tháng 10 2016

08:32
Đó là câu hỏi được đa số diễn giả đề cập trong chương trình dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) dưới góc nhìn của cộng đồng doanh nghiệp diễn ra ngày 11/7.
Trong những năm qua, việc khó vay vốn ngân hàng và cơ chế “xin – cho” là chuyện dài nhiều tập từ nhiều năm nay, dù đã có quy định về cho vay tín chấp, trong khi quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV hiện đang “tê liệt” vì vướng cơ chế. Tuy nhiên, sắp tới, Luật hỗ trợ DNNVV ra đời được kỳ vọng sẽ tạo nên khung khổ pháp lý, là công cụ quan trọng, thúc đẩy cộng đồng DNNVV phát triển.
DNNVV như “cá nằm trên thớt”
Hiện Việt Nam có 400.000 DNNVV đang hoạt động, phần lớn DN này đang tự chủ sản xuất, kinh doanh, Nhà nước hỗ trợ thông qua một số chính sách như miễn, giảm thuế…Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng hoạt động hỗ trợ chỉ diễn ra khi DN gặp khó khăn chứ chưa thành chiến lược và chưa nhắm đến hiệu quả lâu dài.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, cho rằng việc hỗ trợ DNNVV cần phải theo nguyên tắc trực tiếp, giảm chi phí không chính thức, giảm thủ tục hành chính, bỏ cơ chế “xin-cho”, thay vào đó là cơ chế hỗ trợ trực tiếp cho DN.
Đồng tình với quan điểm này, cộng đồng doanh nghiệp đã dành không ít thời lượng để bàn thảo về vấn đề này.
Đại diện cho DNNVV tỉnh Lâm Đồng bức xúc: Rất nhiều DN nhỏ không thể vay được vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Điển hình như có DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao được gần ba năm, chuyên xuất hoa sang thị trường Nhật Bản với nhiều hợp đồng lớn nhỏ, được công ty bạn tin cậy, nhưng họ vẫn chưa thể mở rộng sản xuất vì khó khăn vay vốn. “DN muốn vay 5 tỷ, thì phải có thế chấp trên 5 tỷ. Nếu có thế chấp này, thì cần gì nữa” – đại diện này cho hay.
Dù quỹ hỗ trợ DNNVV đã có, song số DN tiếp cận được nguồn vốn này chỉ đếm trên đầu ngón tay. “Tiếp cận những quỹ đó thực sự là khó khăn. Tôi ước chừng chỉ 10-15% DNNVV được vay vốn từ những quỹ đó, nhưng DN đó phải sử dụng cơ chế xin – cho. Tại sao người ta không dựa trên thực tế, như là những hợp đồng đang làm, đơn vị nào đang hợp tác với chúng tôi, thay vì trên thủ tục, giấy tờ?” ông Võ Hùng Đông , Giám đốc VCCI Cần Thơ, đặt câu hỏi.
Hi vọng Luật hỗ trợ DNNVV ra đời sẽ thúc đẩy cộng đồng DNNVV phát triển.
Tại Hội thảo, nhiều ý kiến còn cho rằng không chỉ khó tiếp cận nguồn vốn, DN còn bị gây khó khăn bởi cơ quan chức năng. Ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa, cho hay: “Nhiều lần Hiệp hội đứng ra bảo vệ một DN hội viên bị Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa gây khó khăn. “Chúng tôi có hiệp hội. Nhưng khi hội đứng ra bảo vệ hội viên là cơ quan chức năng quay sang “đánh” hiệp hội, đánh chủ tịch hiệp hội ngay” – ông Đệ nói.
Theo ông Đệ, có tới 90% DN bị coi là vi phạm cũng được mà không vi phạm cũng được. “Nếu xét về luật thì không sai nhưng nghị định, giấy phép con lại sai. Rất khổ. Công chức mà cứ làm khó DN thì không biết khi nào DN mới phát triển” – ông Đệ bức xúc.
Các chuyên gia đều đồng tình cho rằng đã có nhiều chính sách và giải pháp được triển khai nhằm trợ giúp các DNNVV nhưng vẫn chưa có nhiều DNNVV được thụ hưởng các chính sách này.
Kỳ vọng vào Luật sắp ban hành
Khảo sát PCI 2015 cho thấy tỷ lệ các DNNVV có khoản vay từ ngân hàng là thấp hơn đáng kể so với các DN quy mô lớn. Trung bình, chỉ có 40% DN siêu nhỏ tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, trong khi đó, tỷ lệ này ở các DN nhỏ là 62%, DN vừa là 74% và DN lớn là 81%.
Trước đó, từ năm 2010 – 2015, khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV không có nhiều cải thiện. Tỉ lệ DN được tiếp cận nguồn vay chính thống chỉ tăng nhẹ 1-2% mỗi năm từ 2012 – 2015, chưa kể tỉ lệ hiện tại còn thấp hơn giai đoạn 2010 – 2011.
Tìm giải pháp cho thực trạng này, nhiều chuyên gia cũng có những đề xuất để khắc phục vấn đề này. Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV công ty Luật BASICO, cho rằng một trong những cơ chế cần xem xét quy định là cho phép DN nhỏ và siêu nhỏ được hạch toán vào chi phí hợp pháp, hợp lệ lãi suất vay vốn vượt trần quy định của pháp luật (hiện nay là 13,5%/năm và từ năm 2017 trở đi là 20%/năm theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và 2015) vì hiện nay, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp không cho phép hạch toán phần lãi vay thực tế vượt quá 13,5%/năm.
Nhìn nhận về vấn đề này, Bộ Khoa học và công nghệ, Vụ phát triển KH&CN Địa phương cũng đưa ra kiến nghị rằng Nhà nước cần rà soát lại các chính sách, phân định rõ loại hình hỗ trợ, tài trợ và cho vay, bảo lãnh vay.
Các quỹ cho vay cũng cần phối hợp với các ngân hàng thương mại để hình thành hồ sơ vay cho phù hợp với từng loại hình của quỹ, đảm bảo cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, hình thành cơ chế vay ưu đãi, hỗ trợ lãi vay, bảo lãnh vốn vay được minh bạch.
Tại Hội thảo nhiều chuyên gia kỳ vọng, Luật hỗ trợ DNNVV ra đời sẽ tạo nên khung khổ pháp lý, là công cụ quan trọng thúc đẩy cộng đồng DNNVV phát triển.
Bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI
-------------------------------
Doanh nghiệp Việt phần lớn quy mô nhỏ và vừa, rất yếu thế trong cạnh tranh với doanh nghiệp quốc tế nên đòi hỏi được hỗ trợ một cách thiết thực, phù hợp. Do đó, cần có thêm ý kiến của giới chuyên gia, doanh nghiệp cũng như tham chiếu với kinh nghiệm quốc tế.

