làm cho một công lớn, nhưng muốn ra khởi nghiệp kinh doanh nên đã chuẩn bị mất cả năm. Vậy mà vẫn lúng túng đủ thứ khi vận hành kinh doanh. Với kinh nghiệm này mình chia sẻ để các bạn tham khảo.

Viết ra từng câu hỏi và trả lời cụ thể:
1. Ý tưởng kinh doanh là gì?
Căn cứ trên sở trường của mình là gì? Mô hình kinh doanh của mình là như thế nào phù hợp với năng lực của mình. Ví dụ: Mình thích uống cà phê, am hiểu cà phê và biết cách pha chế cà phê, nước uống ngon thì lên ý tưởng mở quán cà phê. Nếu mình giỏi về marketing và có nhiều mối quan hệ trong ngành sẽ là khách hàng của mình thì khởi nghiệp làm công ty dịch vụ marketing….Mình giỏi nghề may mặc thì mở xưởng may….
2. Sản phẩm sẽ bán là gì?
Phân khúc cao, thấp hay bình dân?: Điểm mạnh hay sự khác biệt của sản phẩm mình sẽ bán là gì? Ai sẽ mua?. Ví dụ: Mình làm cái khách sạn Mini kế bên cái Resort để ăn theo hay là mình đầu tư một cái khách sạn kế bên cái Resort đó.
3. Tên công ty, tên sản phẩm, logo và tên miền là gì?
Từ ý tưởng kinh doanh, sản phẩm mình đặt tên sản phẩm là gì? Tên công ty là gì? Logo màu sắc gì? Cái này phải tư duy rất kỹ, một cái tên gọi và logo sẽ đi theo hành trình kinh doanh của mình rất lâu, nên nó phải có ý nghĩa, mình cảm thụ được nó, dễ nhớ, dễ đọc và khác biệt. Không nên nhái hay bắt chước hoặc quá phức tạp rườm rà khó nhớ. Màu sắc thì tốt nhất là cứ dựa trên ngành nghề kinh doanh hoặc là phong thủy hợp mạng là ổn nhất. Ví dụ: Mình mạng mộc thì chọn màu xanh của nước (Thủy sinh mộc). Lưu ý là đặt tên công ty, thiết kế logo, xin tên miền xong phải đăng ký kinh doanh ngay và đăng ký nhãn hiệu độc quyền sở hữu trí tuệ trước khi công bố tránh bị phiền phức về pháp lý hoặc có kẻ hớt tay trên.
4. Khách hàng mục tiêu là ai và ở đâu?
Xác định khách hàng mục tiêu là đối tượng nào cho sản phẩm của mình? Teen, Nhân viên văn phòng, phụ nữ, thanh niên hay trung niên, người già, bà bầu…..hay trẻ em?
5. Giá cả như thế nào?
Chọn lựa phân khúc khách hàng, khảo sát thị trường, nghiên cứu đối thủ và cuối cùng là dựa vào chi phí đầu vào của sản phẩm để cho ra giá cả phù hợp. Giá sản phẩm sẽ tính như sau: Ví dụ giá đầu vào một sản phẩm là 10 đồng+ 1 đồng tiền lương+ 1 đồng mặt bằng+ 1 đồng quảng cáo + 2 đồng chi phí bán hàng khuyến mãi + 1đồng lợi nhuận+ 2 đồng thuế = 18 đồng giá thành của sản phẩm, từ giá này so sánh với đối thủ và mặt bằng thị trường ta sẽ bán ra giá nào là hợp lý và cạnh tranh cao. Giá đại lý, giá bán sỉ, giá bán lẻ…giá người tiêu dùng…
6. Dự kiến ngân sách bao nhiêu tiền đầu tư?
Lập 1 bảng check list danh mục các khoản đầu tư chi phí cố định ban đầu và chi phí lưu động mỗi tháng là bao nhiêu. Ví dụ: Muốn mở cái quán cà phê thì phí thuê mặt bằng ký quỹ 3 tháng là 20 triệu + bàn ghế vật dụng 20 triệu + nguyên liệu là 10 triệu + lương là 20 triệu/tháng x 6 tháng là 120 triệu + chi phí điện nước các loại 2 triệu + trả tiền mặt bằng tháng là 5 triệu x 6 tháng ban đầu là 30 triệu. Vậy tổng cộng dự toán ngân sách là: 222 triệu chi phí dự toán đầu tư.
