Lợi nhuận rõ ràng là mục tiêu kinh doanh, song sứ mệnh là điều giúp công ty khởi nghiệp tồn tại, thu hút nhân tài, thuyết phục nhà đầu tư và giành được thiện chí khách hàng.
Kevin Laws – Giám đốc điều hành (COO) hãng công nghệ Anglelist vừa có chia sẻ trên Tạp chí kinh doanh Harvard về tầm quan trọng của mục tiêu, sứ mệnh đối với các doanh nhân mới khởi nghiệp.
Nhiều người khi nhìn vào Thung lũng Silicon thường nghĩ đây là một mảnh đất của những doanh nhân khởi nghiệp.
Tuy nhiên trên thực tế, thung lũng đó cũng đầy rẫy những người thành lập công ty chỉ với mục đích thỏa mãn giàu sang. Tất nhiên bạn sẽ chẳng bao giờ nghe thấy tên tuổi những công ty này bởi vì họ sẽ không thể lôi kéo được nhân tài, thuyết phục được nhà đầu tư lớn, và giành được thiện chí của khách hàng.
Điều thúc đẩy những doanh nhân khởi nghiệp không phải là tiền, mà đó là sứ mệnh. Với một tầm nhìn muốn thay đổi thế giới, họ là những người đã và đang tạo nên nên những giá trị vĩ đại cho bản thân và những nhà đầu tư.
Điều đó làm những người không phải cư dân thung lũng Silicon hoài nghi liệu rằng lợi nhuận khổng lồ có đi kèm với sứ mệnh vĩ đại không?
Mark Zuckerberg và sứ mệnh kết nối thế giới.
|
Jim Barksdade từng nói khi ông còn là CEO của Netscape: “Nếu nói rằng mục tiêu của công ty là lợi nhuận cũng giống như mục đích của cuộc sống là hơi thở”. Tất nhiên nếu bạn không hô hấp thì cũng chẳng quan trọng mục đích trên đời của bạn là gì.
Nếu bạn tin vào sứ mệnh của mình, nó chính là một phần của nghĩa vụ đạo đức đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ vận hành trên sứ mệnh đó. Sẽ không có một con đường này nhanh nhất để đi đến mục tiêu cao thượng của bản thân.
Doanh nghiệp tồn tại là để thực hiện nghĩa vụ của nó chứ không phải bất kỳ một lý do nào khác. Đó lý giải tại sao Google đã xoay xở để sắp xếp lại dữ liệu của thế giới vài thập kỷ trước, và Facebook tìm cách kết nối thế giới không dây.
Nhưng đối với những người sáng lập công ty chỉ vì tiền, có quá nhiều lý do để từ bỏ trước khi doanh nghiệp của họ thành công rực rỡ.
Nói chung việc xây dựng một tập đoàn từ tay trắng là rất khó. Thỉnh thoảng một số người sẽ dừng lại vì không còn tiền, hay vì khách hàng không thích sản phẩm. Năm ngoái, hãng công nghệ Secret ở thung lũng Silicon đã đóng cửa khi thấy số lượng khách hàng suy giảm.
Cũng có những lý do khó nhìn thấy hơn. Đó là khi người khởi nghiệp sáp nhập của họ cho những tập đoàn lớn và trở nên giàu có. Tuy nhiên những công ty kiểu này cũng không thể thực hiện được sứ mệnh của mình vì chúng cuối cùng sẽ bị loại bỏ khỏi cỗ máy vận hành khổng lồ của những tập đoàn lớn.
Larry Page và Sergey Brin đã sáng lập và biến Google thành gã khổng lồ công nghệ ngày hôm nay là do họ luôn theo đuổi sứ mệnh sắp xếp lại hệ thống dữ liệu thế giới. Niềm tin vào sứ mệnh của họ mạnh đến nỗi cả Larry và Brin đều từ chối lời đề nghị trị giá 1 tỷ USD của Yahoo, để rồi tạo nên một đế chế trị giá 350 tỷ USD.
Sergey Brin và dự án Google Glass. Ảnh: Businessinsider
|
Yahoo cũng đề nghị mua Facebook của Mark Zuckerberg với giá 1 tỷ USD khi Facebook còn là một trang có rất ít người tham gia. Mark bỏ qua lời đề nghị này (cũng như nhiều lời đề nghị hấp dẫn khác đến từ cả Google) để thực hiện sứ mệnh kết nối tất cả mọi người trên thế giới. Hiện nay giá trị của Facebook là 200 tỷ USD.
Hãy tưởng tượng xem hậu quả sẽ như thế nào nếu Google hay Facebook đã được bán cho Yahoo với tổng cộng 2 tỷ USD. Nếu thuộc về Yahoo, liệu rằng Google và Facebook có thể tiếp tục những dự án “điên rồ” của họ nữa không?
Những ví dụ trên là trường hợp mà sứ mệnh vĩ đại và thắng lợi tài chính giao thoa.
Những nhân viên cũng phải được truyền cảm hứng từ sứ mệnh đó. Nếu nhân viên chỉ làm việc vì tiền như “lính đánh thuê”, họ sẽ sớm bị kéo đi bởi những lời mời gọi hấp dẫn. Đối với những công ty trước cơ hội trở thành doanh nghiệp triệu đô, họ sẽ cần đến những con người sẵn sàng trụ lại tại thời điểm khó khăn, cũng không bán công ty khi thịnh vượng.
Sở dĩ vậy mà, những nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm như John Doerr tại Kleiner Perkins thường tìm kiếm những nhà khởi nghiệp vì sứ mệnh, chứ không phải vì tiền.
Tất nhiên, mọi công ty đều phải có lợi nhuận, nhưng lý do để nó tồn tại nằm ở sứ mệnh doanh nghiệp. Mất đi sứ mệnh, bạn sẽ đánh mất công ty
SOURCE: STARTUP VIỆT NAM
Đăng nhận xét