Ông Đào Trọng Lý, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Aprocimex
-------------------------------

Chúng tôi thấy ban dự thảo đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, chi tiết. Những phần cụ thể hóa thì đôi khi ý tứ còn chồng chéo, nhưng chúng tôi cho rằng về cơ bản, nếu tiếp tục được đóng góp, chỉnh lý, Luật này sẽ nhanh chóng được Quốc hội thông qua. Khi đó, cộng đồng doanh nghiệp sẽ có cơ hội được hỗ trợ bình đẳng bằng luật. Cộng đồng doanh nghiệp chúng tôi đón nhận Luật này một cách rất hồ hởi và phấn khởi.

Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
-------------------------------

Các DNNVV với quy mô và năng lực hạn chế, đòi hỏi có sự hỗ trợ tổng thể, toàn diện về mọi mặt, như vậy mới có đủ khả năng cạnh tranh để gia nhập và tồn tại bền vững. Trước yêu cầu đó, việc nghiên cứu các nội dung Luật Hỗ trợ DNNVV là hết sức cần thiết để cụ thể hóa các quy định nhằm hỗ trợ DNNVV. Đây cũng là mục tiêu phù hợp với tình hình trong qua trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Thanh Hoa
SOURCE: THỜI BÁO KINH DOANH


Rác, rác, rác – Hơn 10 triệu tấn rác thải được thải ra, đốt cháy hoặc vứt trên đường phố trên toàn thế giới mỗi ngày. Sông suối, các điểm danh thắng, biển, đại dương ngập tràn rác thải, đặc biệt là túi ni lông phải mất hàng trăm năm mới bị phân hủy trong khi nguồn năng lượng toàn cầu đang ngày một cạn kiệt.Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể thay đổi cách ứng xử bằng nhiều cách khác nhau và thậm chí với chi phí rất rẻ như tái chế, cùng chia sẻ quyền sử dụng hoặc sửa chữa các đồ vật hỏng và nhiều cách khác thay vì vứt rác thải ra môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, những cách này cũng có nhiều ưu điểm hơn: một hệ thống tái chế hiệu quả có thể tạo ra số lượng công việc nhiều gấp 10 lần so với việc xử lý rác thải thông thường. Thêm vào đó, các phương pháp tái chế bền vững thậm chí có thể tạo ra nguồn năng lượng xanh!
Video hôm nay sẽ giới thiệu tới các bạn một mô hình bất động sản tích hợp công nghệ cao toàn cầu sẽ thay đổi khái niệm nhà ở trên toàn thế giới thông qua kết hợp các nền tảng tái sinh điện năng, thực phẩm, thủy hợp và giảm thiểu các loại chất thải trong phạm vi khu dân cư.
Và bây giờ đến lượt bạn. Bạn biết những cách nào nữa có thể góp phần giảm thiểu rác thải? Hãy cho chúng tôi biết những ý tưởng của bạn bằng gửi cách gửi video, hình ảnh hoặc đoạn văn ngắn về delvietnam@gmail.com!
Việc bảo vệ khí hậu bắt đầu từ chính bạn!
----------------------------------------
Garbage, garbage, garbage – worldwide more than 10 million tons of garbage are thrown away, burned or disposed on the street every day. Rivers, landscapes and seas are overburdened with garbage, especially plastic which is generated to resist decom-position for decades, while global resources are decreasing. 
Nevertheless, our opportunities to act differently are various and mostly cheaper! Re-cycling, shared usage and reparation – there are many alternatives against careless disposing. At the same time they offer even more advantages: An efficient recycling system generates 10 times more jobs than a normal waste disposal. Furthermore, sus-tainable recycling methods can even create green energy! 
Our video of the day talks about a global tech-integrated real estate development that is redefining residential housing around the world by incorporating regenerative plat-forms that power, feed, hydrate and mitigate waste at the neighborhood scale.
And now it’s your turn! What else might be helpful in order to reduce trash? Share your photos, videos or comments to delvietnam@gmail.com 
Climate protection starts with you!


SOURCE: UKINVIETNAM

22:54
Euphoric super fans tout entrepreneurship as the best thing since the iPhone. Others describe it as a never-ending slog of busywork. The truth lies somewhere in the middle. If you’re a new entrepreneur, or an aspiring one, read on to see which phase of entrepreneurship you’re at right now, and how to prepare for what’s next.

Phase 1: I Wish

As with any 12-step program, the first step is admitting you have a problem. In this case, your problem is that you want to be an entrepreneur, but you’re not. Yet.
Many people live in the “I wish” zone for years before they make a move. Watching from the sidelines can be a good way to learn, but there’s only so much you can soak up as a spectator.
When you’re ready to get in the game, talk to people about your desire. Say it out loud. It takes the edge off. “My name is __________, and I want to start my own business.”
Now you’ve put it out into the universe. It’s a small but important first step.

Phase 2: I Will

Starting a business takes more than just talk. This is where you actually do something about it. Have no idea where to start? Join the club. That’s where all entrepreneurs begin. You’re in good company.
There’s no need to abruptly quit your job or immediately sink your life savings into product development. Take it slow. Slow is good. Slow gives you time to learn.
Take a class. Hire a coach. Join a mastermind group. Attend a conference. Write a business plan. These are wonderful ways to invest your time and money when you’re just dipping your toe into entrepreneurial waters.

Phase 3: Plan, Plan, Plan

You will need to do a lot of planning when you’ve committed to starting your own business. This includes a formal business plan. Do one even if you’re a simple one-man-show and you don’t need a cent of funding. Why? It will force you to consider everything, so you’re really prepared for launch. There are a ton of business planning tools out there. Find one that works for you.
A word to the wise: You may be tempted to stay in planning mode indefinitely, especially if you’re a details person. But you will never know everything there is to know. At some point you have to jump. Much of entrepreneurship involves tweaking along the way, so when you have your ducks in a row it’s time to launch.