7. Dự đoán doanh thu hàng tháng bao nhiêu và thời gian hòa vốn bao lâu?
Dự kiến doanh thu dựa trên lượng khách hàng tiềm năng mình có được hoặc dựa trên đối thủ cùng qui mô cùng sản phẩm giống mình để dự đoán doanh thu hàng tháng. Doanh thu trừ chi phí sẽ ra lợi nhuận sau khi đóng thuế còn bao nhiêu tiền lãi rồng thì tính ra được bao lâu hòa vốn đầu tư ban đầu. Ví dụ: đầu tư 222 triệu, mỗi tháng lãi 10 triệu thì 20 tháng sau sẽ có khả năng hoà vốn đầu tư.
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và mọi người đang đứng
8. Giải pháp chiến thuật kinh doanh là gì?
Mình sẽ bán hàng kiểu gì? Giao tận nhà, bán online, qua kênh phân phối, bán trực tiếp, quảng cáo, chiến thuật về giá, về chất lượng về truyên thông….
9. Dự đoán các rủi ro gì có thể xảy ra?
Không có kế hoạch nào thành công 100% hay hoàn chỉnh 100%, chính vì vậy nên cần có một số phân tích và dự đoán rủi ro có thể xảy ra và có những giải pháp phòng ngừa hay khắc phục.
10. Lập kế hoạch hành động làm gì?
Lập một kế hoạch hành động để tiến hành triển khai theo 4W+H hoặc đơn giản là một bảng danh mục check list từ 1 đến 10 chúng ta cần làm gì, ai làm, khi nào làm, ở đâu, bằng cách nào? Bao nhiêu người làm? Bao lâu? Cụ thể hóa các bước và tiến hành triển khai.
Các bạn trẻ nào có ý định mong muốn khởi nghiệp mà chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể bắt đầu với bài viết chia sẻ kinh nghiệm thực tế này để chuẩn bị cho việc khởi nghiệp qui mô nhỏ của bạn. Chúc các bạn thành công.

SOURCE: FACEBOOK Hồ Minh Chính
Sáng lập và điều hành
KAS Training & Coaching 
Thanh Tan Furniture
GROUP QUẢN TRỊ VÀ KHỞI NGHIỆP

20:40
Nhiều người khởi nghiệp kinh doanh thường lựa chọn tuyển dụng người chưa có kinh nghiệm vì mấy lý lẽ sau:
- Thứ nhất, là doanh nghiệp khởi nghiệp chưa có thương hiệu, chưa có tên tuổi nên việc tuyển dụng khó khăn, nguồn ứng viên vừa ít lại vừa thiếu chất lượng.
- Thứ hai, doanh nghiệp khởi nghiệp thường tiết kiệm chi phí nên tuyển người chưa có kinh nghiệm nhằm giảm chi phí nhân sự.

Chính vì vậy đa số các công ty khởi nghiệp lựa chọn sinh viên mới ra trường để tuyển dụng rồi đào tạo và hy vọng sẽ phát triển thành nhân sự giỏi.
Tôi cũng có suy nghĩ về cách tuyển người như vậy cách đây hơn 8 năm, với công ty khởi nghiệp đầu tiên và đã giải thể 6 năm trước. Khi ngẫm lại, tôi chợt nhận ra “tại sao tôi phải làm việc với những đứa trẻ và hy vọng họ sẽ khá lên”.
Tôi dùng từ đứa trẻ để minh họa sự thiếu kinh nghiệm.
Hãy dừng lại một chút để hiểu rõ về định nghĩa của tôi về hai chữ kinh nghiệm.
“Kinh nghiệm là sự từng trải, sự trải nghiệm thực tế ở cuộc sống. Đó là cách hành xử ở cuộc sống từ việc học hành, làm việc nhóm, công tác xã hội, việc làm thêm, việc làm chính thức…”.
Vì vậy, đối với tôi một người ra trường dù có 5 năm vẫn chỉ là người “chưa có kinh nghiệm” hay cậu sinh viên vừa ra trường vẫn là “người có kinh nghiệm già dặn” nếu cậu ấy đã biết cố gắng ngay trong ghế nhà trường.
Không có văn bản thay thế tự động nào.
Tại sao làm khởi nghiệp đừng bao giờ tuyển người chưa có kinh nghiệm?