Phase 4: Ta-da!

Jazz hands! Neon lights! Confetti! Like Rafiki holding the little lion king out for the world to see, your launch is when you introduce your baby to the world. This is an exciting step for a new entrepreneur.
When you hang up that OPEN sign, enjoy it. Be proud. You’ll be exhausted from the work it took to get there, and there are sure to be hiccups, but take a moment. Pop some champagne and drink it all in.

Phase 5: Crickets

Maybe there wasn’t a line-up around the corner on launch day. Or maybe there was, but the launch rush has now subsided. You may wonder, where did everybody go? Do. Not. Panic.
The post-launch lull is when you take a deep breath and regroup. Go back to your business plan. Are you following it? Is there something you missed? What adjustments need to be made? If you did not create a business plan, for the love of Pete get some help and create one! Pronto. Seek feedback from clients, industry veterans, successful sophomores, anyone who will give it to you straight. Ask them to tell you what isn’t working.
Gloria Steinem said, “The truth will set you free, but first it will piss you off.” Listen to the (potentially frustrating) feedback and make your adjustments.

Phase 6: Impostor Syndrome

Impostor syndrome is a psychological phenomenon associated with the fear of being discovered as stupid or unworthy. It happens to all entrepreneurs at some point.
You will occasionally (or often) feel like you are out of your league. You will feel like you don’t speak the language. Venture capital or equity funding? And what does “bootstrapping” mean, anyway? Everyone else seems to know more than you do. The learning curve for entrepreneurs is steep, and you will feel incompetent at times. This is normal. Breathe.
Aristotle said, “The more you know, the more you know you don’t know.” As you learn more about running your own business, you will also identify your knowledge gaps. Notice them, and find a way to learn. Don’t compare yourself as a newbie to the guy who’s 20 years in. You will learn in due time.

Phase 7: Sponge

This is where you soak up information to fill your knowledge gaps. Note: I did not say this is where you learn everything about everything. That isn’t remotely possible, so don’t try, lest you burn yourself out or feel the urge to throw yourself off a cliff.
Decide what’s important for you to learn during this stage of your business. To avoid entrepreneur overwhelm, pick one or two things to learn about. What’s one thing you can do this week to help you get there?
You will return to the sponge phase again and again as your business evolves. There will always be something new to learn. Embrace it as a part of the process.

Phase 8: Everything is Awesome!

You’re doing exactly what you dreamed of and you’re getting paid for it! These moments are why you became an entrepreneur. You’re most likely to experience the “everything is awesome!” high when you first quit your job to become an entrepreneur, at launch, after an especially lucrative month of business, when you work with a dream client or when you take a random Friday off work just because you can.
Enjoy these moments. They don’t happen all of the time, but they’re damn satisfying when they do.

Phase 9: Panic!

You may encounter entrepreneur “bag lady” fears. They go something like this: I have no idea what I’m doing and I will never make money doing this. I never should have left the security of my job. Soon, I will be forced to live out of a shopping cart on the street corner. My old colleagues will point and laugh at me on their way to work.
Fine. Allow yourself to indulge in this ridiculous dystopian fantasy for exactly two minutes. Do you feel better? I didn’t think so. Feel the fear, then do something about it. What’s one small action you can take to help your business today? Do it.
As an entrepreneur you will likely vacillate between "everything is awesome'' and panic. Try not to spend too much time here. Panic breeds paralysis. Keep moving.

Phase 10: Buddy up

By now, you’ve realized that you can’t do it all by yourself. If you try, you’ll burn out. It’s time to focus on your forte and outsource the other bits to strategic partners. Hire a designer, a distributor, tech support, admin support, an accountant, a social media partner. Getting stuff off your plate frees up more time and energy for you to do your best work.

Phase 11: Switcheroo

You’ve learned enough about your business to realize that you need to make some changes. Perhaps you need to refine your offering to two core services instead of ten. Or maybe you need to make a radical shift in the direction of your business.
Face-saving entrepreneurs will call this a “pivot,” which basically means, “I was doing this one thing, and now I realize I should be doing this other thing instead.” You might feel like a fool for not getting it right the first time around, but I challenge you to find any entrepreneur who got everything right from the get-go.
A switcheroo of some sort happens to many entrepreneurs over time. You can think of it as a rite of passage.

Phase 12: Business as Usual

Business as usual for an entrepreneur means juggling a little bit of everything. As you've learned, the only constant is change. There will be ups and downs, celebration and panic and LOTS of learning. You’re ready for all of it. You’re a bona fide entrepreneur now. Welcome to the club.
SOURCE: ENTREPRENEUR

22:53
Là doanh nghiệp nhỏ, hãy tập trung toàn lực vào những gì bạn làm tốt nhất và bỏ qua hết những thứ còn lại.
chau-chau-da-voi
Vào năm 2009, Nellie Akalp và chồng của cô băn khoăn suy nghĩ về việc triển khai một dự án khởi nghiệp mới là công ty dịch vụ pháp lý CorpNet.com.
Trước đây, vì muốn dành thời gian tận hưởng cuộc sống gia đình, họ đã bán công ty đầu tiên của mình cho tập đoàn phần mềm kế toán khổng lồ Intuit. Nhưng với niềm đam mê kinh doanh, họ không khi nào cảm thấy thoải mái với khoảng thời gian an nhàn đó. Dù không bận tâm đến việc phải bỏ ra nhiều công sức, nhưng vợ chồng Akalp phải tính đến câu hỏi đầy khó khăn: Họ cần phải làm gì để đương đầu với những gã khổng lồ đã có sẵn chỗ đứng vững chắc trên thị trường?
Khi biết Nellie và chồng cô sắp quay trở lại với thế giới kinh doanh, một vài người bạn cho rằng họ “bị điên”. Tại thời điểm đó, đến cả Intuit cũng đã từ bỏ thị trường này nhưng vẫn còn một số công ty rất lớn đang bám trụ.
May mắn thay, vợ chồng Akalp đã quyết định gạt bỏ mọi ngờ vực sang một bên và dốc toàn tâm toàn lực về phía trước, với niềm tin rằng họ có thể tạo nên sự khác biệt so với những đối thủ cạnh tranh.
Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp và các chủ doanh nghiệp nhỏ luôn phải đối mặt với thách thức tương tự. Khi bạn vừa đặt chân vào sự nghiệp kinh doanh, đập vào mắt bạn sẽ là Wal-Mart, Amazon, Salesforce, Home Depot và hàng loạt những gã khổng lồ khác đang chiếm lĩnh thị trường. Từ kinh nghiệm của mình, Nellie Akalp hiểu rõ rằng việc cạnh tranh với những đối thủ “nhiều tiền lắm bạc” là điều không hề dễ dàng, nhưng không phải là không thể. Nellie đã chia sẻ 5 chiến thuật mà cô đã sử dụng để xây dựng CorpNet trưởng thành như ngày hôm nay:
1. Tìm thị trường ngách thích hợp
Với nguồn vốn hạn hẹp, bạn phải hiểu rằng mình không đủ khả năng để làm mọi thứ cùng một lúc. Các công ty lớn có thể tung ra rất nhiều sản phẩm, dịch vụ cùng một lúc, nhưng nếu một công ty nhỏ cố gắng chạy theo điều đó thì chắc chắn sẽ thất bại.
Điều duy nhất bạn có thể làm là tìm một thị trường ngách (niche market) thích hợp, và tìm cách trở thành số 1 tại thị trường đó. Hãy dành hết tâm huyết cho một vài sản phẩm, dịch vụ hoặc một phân khúc thị trường nhất định. Như vậy, bạn sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các công ty lớn vốn dễ bị xao nhãng. Một khi bạn đã độc chiếm được thị trường ngách ban đầu, hãy tính đến chuyện mở rộng ra ngoài.
2. Quan tâm đến dịch vụ chăm sóc khách hàng
Những công ty lớn luôn tập trung vào việc mở rộng thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc họ thường làm dịch vụ chăm sóc khách hàng theo kiểu chung chung để phù hợp với nhiều loại khách hàng, chưa kể đến việc áp dụng công nghệ tự động hóa. Cung cách phục vụ kiểu này tương đối là nhàm chán và không mấy khi chịu tùy biến theo nhu cầu của từng khách hàng. Khách hàng sẽ nghĩ gì khi họ đang rất cần được tư vấn và hướng dẫn, nhưng tất cả những gì họ được nghe là một giọng nói đã được ghi âm trả lời tự động?
Dịch vụ chăm sóc khách hàng chính là một chìa khóa mấu chốt cho doanh nghiệp nhỏ của bạn. Nó có thể giúp bạn dễ dàng vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Đừng lo lắng rằng bạn sẽ không thể triển khai được dịch vụ này trên quy mô lớn. Bất cứ khoản đầu tư nào bạn rót vào trong dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng sẽ mang lại lợi ích, thông qua những khách hàng cũ quay lại hoặc truyền đi tiếng tốt về bạn. Hãy tạo ra bản sắc riêng cho công ty của bạn, và khiến cho khách hàng cảm thấy hài lòng và thoải mái. Hãy tranh thủ tặng vài món quà nhỏ, hoặc cung cấp vài công cụ miễn phí để khách hàng thấy rằng bạn hiểu rõ những khó khăn mà họ đang gặp phải và luôn có nhiều giải pháp để xử lý.
3. Tận dụng tiếp thị truyền miệng
Vài năm sau khi tái khởi nghiệp, Nellie Akalp phải đối mặt với một thách thức khá lớn. Cô bắt đầu thấy hụt hơi khi phải chạy đua tranh giành từ khóa quảng cáo trên Google. Việc cố gắng để theo kịp các đối thủ với ngân sách tiếp thị dồi dào đã tạo sức ép tài chính khá lớn lên CorpNet.
Nellie Akalp và chồng mình buộc phải thay đổi cách làm. Thay vì dùng các hình thức quảng cáo đắt tiền, họ nghĩ đến những phương phác khác. Họ nỗ lực tập trung vào việc cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm đặc biệt và điều này đem lại những đánh giá tích cực từ khách hàng. Sự thực là có tới 92% khách hàng tin tưởng những lời giới thiệu từ gia đình và bạn bè, cao hơn bất kỳ các kênh truyền thông nào khác.
Ngoài ra, Nellie Akalp còn tận dụng tối đa mạng xã hội bằng cách thường xuyên trao đổi thông tin, tổ chức các cuộc thi hay đưa ra các gói khuyến mãi, từ đó cung cấp cho các chủ doanh nghiệp nhỏ những thông tin hữu ích và các công cụ mà họ cần.
Đừng tự tạo áp lực cho bản thân phải theo kịp tất cả mọi người, đặc biệt với cuộc chơi quảng cáo theo kiểu pay-for-play (ai chi mạnh tay, người đó thắng). Hãy tự lượng sức mình và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.
4. Đừng bị ám ảnh về đối thủ cạnh tranh
Nellie Akalp đã từng thao thức hàng đêm chỉ để lo lắng về việc đối thủ cạnh tranh của cô đang làm gì. Phải rất lâu sau đó, cô ấy mới nhận ra việc này hoàn toàn vô bổ. Điều quan trọng là phải biết để ý đến những gì đang diễn ra trên thị trường nhưng đừng để đối thủ cạnh tranh dẫn đường chỉ lối cho bạn. Nếu bạn chỉ đơn giản làm theo những gì người khác làm, bạn sẽ mãi mãi bị bỏ lại phía sau.
Hãy luôn nhớ: Bạn làm kinh doanh không phải để cạnh tranh với các công ty khác. Nhiệm vụ của bạn là giúp đỡ khách hàng, và cung cấp những dịch vụ tuyệt vời.  Hãy tập trung vào những gì khách hàng và nhân viên của bạn cần, và mọi thứ sẽ tự động trở nên suôn sẻ.
5. Tận dụng vị thế “chiếu dưới”
Bất kể là trong thể thao hay kinh doanh, mọi người thường dành nhiều thiện cảm cho những người ở “chiếu dưới”. Đừng cố gắng che giấu việc bạn là một doanh nghiệp nhỏ mà hãy sử dụng nó như một lợi thế. Những đối tác của bạn có khi cũng đang đối mặt với những vấn đề tương tự như bạn. Trong công việc kinh doanh của Nellie, những khách hàng của cô thường là những công ty nhỏ đang phải cạnh tranh với các ông lớn. Việc CorpNet cũng là một công ty nhỏ khiến cho khách hàng cảm thấy đồng cảm và tin tưởng hơn.
Anat Kenain, Giáo sư trường kinh doanh Havard, đã giải thích tại sao các thương hiệu “chiếu dưới” thường được ủng hộ: “Những người yếu thế hơn luôn cho thấy sự kiên trì đối mặt với nghịch cảnh và tinh thần quật cường. Ngay cả khi thất bại, họ vẫn tập trung vào mục tiêu của mình. Quyết tâm sắt đá buộc họ phải vươn lên sau mỗi lần thất bại. Họ bỏ ngoài tai những ý kiến cho rằng họ sẽ thất bại.”
“So với những người khác, họ có nhiều nhiệt huyết với mục tiêu của mình, và điều này chiếm vai trò trung tâm trong cuộc sống của họ. Họ luôn hy vọng sẽ đạt được thành công, ngay cả khi phải đối mặt với trở ngại.”
Từng câu từ của Kenain chính là triết lý kinh doanh của những doanh nhân khởi nghiệp thành công. Hãy thoát khỏi mô hình tiếp thị truyền thống và sử dụng chính câu chuyện độc đáo về công việc kinh doanh của bản thân để tiếp thị. Hãy kể mọi người nghe lý do bạn bắt đầu kinh doanh và làm cách nào bạn phát triển doanh nghiệp của mình. Đừng bao giờ né tránh việc chia sẻ các vấp ngã và thách thức mà  bạn đã gặp phải trên con đường lập nghiệp. Điều đó sẽ khiến khách hàng thấu hiểu và yêu quý công ty của bạn hơn.
SOURCE: YUP.EDU.VN