Bởi,
Một, làm khởi nghiệp bạn không có nhiều tiền, bạn không có trường vốn (công ty lớn thường lấy lãi từ mảng kinh doanh tốt để đầu cho mảng mới nên rất trường vốn), nên bạn cần kiếm tiền ngay, nếu không bạn sẽ chết rất nhanh. Người chưa có kinh nghiệm thường chỉ đốt tiền của bạn ít khi giúp bạn kiếm được tiền.
Hai, bạn làm khởi nghiệp chứ bạn không phải là “nhà trường thứ hai” để đào tạo người chưa có kinh nghiệm trở thành có kinh nghiệm. Bạn biết đấy, với thị trường lao động khốc liệt, với tính cách người Việt hiện nay, nếu bạn đào tạo ra một nhân sự giỏi, rất nhanh nhân sự ấy sẽ vào công ty có thương hiệu lớn, thật đấy!
Ba, người chưa có kinh nghiệm thường không “lì đòn, lì lợm”, mà đây là tố chất “cần có nhất” với nhân sự công ty khởi nghiệp. Người chưa có kinh nghiệm thường hay “vỡ mộng” với thực tế phũ phàng của thị trường, phát sinh tư duy tiêu cực, chính sự “vỡ mộng – tư duy tiêu cực ấy” làm hệ thống rệu rã.
Nhưng tuyển người có kinh nghiệm quá khó, mặt khác lương bổng lại cao, làm sao doanh nghiệp khởi nghiệp làm được?
Tôi lấy ví dụ này: bạn tuyển một người chưa có kinh nghiệm với chi phí 5 đồng, hiệu quả đạt được là 4 đồng, cách khác bạn nhận một người có kinh nghiệm với chi phí 10 đồng, hiệu quả đạt được luôn hơn 15 đồng. Và bạn thấy rõ, cái nào tốt hơn rồi chứ!?
Tiếp tục, tôi tiết lộ “một bí mật”: các công ty càng có thương hiệu thì càng trả lương thấp so với năng suất của người lao động. Với 10 đồng trả cho người lao động thì gần như họ sẽ vắt kiệt sức nó. Thông thường chỉ những người thích sự “ổn định, yên ổn”, thích có “cảm giác an toàn” họ mới tồn tại với công ty lớn cả đời. Còn những người tài năng, thích đổi mới sáng tạo, gần như họ sẽ nghỉ việc khi đạt được mục tiêu nào đó. Và dĩ nhiên, công ty khởi nghiệp tuyệt đối không “hợp tác” với những người thích “cảm giác an toàn” nhé, điều đó giết chết bạn rất nhanh đấy, vì khởi nghiệp là sự thay đổi liên tục còn công ty lớn là tính ổn định, khác nhau “một trời một vực”. Tôi khuyên bạn, chỉ nên tìm kiếm với những người “tài năng, thích đổi mới sáng tạo” để hợp tác. Chia sẻ thêm, tôi từng làm tại 3 công ty rất lớn tại Việt Nam với mức doanh thu 1.000 tỷ đồng/năm và tôi thấu hiểu điều này.
Từ đó, bạn làm khởi nghiệp, bạn cần chi trả lương thật cao để tuyển dụng, tốt hơn là cần cao hơn cả công ty lớn. Bạn đừng quá chú trọng vào mặt chi phí, hãy tập trung vào mặt hiệu quả của “người có kinh nghiệm”. Thêm nữa, bạn hãy nhớ người phù hợp với doanh nghiệp khởi nghiệp là người “lì đòn, lì lợm”, luôn mong muốn “đổi mới, sáng tạo” chứ không phải là người “có kinh nghiệm làm công ty thật to, thật oách, người chỉ thích nói mà ít hành động” nhé.
Trả lương cao để tuyển dụng người có kinh nghiệm, nhưng nếu hiệu quả làm việc của họ không đạt thì sao, có phải là tốn quá nhiều chi phí không?
Tôi nhắc lại, hãy tập trung vào hiệu quả thay vì vào chi phí, vì điều này là sai lầm phổ biến của việc tuyển dụng trong doanh nghiệp khởi nghiệp.
Còn việc tuyển người có kinh nghiệm nhưng không đạt thì bạn hãy xem lại 2 yếu tố cơ bản. Một, bạn đã tuyển đúng người cho công việc chưa, bạn đã có quá vội vàng? Hai, doanh nghiệp khởi nghiệp của bạn đã tạo ra “đủ đất để diễn” đến người có kinh nghiệm chưa?