22:51
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 139 quy định người nộp lệ phí môn bài, miễn lệ phí môn bài, mức thu và khai, nộp lệ phí môn bài.
Nghị định quy định về mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, Nghị định quy định mức thu đối với tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng là 3 triệu đồng/năm. Đối với tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ trở xuống là 2 triệu đồng/năm. Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác là 1 triệu đồng/năm.

Mức thuế môn bài áp dụng từ 1/1/2017

Trước đó theo Thông tư 43/2003, thuế môn bài áp dụng với tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ chia làm 4 bậc như ở dưới đây:

Mức thuế cũ

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định trên căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Về mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, Nghị định quy định, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm thì mức thu là 1.000.000 đồng/năm.
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm mức thu là 500.000 đồng/năm. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm mức thu là 300.000 đồng/năm.
Các cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình này có thay đổi doanh thu thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.
Doanh thuMức thuế cả năm
Trên 500 triệu đồng/năm1 triệu đồng
Từ 300-500 triệu đồng/năm500 nghìn đồng
Từ 100-300 triệu đồng/năm300 nghìn đồng
Nghị định quy định tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm. Nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.

7 trường hợp được miễn lệ phí môn bài

Nghị định cũng quy định 7 trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:

1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

2. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

3. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.

4. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

5. Điểm bưu điện văn hóa xã và cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).

6. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.

7. Quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban dân tộc.

Lệ phí môn bài thu được phải nộp 100% vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật và phải nộp trước 30/1 hàng năm.
Quy định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017.
"Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu hàng năm. Mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký hoặc doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước tùy từng nước và từng địa phương."
SOURCE: NDH.VN

21:18 ,

Dẫn lại tình trạng nhầm lẫn khi người dân Mỹ mua nước mắm thương hiệu Phú Quốc nhưng lại dán mác "made in Thailand", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải chuẩn hóa thương hiệu Việt Nam "đích thực"cho hàng hóa trước khi xuất ngoại.


Yêu cầu này được Thủ tướng đặt ra với lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tại diễn đàn “Vì Đồng bằng sông Cửu Long thịnh vượng và thích ứng khí hậu” tổ chức ngày 27/6.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, không chỉ được nhắc tới là vựa lúa lớn nhất nhì cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long còn là vùng đất hội tụ của nhiều loại nông sản, đặc sản trái cây có tiếng.
“Phải xây dựng các loại nông sản của Đồng bằng sông Cửu Long như bưởi da xanh Bến Tre, quýt hồng Lai Vung (Đồng Tháp), xoài cát Hòa Lộc (Đồng Tháp)… thành thương hiệu trái cây cao cấp, hiện diện trong hệ thống bán lẻ ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU… và phải mang thương hiệu Việt Nam đích thực, chứ tuyệt đối không thể vô danh, bị lạm dụng, đóng dưới nhãn mác của các nhà phân phối trung gian”, Thủ tướng quả quyết.
Ông cũng lưu ý, cần tránh tình trạng ở Mỹ mọi người mua nước mắm thương hiệu Phú Quốc của Việt Nam nhưng do Thái Lan sản xuất, hoặc các nước nhập giống cây của Thái về trồng, trong khi ta hoàn toàn có thể làm được hoặc làm tốt hơn. “Thực hiện được tầm nhìn này coi như chúng ta đã hoàn thành được một trong những sứ mệnh khó khăn nhất của sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp”, Thủ tướng nói.
Không chỉ nhắc nhở Đồng bằng sông Cửu Long phải làm mới cách xây dựng thương hiệu cho mặt hàng nông sản xuất khẩu, người đứng đầu Chính phủ cũng nhìn nhận, sự sụt giảm sản lượng nông nghiệp ở vùng này sẽ tác động rõ nét đến giá lương thực, làm suy yếu an ninh lương thực của toàn cầu, do đây là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, chiếm 90% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, một phần năm lượng gạo thương mại toàn cầu. Ông cho rằng, Đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi, được Nhà nước quan tâm hỗ trợ, nhưng kết quả đạt được chưa xứng với tiềm năng, đời sống người nông dân còn nhiều khó khăn.
Nguyên nhân được Thủ tướng chỉ ra là do thiếu sự liên kết một cách hiệu quả giữa các tỉnh. “Có tình trạng tỉnh nào biết tỉnh đó, thiếu kế hoạch liên kết vùng để hỗ trợ nhau cùng phát triển”, ông nói.
Thứ hai là việc kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp gặp khó khăn vì thiếu các điều kiện như xa nguồn năng lượng, suất đầu tư xây dựng lớn do xa nguồn cung cấp nguyên vật liệu. Các nhà đầu tư chủ yếu khai thác nhân công giá rẻ và hưởng các ưu đãi.
Thứ ba là chưa có chiến lược phát triển công nghiệp phù hợp, tương xứng với thế mạnh của vùng. Ngành chế biến thủy hải sản tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn thiếu những cách làm mới, hiện đại, sáng tạo; chưa biết cách tối ưu hóa chuỗi sản xuất.
Thứ tư, chất lượng và số lượng thủy hải sản không ổn định, hàm lượng khoa học công nghệ thấp, tư duy thị trường còn manh mún, nên sản phẩm chưa đủ đa dạng đáp ứng các nhu cầu cao cấp của thị trường để qua đó xác lập uy tín, thương hiệu quốc tế của sản phẩm.
Thứ năm, là vựa lúa cả nước nhưng chưa tạo dựng được thương hiệu, uy tín, giá trị gia tăng vẫn thấp, nên giá trị xuất khẩu không cao.
Vì lẽ đó, để thương hiệu trái cây của Đồng bằng sông Cửu Long phát triển hơn nữa, Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và các tỉnh phối hợp cùng các cơ quan chức năng của Chính phủ tập trung chỉ đạo xây dựng liên kết vùng, tạo nên chuỗi liên kết về sản xuất và dịch vụ. Đồng thời, chú trọng thương hiệu sản phẩm, lấy chất lượng và giá trị gia tăng làm cốt lõi, thay vì chạy theo số lượng; ưu tiên phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp gắn với đối phó biến đổi khí hậu bằng giải pháp công trình và phi công trình.

Anh Minh
SOURCE: VNEXPRESS


(Viết cho sinh viên kinh tế thương mại và du lịch)



Thống kê đến năm 2011, người tốt nghiệp ĐH cao đẳng chỉ có gần 8% (xem link ở comment)/dân số. Như vậy, với dân số 90 triệu, chúng ta chỉ có 7 triệu lao động đã qua đào tạo, tức những người vô cùng giỏi giang thông tuệ, biết ngoại ngữ, có tư duy tổng hợp và phân tích, có nhiều kiến thức chuyên môn và kiến thức phổ thông. Tuy nhiên nhiều bạn đã thất nghiệp do trong quá trình học tập đã không cố gắng, khi ra trường hoặc ăn bám bố mẹ hoặc làm các việc lao động phổ thông như công nhân, giao hàng, cạnh tranh khốc liệt với các bạn chưa qua đào tạo, rất tội nghiệp họ. 

Rồi khởi nghiệp cũng vậy, nhiều bạn chọn cách buôn bán trong nước hoặc nhập khẩu về bán. Mua hàng chợ huyện lên chợ tỉnh bán, mua hàng tỉnh A sang tỉnh B, xuống Phan Thiết lấy mắm đóng chai lên Sài Gòn phân phối, hoặc ra chợ Tân Thanh ở biên giới Lạng Sơn mua cái chăn giá 30,000 đồng về Hà Nội bán 50 nghìn, lãi 20 nghìn. Chi vậy? Người ta không có điều kiện ngồi vào giảng đường, mặc áo sinh viên, mù ngoại ngữ…mới làm ăn trong nước như vậy, mình được đào tạo thì phải nghĩ hướng xuất khẩu hàng hóa, chất xám của mình ra ngoài, kiếm đô la về. Hoặc đưa khách nước ngoài vào Việt Nam, cho nó coi cái này cái kia rồi thu tiền đô la của nó. Việc mua cà chua ở Đà Lạt ra Đà Nẵng bán, dù mình có chút xíu tiền nhưng GDP quốc gia không thay đổi, chỉ thêm 1 thương lái cạnh tranh với chị Mít chị Na. Chừa đất cho người ta sống đi. Hay mở quán cà phê mấy mét vuông, quán phở lèo tèo vài ba khách, chân gà nướng vỉa hè, bánh tráng trộn lề đường...thì người không cần ngồi giải mấy bài vi phân đạo hàm vẫn mở được và còn mở tốt. Nếu làm thì mở chuỗi cà phê, chuỗi phở kia mới bõ công học hành. 

Nhập khẩu hàng tiêu dùng về bán thì làm dòng ngoại tệ lại chảy ra ngoài. Sản xuất hàng hoá đủ tiêu chuẩn xuất khẩu là cốt lõi của nền kinh tế thịnh vượng, hướng tới thị trường thế giới. Xuất khẩu, dù là sản phẩm hữu hình hay vô hình (bằng sáng chế, thiết kế, công trình khoa học, phần mềm ứng dụng)… sẽ là cách làm giàu bền vững. Tổ chức tour tham quan cho khách nước ngoài, làm cho khách nước ngoài ùn ùn kéo đến Việt Nam, chi tiêu ăn uống, rút hầu bao ra giúp người mình càng giàu có hơn, chị bán xôi đến chú xe ôm đều có thêm tiền. Đó mới là đẳng cấp của người tốt nghiệp Đại học khi khởi nghiệp. Đại là lớn, đại học là cấp bậc cao cấp vô cùng của sự học.

Người Thái cũng có tỷ lệ ĐH/Cao đẳng trên dân số là 8%. Nhưng các bạn trẻ người Thái đã HỌC theo tinh thần “lấy tiền của Tây” nếu học ngành kinh tế, thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch. Cứ vào một siêu thị Á châu ở Mỹ, Úc, Âu…mở một chai nước cốt dừa ra là thấy Made in Thailand. Vào siêu thị ở Thượng Hải, Seoul, Tokyo…thấy vải, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt…thì 100% Produce of Thailand (produce có nghĩa là nông sản, danh từ). Sinh viên kinh tế Thái xuống các farm nói với bà con nông dân bên đó là bà con cứ sản xuất đi, tụi con xuất khẩu cho. Tụi con là trình độ đại học cơ mà, cử nhân thạc sĩ chứ đâu phải chơi. Con sẽ giúp bà con thay vì bán 1kg măng cụt ở Băng Cốc có 40 baht, sẽ xuất qua châu Âu và đem về 20 USD cho bà con. Giá trị gấp chục lần. Vùng ôn đới xứ lạnh có trồng được gì đâu ngoài táo, nho, cherry, lê…trong khi khí hậu nhiệt đới của mình là thiên đường của hàng trăm loại trái cây, rau củ quả…

Còn Singapore, thắng cảnh chẳng có gì nên họ xây dựng công viên vui chơi, những trung tâm mua sắm … để hàng năm gần 30 triệu du khách ghé thăm, dù dân số thường trú của họ chỉ có 3 triệu. Người dân nước họ ai cũng hết lòng phục vụ du khách, để cho 30 triệu khách nước ngoài sang ăn xài cảm thấy thoải mái và chi tiền nhiều hơn, làm 3 triệu người họ giàu có hết biết. 