Đừng vội vàng tuyển dụng vì thiếu người, đừng vội vàng tuyển dụng vì profile của người đó “quá oách”, đừng vội vàng tuyển dụng vì “nghe nói” người đó tài năng… mà hãy nhìn vào cách người đó đã làm với những nguồn lực đã có. Bạn thấy đó, làm khởi nghiệp có rất ít nguồn lực (tài lực, nhân lực...) nên người phù hợp với khởi nghiệp là người có khả năng phát huy tối ưu những nguồn lực ít ỏi đó.
Bạn làm khởi nghiệp, bạn càng cần tuyển dụng kỹ lưỡng, đừng vội vàng. Nhớ nhé, cần thật kỹ lưỡng!
Còn vấn đề “tạo đất để diễn” là thế mạnh của doanh nghiệp khởi nghiệp vì doanh nghiệp khởi nghiệp khác hẳn với doanh nghiệp lớn có với cơ cấu nặng nề, thiếu linh hoạt. Bạn chỉ cần lắng nghe, quan sát, học hỏi bạn sẽ làm được điều đó.
Còn nếu bạn tuyển dụng sai chính bạn mới là người chịu trách nhiệm, không được đổ lỗi cho bất kỳ ai, cho bất cứ hoàn cảnh nào. Đó sẽ là bài học cho cách nhìn người và tuyển người của bạn.
@ Đây là quan điểm từ trải nghiệm cá nhân, mong mọi người chia sẻ thêm. Chân thành cảm ơn.
SOURCE: FACEBOOK CAO TRUNG HIẾU
GROUP QUẢN TRỊ VÀ KHỞI NGHIỆP

03:17
Nhà máy chuẩn bị sản xuất lô hàng để đi triển lãm ở châu Âu, để động viên các bạn có tinh thần khởi nghiệp, nên sẽ dành 5 suất tham quan nhà máy kèm ăn trưa bên bờ biển Phan Thiết hoàn toàn miễn phí cho các bạn tham gia trò chơi sau.
Không có văn bản thay thế tự động nào.
Chúng tôi sẽ đón các bạn ở bến xe Phương Trang hoặc ga xe lửa Phan Thiết vào BUỔI SÁNG (hoặc đón tại khách sạn của bạn ở Phan Thiết nếu bạn đi trước 1 ngày), sau đó đưa đến nhà máy, cho mặc áo blouse, tham gia sản xuất hoặc ai làm biếng thì đứng chỉ tay 5 ngón hay seo-phì cũng được, vấn đề là hem ai quan tâm vì ai cũng mắc làm. Sau đó đưa các bạn đi ăn trưa bên bờ biển rồi quay lại nhà máy nếu muốn tiếp tục hoặc tạm biệt các bạn tại bờ biển.
Nếu sau đó bạn nào có muốn tham gia làm việc với chúng tôi thì cũng rất hân hạnh, nhớ là chúng tôi mới khởi nghiệp nên lương bổng hem có cao, chủ yếu bạn nào đam mê xuất khẩu nước ép hoa quả thì mới bám trụ được.
Để nhận chuyến tham quan miễn phí trong mơ này, các bạn chỉ đơn giản các bước sau:
1. Bấm like (thích trang Vietnam Fruit Juice này, chọn chế độ giống hình chụp, nếu bạn set FB tiếng Việt thì nó ra thích trang, theo dõi, xem trước). Các bạn chụp lại màn hình, kể cả các bạn đã like cũng chụp. Sau đó comment có kèm hình chụp đó và địa chỉ email, tên và họ của các bạn (chỉ cần ghi Trang La nếu bạn là La Thị Diễm Trang, Tuyết Nguyễn nếu các bạn là Nguyễn Thị Mộng Tuyết... để chúng tôi liên hệ (post ở phần comment các thông tin này kèm hình chụp đã liked trang). Và:

2. Share bài post này trên FB của bạn.

Chương trình sẽ đóng vào thứ 6 tuần này, chúng tôi sẽ tổng kết, bạn nào đã vừa share vừa comment đúng thể lệ, sau đó in email và tên của các bạn vô cái thùng rồi bốc ngẫu nhiên, xổ số này sẽ được Lai Chim (livestream) trên page vào lúc 10hAM ngày 22/4/2017.
Chúng tôi sẽ chọn ngẫu nhiên và 5 bạn này sẽ sắp xếp đến. Tiền vé xe lửa, xe khách đến Phan Thiết các bạn tự lo nhé, hem có nhiêu hết. Cơ hội ngàn vàng nè nhé các bạn.
SOURCE: VIETNAM'S FRUIT JUICE

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi gặp Giàng A Dạy, bản Rừng Thông, xã Mường Bon (Mai Sơn) là chàng thanh niên có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn. Nghe nhiều về em, nhưng trực tiếp nghe em nói về ước mơ, hoài bão của mình, chúng tôi thật sự cảm phục nghị lực của chàng thanh niên trẻ. Bằng những kiến thức nông nghiệp tích lũy được sau gần 1 năm làm việc tại Israel, Giàng A Dạy về quê hương ứng dụng những kiến thức đã học để gây dựng nên khu vườn trồng rau sạch.


Vất vả học nghề trên đất khách
Dưới cái nắng gắt của thời tiết tháng tư, con đường vào bản Rừng Thông, bản người Mông của xã Mường Bon bụi mù đất. Hỏi đường vào nhà Dạy không khó, người dân ở đây rất nhiệt tình dẫn tôi đến tận nhà, bởi trước đây, đã rất nhiều người hỏi vào nhà em, để học tập, đặt mua cây giống hoặc các sản phẩm rau, củ. Sinh năm 1993, khi đang là sinh viên năm cuối khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tây Bắc, trước khi chuẩn bị tốt nghiệp, biết có chương trình tu nghiệp khởi nghiệp tại Israel, Giàng A Dạy đã đăng ký. Với chàng thanh niên này, 11 tháng làm việc vất vả trên đất khách đã giúp bản thân thay đổi toàn bộ tư duy về sản xuất nông nghiệp. Thắc mắc tại sao lại chọn đất nước Israel để học tập, Dạy chia sẻ: Ngay từ khi học cấp 3, em đã thấy yêu đất nước Israel vì sự sáng tạo. Là quốc gia rất nhỏ với hơn 8 triệu dân nhưng Israel được biết là quốc gia khởi nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Hơn nữa, bản em ở rất thiếu nước, vào mùa khô gần như không thể canh tác được. Cả năm, người dân chỉ trông chờ vào một vụ ngô. Em hi vọng, sang Israel sẽ học hỏi được công nghệ tưới của họ. Và khi đặt chân đến đây, em thấy quyết định của mình hoàn toàn đúng.
Ngay khi đặt chân đến Israel, Giàng A Dạy được làm việc tại một trang trại ươm cây giống của tập đoàn cây giống lớn thứ 3 Israel. Nơi làm việc là nhà lưới giữa sa mạc, nhiệt độ rất nóng, thường xuyên ở mức 42 độ C, độ ẩm thấp, khô. Trong môi trường làm việc ở đây, Dạy được trực tiếp tham gia các công đoạn: bảo quản hạt giống, ươm giống, cách chăm sóc cây giống, cách chăm sóc cây khi ngoài cánh đồng. Dạy được chứng kiến trên vùng đất của đá, sa mạc khô cằn và độ dốc lớn, để trồng trọt, người dân Israel phải san ủi đá, đổ một lớp cát dày 30-40 cm, có nơi còn mua đất ở nơi khác về để trồng trọt. Không tưới tràn, lãng phí nước như ở Việt Nam mà áp dụng kỹ thuật tưới nhỏ giọt với hệ thống ống tưới chằng chịt nằm sâu trong đất. Các chất dinh dưỡng, phân bón được hòa cùng với nước sẽ đưa một lượng vừa đủ đến từng gốc rau. Giàng A Dạy nhen nhóm giấc mơ sau khi trở về Việt Nam sẽ xây dựng một vườn ươm giống và trồng rau hữu cơ trên chính quê hương mình.
Dạy kể, một ngày làm việc ở Israel kéo dài 8 tiếng. Trong 1 tuần, em và các bạn sẽ có 5 ngày thực hành tại trang trại, một ngày đến trung tâm để học lý thuyết liên quan đến ngành trồng trọt và 1 ngày nghỉ. Do đam mê học hỏi, Dạy đã xin ông chủ 1 mảnh vườn rộng 100 m2, để mày mò, thử nghiệm. Thời gian lên giảng đường, những bỡ ngỡ, Dạy lại mang lý thuyết về thực hành tại mảnh vườn của chính mình, tất cả những phương pháp mà em chắt lọc từ công nghệ của Israel mà em nghĩ phù hợp với điều kiện của đất nước mình. Phân bón em sử dụng là loại phân bón đơn giản nhất từ phân chuồng, phân ủ từ rơm rạ của lúa mì, ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt. Thời gian thử nghiệm trên mảnh đất 100 m2 này đã giải đáp hầu hết các thắc mắc của Dạy, vì vậy, khi về Việt Nam, bắt tay vào sản xuất em không gặp trở ngại, khó khăn gì.