Từ bài viết này, TnBS sẽ đăng các bài viết giúp các bạn cách tiếp cận để xuất khẩu, cách giao dịch hợp đồng ngoại thương, đàm phán bán hàng…song song với các bài viết giúp các bạn tổ chức hoạt động quảng bá du lịch để có thể tự tin thu hút khách Tây sang. 

Bài viết sẽ có nhiều đoạn dùng thuật ngữ tiếng Anh, các bạn phải có một trình độ Anh ngữ nhất định để theo dõi. Và điều kiện đọc các bài viết này là các bạn phải có đủ đạo đức, không nói dối, không phết phẩy ma lanh, phải uy tín, hào sảng, văn minh và có tầm nhìn xa trên 10km để làm ăn lớn. Thế giới phẳng rồi. Internet làm cho mọi khoảng cách địa lý không có ý nghĩa gì nữa. Chúng ta phải nhanh chóng làm ăn quốc tế, quốc tế và quốc tế!

SOURCE: TONY BUỔI SÁNG

P/S: Bài viết dành cho các bạn có trình độ đại học chứ không phải có bằng cấp đại học.

02:11
Quản lý tài chính và cắt giảm chi phí là những kỹ năng rất quan trọng với 1 công ty, dù là startup mới khởi nghiệp hay là một tập đoàn lớn đang thành công.


Để giúp các startup hiểu thêm về tầm quan trọng và cách thức quản lý tài chính, cắt giảm chi phí khi khởi nghiệp, Tech In Asia đã có buổi trò chuyện với anh Nguyễn Ngọc Điệp – CEO của Vật Giá, và được anh chia sẻ về kinh nghiệm với Vật Giá cũng như lời khuyên cho các startup hiện nay, đặc biệt là những ngành có tỷ suất lợi nhuận biên thấp như thương mại điện tử.
Xin chào anh Điệp, theo anh, vai trò của việc quản lý tài chính, cắt giảm chi phí có tầm quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp nói chung và startup nói riêng?

Khởi nghiệp cũng như leo núi, và việc quản lý tài chính giống như quản lý oxy vậy. Oxy có hạn và núi thì rất cao. Người leo núi giỏi phải tính được sẽ cần bao nhiêu oxy, bao nhiêu lương thực để đem theo khi leo núi, nếu không tính toán đúng thì sẽ không thể leo tới đỉnh được.

Việc cắt giảm chi phí cũng là đương nhiên, vì một startup khi mới khởi nghiệp, chưa có tiền thì không nên lãng phí, không nên tiêu tốn những tài nguyên hữu hạn của mình mà phải tìm cách cắt giảm và tiết kiệm. Những gì có thể cắt giảm thì nên cắt giảm hết. Cái cần tập trung là những cái ra tiền nhanh, để tái tạo lại năng lượng của mình để đi tiếp. Rất nhiều startup đã không tính toán được và phải ra đi vì thiếu tiền. Hết tiền cũng chính là hết oxy, hết lương thực, không thể thở được và sẽ tự chết. Mỗi ngành thì việc quản lý tài chính và cắt giảm chi phí sẽ có những điểm khác.

Nhưng ở ngành bán lẻ thì cắt giảm chi phí là không thể thiếu. Ngay cả những công ty nhất nhì thế giới về bán lẻ như Amazon hay Wal-Mart cũng cực kỳ tiết kiệm. Văn phòng của Amazon không sơn hành lang mà để màu mộc, trần cũng không làm và đèn thì dùng loại đèn tiết kiệm điện.

Điều này thể hiện rõ quan điểm của Amazon: Đơn giản, không rườm rà, không tốn nhiều chi phí. Điều Amazon tập trung vào là trải nghiệm khách hàng và những gì khách hàng không nhìn thấy sẽ không cần thiết phải đầu tư nhiều. Tất cả những tiết kiệm ấy có thể chuyển sang đầu tư cho trải nghiệm khách hàng và giảm giá bán sản phẩm.

Để tồn tại trong ngành bán lẻ hiện nay thì cần phải vừa có giá rẻ và vừa đảm bảo chất lượng tốt. Tối ưu hoạt động công ty để tạo ra dịch vụ tốt, giá thành rẻ là điều kiện bắt buộc. Ngay cả Google nếu muốn tiến vào làm bán lẻ thì cũng phải tiết kiệm thì mới có thể cạnh tranh với Amazon và Wal-Mart.


Cụ thể, startup và các doanh nghiệp nên chú trọng những điều gì để có thể quản lý tài chính một cách hiệu quả?

Đọc thêm: Chia sẻ của CEO Vật Giá về cắt giảm chi phí dành cho startup http://vn.techinasia.com/chia-se-ceo-vat-gia-cat-giam-chi-phi-danh-cho-startup/
Cụ thể, startup và các doanh nghiệp nên chú trọng những điều gì để có thể quản lý tài chính một cách hiệu quả?

Đọc thêm: Chia sẻ của CEO Vật Giá về cắt giảm chi phí dành cho startup http://vn.techinasia.com/chia-se-ceo-vat-gia-cat-giam-chi-phi-danh-cho-startup/

Cụ thể, startup và các doanh nghiệp nên chú trọng những điều gì để có thể quản lý tài chính một cách hiệu quả?

Cắt giảm chi phí không phải diễn ra theo từng giai đoạn mà là một quá trình liên tục. Ngay từ khi bắt đầu làm người lãnh đạo đã phải có tư duy là họ đang đi một quãng đường dài và cần tiết kiệm ngay từ đầu. Bất cứ lúc nào họ cũng phải tìm cách tiết kiệm, phải giảm chi phí để đảm bảo nguồn lực tối đa, giúp họ đi được xa hơn.