Hiện thực hóa giấc mơ
Tháng 8 năm 2016, Giàng A Dạy về nước. Với đam mê áp dụng những kiến thức đã học để sản xuất ra các sản phẩm rau sạch cung cấp ra thị trường, chưa về nhà ngay, Dạy dành 1 tuần dừng chân tại Thủ đô để tìm hiểu thị trường tiêu thụ các sản phẩm rau sạch, trao đổi email, số điện thoại với những cửa hàng rau, nơi cung cấp hệ thống tưới của Israel và phân phối hạt giống chuẩn để về áp dụng trên quê hương mình. Về nhà, Dạy bắt tay vào làm vườn ươm rộng 100 m2 với các giống cây: su hào, bắp cải tím, củ hồi Israel, cải thảo, cà chua, 1 vài giống nhập từ Israel về và gần 3 ha đất trồng các loại rau củ, quả. Đang vào mùa khô hạn nhất trong năm, nhưng Dạy vẫn quyết tâm sản xuất tiếp các loại rau trái vụ. Để khắc phục khó khăn về nguồn nước tưới, Dạy đã huy động 1 số anh em trong bản cùng giúp đào đường ống kéo nước từ trên đỉnh núi cách nơi trồng rau khoảng 2 km, dựng các bể chứa nước bằng tre, bạt và áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt (nước chỉ nhỏ ra từng giọt đúng chỗ cây trồng trên đường ống dẫn và sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế sự bốc hơi nước). Do vậy, chỉ cần tưới 2 lần/tuần mà rau vẫn tươi tốt và giòn ngọt... Vườn rau hữu cơ 100% nên để phòng trừ sâu và các loài sinh vật gây bệnh, Dạy không dùng các chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, mà sử dụng hỗn hợp tỏi, gừng, ớt pha với rượu trắng để xịt vào cây. Hợp chất này tạo mùi hăng, chống sâu bệnh và cũng dễ bị rửa trôi, không ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.
Nói về hiệu quả thu hoạch sau gần một năm, Dạy chia sẻ: Trong vườn có hơn chục loại rau củ trồng xen canh và bán được quanh năm. Hiện tại, em đang cung cấp rau cho một công ty thực phẩm trong thành phố Hồ Chí Minh và một số cửa hàng rau, củ quả sạch trên địa bàn thành phố Sơn La. Toàn bộ lợi nhuận ban đầu, em dành để đầu tư hệ thống tưới, màng phủ nông nghiệp, mua ống dẫn nước. Phải đến đầu năm nay mới lời chút, khoảng 40 triệu đồng.
Ngoài việc trồng và chăm sóc vườn rau của gia đình, Giàng A Dạy còn tích cực tham gia công tác đoàn của bản. Hiện, Dạy đang là Bí thư chi đoàn bản Rừng Thông. Chia sẻ về tương lai, Dạy cho biết: Là một đảng viên trẻ, lại có cơ hội đi học tập ở nước ngoài, em luôn mong muốn sẽ sử dụng những kiến thức của mình đã học được để bản Mông của mình đổi mới, thoát nghèo. Thời gian tới, em dự định sẽ cùng một số hộ trong bản thành lập hợp tác xã chuyên trồng rau và cây ăn quả sạch.
Việc một sinh viên trẻ mới ra trường như Dạy, chọn vườn rau hữu cơ để khởi nghiệp thật sự đáng nể. Không nhiều những bạn trẻ bây giờ có được suy nghĩ và cách làm mới như vậy. Là thực phẩm sạch không hóa chất, sản phẩm rau của Dạy chắc chắn sẽ được thị trường đón nhận.
SOURCE: NGUYỄN YẾN 
BÁO SƠN LA

Khởi nghiệp từ con số 0, phải làm thuê đủ các nghề để kiếm sống, vậy mà nay, anh Hà Văn Đại (36 tuổi) đã thành chủ của những vườn sâm dây, sâm đương quy ở xã Đăk Long, huyện Kon Plông với thu nhập mỗi năm lên đến 800 triệu đồng.
Khởi nghiệp từ số 0
Trồng gối đầu liên tục gần 500.000 cây giống sâm dây và sâm đương quy trong diện tích đất rộng gần 7ha nhưng đến nay mỗi năm anh Hà Văn Đại vẫn không đủ cây giống để cung cấp cho bạn hàng. Hiện tại, vườn sâm đang phát triển và anh đang tiếp tục mở rộng, trồng thêm để đảm bảo kịp thời số lượng hàng cung cấp cho khách trong tỉnh và ngoại tỉnh.
Anh Đại vốn ở Nghệ An. Năm 2002, thấy đời sống kinh tế gia đình khó khăn, một mình anh khăn gói vào nơi đất khách để kiếm sống. Ngày ấy, tất cả mọi thứ với anh đều là con số 0 tròn trĩnh. Không nhà cửa, không đất đai, họ hàng thân thích cũng không, một mình anh phải bươn chải làm thuê, làm mướn để kiếm sống.
kon-tum-tu-lam-thue-thanh-ong-chuTrong năm 2017, anh Đại sẽ xuất ra thị trường khoảng 1 triệu cây giống. Ảnh: H.T
Ngoài quê, gia đình có nghề làm thuốc nam nên khi vào đây, năm 2003, anh xin vào tiệm thuốc Thái Hòa để làm công nhân sơ chế thuốc. Anh Đại vừa làm, vừa tự trau dồi thêm kiến thức cho bản thân mình.
Trong quá trình làm, nhận thấy cây sâm dây có giá trị kinh tế khá cao nhưng người dân chủ yếu khai thác từ thiên nhiên mà ít tự trồng lấy. Anh nghĩ, nếu cứ khai thác, chẳng mấy chốc nguồn sâm sẽ cạn kiệt. Thấy vậy, trong đầu anh liền nảy ra ý định sẽ mua đất, trồng loại cây này để phát triển kinh tế.
Bắt tay vào thực hiện ý tưởng. Trong khoảng 6 năm (từ 2003-2009), anh vừa làm vừa chắt bóp chi tiêu, dành dụm. Đến năm 2009, anh nghỉ làm ở nhà thuốc và bắt tay vào việc đi mua sâm và bán lại.
Sau một quá trình làm, siêng nhặt chặt bị, từ số tiền tiết kiệm nhờ làm thuê, buôn bán sâm, năm 2013, anh quyết tâm lên xã Đăk Long, huyện Kon Plông mua 7ha đất với giá 350 triệu đồng. “Lúc mua xong cũng cảm thấy hoang mang lắm nhưng rồi nghĩ, nếu mình làm, không thành công thì thất bại cũng cho thêm bài học, thế là mình quyết tâm làm” – anh Đại nhớ lại.
Mua đất xong, anh liền tìm đến huyện Tu Mơ Rông để mua củ sâm dây. Lúc đấy, anh chỉ mua đại trà rồi về chọn củ nhỏ để trồng. Vì chưa có kĩ thuật trồng, hơn nữa, trong quá trình vận chuyển, củ sâm bị trầy xước, hư nên khi anh Đại trồng, tỉ lệ sống không cao. “Dạo ấy thất bại lắm! Mình mua vào 1kg khoảng 60 củ nhưng khi trồng xuống chỉ sống được 30%” – anh Đại kể.
Nỗ lực + kiên trì = Thành công
Trồng bằng củ không hiệu quả, anh Đại đợi đến mùa và lên lại Tu Mơ Rông đặt thu mua trái sâm dây về nhân giống. Thoạt đầu, anh lấy hạt, gieo đại trà xuống đất. Lúc ấy cây vẫn lên nhưng không phát triển vì trời mưa nhiều, hơn nữa cây bị nhiễm bệnh.
Rút kinh nghiệm, anh tập trung cải tạo, xử lý đất thật tốt và giữ ẩm cho cây trong suốt quá trình trồng. “Đợt ấy cũng nản lắm, đổ biết bao nhiêu mồ hôi, công sức tôi mới nhân giống được”- anh Đại tâm sự.
kon-tum-tu-lam-thue-thanh-ong-chu
Anh Đại bên vườn sâm. Ảnh: H.T
Thử nghiệm thành công, anh bắt tay vào nhân rộng ra 2 sào. Trong 2 năm, 2 sào sâm đã cho anh được 1 tấn củ. Toàn bộ số củ anh đem ươm để lấy cây giống bán ra thị trường.