Đây cũng là nguyên lý về dựa vào start-up, tinh giảm tất cả những gì không cần thiết. Khi mới khởi đầu thì startup không cần phải quan tâm đến các chi phí về địa điểm, về quảng cáo, về marketing. Lúc ấy phải xác định giá trị của mình là gì và tập trung nguồn lực của mình vào một điểm. Điểm ấy phải làm ra tiền thật nhanh, còn những gì không đem lại giá trị về tiền ngay thì nên dừng lại. Bên cạnh đó, ban đầu startup không cần quá tốn tiền vào việc tuyển nhiều người giỏi. Những người giỏi sẽ yêu cầu mức lương cao, và startup khi mới phát triển khó có thể đáp ứng được. Một người giỏi và nhiều người bình thường nhưng chăm chỉ, chịu khó, sẽ là một lựa chọn tốt hơn nhiều.
Quá trình này sẽ thay đổi ra sao và cần chú ý những điều gì khi startup lớn mạnh lên?

Khi công ty càng lớn, càng mở rộng quy mô thì sẽ xuất hiện thêm những vùng mà người leader không thể bao quát hết được. Startup chỉ 10 – 20 người thì người có thể theo dõi sát sao, quan tâm đến từng người, nhưng khi mở rộng hơn, lên đến trên 100 người là đã không thể làm thế được. Lúc đó chỉ có thể xem kết quả.

Và điều quan trọng là phải tối ưu được hiệu suất tập thể. Hơn nữa, khi đó sẽ cần đầu tư hơn về môi trường. Vì đông nhân viên thì mọi người sẽ cần một không gian để gặp gỡ, để trò chuyện với nhau, và họ sẽ làm việc tốt hơn, phát huy được năng lực tốt nhất. Và công ty lớn lên thì sẽ cần thêm nhiều người giỏi, công ty cần cải tiến môi trường mới có thể thu hút những người giỏi về. Là một nhà sáng lập thì có thể chịu khó chịu khổ, nhưng giám đốc thì chưa chắc đã chịu được mà cần một môi trường tốt hơn. Nhưng hiệu quả cũng sẽ phải tăng theo chi phí.

Thành quả/chi phí phải tăng thì mới nên đầu tư, nếu không thì cần cắt giảm ngay chứ không nên kéo dài. Tầm quan trọng của việc cắt giảm chi phí đối với Vật Giá nói riêng cụ thể như thế nào?

Có thể nói cắt giảm chi phí đã giúp Vật Giá tồn tại cho đến ngày nay. Ở Vật Giá, những chi phí không cần thiết đều được cắt giảm. Bàn ghế nhân viên đơn giản, ăn trưa có nhà bếp công ty tự nấu, bàn làm việc là 2 người một bàn, phòng họp được các nhóm dùng chung…, tất cả đều được tiết kiệm. Trong quá trình hoạt động, các dự án của Vật Giá đều được hỗ trợ đủ các nguồn lực về tài chính, về công nghệ, sales, marketing, nhưng trong một khoảng thời gian nhất định mà không ra tiền thì sẽ buộc phải cắt giảm.

Một khi đã nhận thấy lãng phí và không phù hợp thì phải cắt ngay chứ không nên kéo dài. Một trong những chi phí tốn kém nhất là chi phí về nhân sự. Ngành thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn chưa đến giai đoạn chín, vì vậy không thể lãng phí được. Dù có chi nhiều tiền tuyển người giỏi về thì họ cũng không thể xoay chuyển được tình thế. Chỉ cần 1 người giỏi và 40-50 người chăm chỉ, chịu khó, là đủ để vượt qua giai đoạn khó khăn. Việc tuyển nhiều người giỏi lúc đó là không thực tế, không phù hợp. Mổ gà chỉ cần dao mổ gà, chứ không cần đến dao mổ trâu. Các nhân viên Vật Giá tuyển là những sinh viên mới ra trường, có nhiệt huyết và đam mê với công việc, lại không đòi hỏi mức lương cao. Vật Giá sẽ đào tạo họ, nâng lương họ dần lên, như vậy sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường tốt hơn mà vẫn giữ được chi phí thấp. 

Nếu dùng những người giỏi và lương cao hơn thì sẽ không tồn tại được. Các leader của Vật Giá đều đi từ mức lương 1-2 triệu đồng ban đầu lên được như ngày nay, có những người đạt 40-50 triệu đồng/tháng. Với Vật Giá, điều quan trọng là tìm được những người yêu thích công việc. Thay vì trả bằng tiền thì có thể trả họ bằng cơ hội, bằng kinh nghiệm, và họ sẽ đi cùng mình lâu dài. Có không ít những công ty trả lương rất cao, nhưng cuối cùng lại thất bại.

Vậy lời khuyên của anh dành cho startup là gì?

Tài chính là điều quan trọng nhất trong quá trình phát triển công ty. Startup mà không có tiền thì sẽ chết. Mất người không chết, mất khách hàng cũng không chết ngay được, nhưng hết tiền thì sẽ tự chết. Chi phí là thứ có thể cắt giảm mãi mãi. Các lãnh đạo cần đề ra rằng mỗi ngày phải cắt giảm một thứ gì đó. Cần phải có suy nghĩ này hàng ngày, hàng giờ, phải coi đó là điều kiện tiên quyết để tồn tại thì mới có thể trường tồn được. Để nhìn ra thứ cần cắt giảm thì các leader nên đặt câu hỏi: “Tại sao cái này lại tồn tại?”. Ví dụ như: Tại sao dự án phải tồn tại? Tại sao người này lại ở đây? Nếu không có họ dự án có tốt không? Liệu mình có thể giảm không gian làm việc một chút không? Liệu có thể giảm bớt chi phí marketing không?. Những câu hỏi ấy sẽ làm mình liên tục phải động não, và tạo nên một văn hóa, một tính cách, ăn sâu vào con người mình. Và khi đó nguồn lực của mình sẽ được tận dụng để tạo ra giá trị chứ không bị lãng phí.

SOURCE: TECHINASIA

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.