Trồng thành công, anh Đại lên xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông tìm bạn hàng xuất cây giống. Vất vả ngược xuôi, thời điểm đầu anh bán được 150.000 cây giống, với giá 1.200 đồng/cây, anh thu về 180 triệu đồng. “Cầm được những đồng tiền chát mặn mồ hôi trên tay, tôi như vỡ òa ra vậy, vui mừng, hạnh phúc lắm”- anh Đại chia sẻ.
Không dừng lại ở sâm dây, đến năm 2014, anh Đại tiếp tục tìm hiểu và trồng thêm cây sâm đương quy. Anh cho biết, để chắc chắn về nguồn giống, anh lặn lội ra Viện Dược liệu Trung ương để mua giống đương quy Nhật Bản về trồng. Đợt ấy, anh mua thử nghiệm 1kg hạt với giá 3 triệu đồng. Sau khi làm đất kĩ lưỡng, anh ươm thử nghiệm 1/2kg và trồng ra 2 sào.
Anh Đại cho biết, trong quá trình ươm trồng, cây cũng chết nhưng nhìn chung vẫn hiệu quả. Đợt đó sau 12 tháng, bình quân 8 củ đạt 1kg và anh thu về được 1 tấn. Với giá 85.000/kg anh thu về 85 triệu đồng.
Anh tiếp tục vừa nhân rộng vừa trồng gối đầu. Nhưng có đợt, khi anh vừa xuống giống trồng cả sâm dây và đương quy, trời mưa to làm trôi và hư hết cả vườn giống. Bây giờ khi nhớ lại khoảng thời gian đó, anh Đại vẫn còn rùng mình: Đợt đó, bất trắc nhiều quá, tôi chỉ muốn đốt chòi rồi đi về cho xong. Nhưng rồi nghĩ nếm thất bại để thành công, tôi lại động viên mình cố gắng.
Xốc lại tinh thần, anh tiếp tục nhân trồng. Rút kinh nghiệm, sau khi trồng, anh sử dụng lá thông rải đều lên phía trên để nước thấm đều, tránh tình trạng mưa trôi cây giống. Và rồi, qua bao nhiêu sóng gió, khó khăn, sự kiên trì cũng đem lại kết quả. Từ sau ngày đó, cây giống phát triển rất tốt, đạt năng suất, đảm bảo chất lượng và vươn mạnh ra thị trường.
Đến bây giờ, không cần phải chạy ngược chạy xuôi tìm bạn hàng, anh Đại đã có lượng khách hàng cố định trong tỉnh và cả ở Đăk Lăk, Gia Lai. Có thời điểm, cây giống của anh bị “cháy” hàng, anh phải nhân rộng thêm để kịp thời đáp ứng.
Gian nan, nước mắt rồi cũng qua, giờ đây vườn sâm đã đem lại cho anh trái ngọt với doanh thu tiền bán củ mỗi năm khoảng 400 triệu và bán cây giống khoảng 400 triệu. Không chỉ thế, anh còn tạo công ăn việc làm ổn định cho 5 nhân công thường xuyên với mức lương 3,5-4,5 triệu đồng /tháng (tùy vào công việc).
Vườn sâm ngày càng phát triển và anh cũng không dừng lại tại đó. Hiện tại, anh đang xây dựng đề án phát triển sản phẩm sâm dây và đương quy trên địa bàn huyện Kon Plông. Trong thời gian đến, anh sẽ tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất giống và hướng sang trồng lấy củ, chế biến dược liệu khô để phân phối rộng rãi trong cả nước.
Nhìn lại những gian nan đã trải qua, những kết quả ở hiện tại và khó khăn ở phía trước, anh Đại luôn tự động viên mình thêm nỗ lực. “Nếu nói hiện tại là thành công thì chưa hẳn mà đó là kết quả của sự nỗ lực và kiên trì thôi. Tôi luôn tự nhủ không được ngủ quên trên chiến thắng vì trong cuộc sống, bất kể điều gì cũng có thể xảy ra. Những gì ở hiện tại vừa là bài học, vừa là động lực để tôi tiếp tục thực hiện những ý định trong tương lai” – anh Đại chia sẻ.
SOURCE: TIN TÂY NGUYÊN

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.