2017

Yosuke Masuko đã biến niềm đam mê món bánh pizza sau vườn nhà của mình thành mô hình kinh doanh Pizza 4P’s trị giá triệu đô tại Việt Nam.
Nhận gọi món từ người phục vụ, nhân viên pizza cẩn thận cắt một khối bột vừa đủ, nhào nặn, hất tung lên trong ánh mắt thích thú của hơn chục thực khách ngồi quanh bếp trung tâm, rồi nặn thành đế bánh có viền nửa phân, đường kính khoảng 26cm. Nhanh chóng phủ các lớp phô mai béo ngậy rồi đưa vào lò nướng ngay sau lưng. Các lớp bột phồng lên theo từng vòng xoay và ánh mắt chăm chú của thực khách, chín đều sau 90 giây, thơm nức mùi bột và đôi chỗ viền cháy sém vì nướng thủ công bằng lò củi. Phủ thêm một lớp cá hồi tươi, món pizza sashimi cá hồi được hoàn thành trong đúng 3 phút. Đây là thời gian quy định từ lúc nhận gọi món đến khi bánh được phục vụ tại cửa hàng Pizza 4P’s.
Nhìn qua ô cửa kính bao quanh nhà hàng thay cho những bức tường ngột ngạt, thực khách có thể quan sát chợ Bến Thành và đường phố TP.HCM tấp nập giờ cao điểm. Kiến trúc của ngôi nhà xây từ thời Pháp không bị thay đổi nhiều. Nhà hàng phảng phất nét cổ kính, được trang trí bằng những viên gạch lát tường mộc màu đầy hoài niệm. Vào giờ ăn trưa, nếu không đặt chỗ trước, phục vụ nhà hàng đành phải xin lỗi khách và hẹn lại lần sau. Khoảng 40 bàn ăn, phục vụ gần 100 khách/lượt kín chỗ. Chỗ ngồi được ưa chuộng nhất là chính giữa nhà hàng, nơi có bếp trung tâm gồm 2 lò củi lớn và bàn làm pizza ngay tại chỗ - nét đặc trưng của tất cả 6 nhà hàng Pizza 4P’s.
Mất hơn 1 năm, xem nhà hơn 300 lần để chọn được một mặt bằng đắc địa, sát gần với ngôi chợ biểu trưng của TP.HCM. Cẩn thận, tỉ mỉ là tính cách của 2 vợ chồng Yosuke và Sanae Masuko - những nhà sáng lập của Pizza 4P’s trong tất cả mọi việc.
Nhiều nhân viên ở đây còn nhớ, khi còn trực tiếp đứng quản lý những nhà hàng đầu tiên, Masuko từng bỏ nhiều chiếc bánh chưa đạt độ tròn, kích thước theo quy định hoặc không tính tiền những chiếc bánh chưa đạt chuẩn.
Vợ chồng doanh nhân Yosuke Masuko và Sanae. Ảnh: Sơn Phạm
Cách đây nhiều năm, Masuko (38 tuổi) và vợ đến Việt Nam, làm việc cho CyberAgent của Nhật - quỹ chuyên đầu tư các dự án công nghệ. Công việc ổn định, lương cao, Công ty thậm chí còn trả tiền thuê nhà và con gái lớn của họ khi đó mới 3 tuổi. Quyết định nghỉ việc để “làm một cái gì đó của riêng mình” không dễ dàng với vợ chồng Masuko.
Ý tưởng mở một nhà hàng pizza đến với Masuko khi anh nhớ lại những bữa tiệc pizza sau vườn nhà ở Tokyo từ năm 2004. Yêu thích món ăn này, anh cùng với bạn bè tự mua gạch, đắp bùn để xây một lò gạch sau sân nhà, nghĩ ra những mùi vị mới, nướng bánh rồi chia sẻ cho nhau. Cảm giác hạnh phúc của những bữa tiệc pizza được Masuko nhớ đến giờ.
Nghỉ việc, với 100.000 USD dành dụm, 2 vợ chồng mở nhà hàng pizza đầu tiên trên đường Lê Thánh Tôn, quận 1, TP.HCM. Nơi này sau đó vì quá đông khách nên Masuko đã phải mở rộng sang ngôi nhà bên cạnh.
“Chúng tôi từng là những đứa con ngoan đến khi phải tranh cãi với bố mẹ để nghỉ việc và mở tiệm pizza”, Sanae nói.
Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng cùng với mức độ phổ biến của các loại hình thức ăn nhanh. Nhận thấy nét tương đồng giữa Việt Nam với Nhật khi ngày càng nhiều chuỗi pizza “công nghiệp” mọc lên nhưng không có những mùi vị đặc biệt, quyết định mở nhà hàng pizza thủ công nướng bằng lò củi của Masuko thoạt đầu có thể là “cảm tính”. Nhưng đến nay, quyết định này hoàn toàn không còn là cuộc dạo chơi khi 6 nhà hàng đang đón tiếp 3.000 khách/ngày (70% là khách Việt) và đem về doanh thu 7,5 triệu USD năm 2016.
Không ít người ngạc nhiên với thành công của Pizza 4P’s sau 6 năm thành lập. Nhất là trước mục tiêu doanh thu sau 4 năm nữa là 100 triệu USD và kế hoạch đưa Pizza 4P’s lên sàn chứng khoán. Thành công của 4P’s đến từ đâu?
Giá trị lõi của 4P’s
Cách Đà Lạt 50km, trại rau organic Thiên Sinh ở huyện Đơn Dương của anh Nguyễn Quốc Thắng đang thu hoạch những bó rau rocket sẵn sàng lên bàn ăn cho thực khách của 4P’s vào ngày hôm sau. Thiên Sinh là một trong 2 trại cung cấp sau sạch cho Pizza 4P’s. Theo phương pháp organic, toàn bộ quá trình khử độc đất, trừ sâu bọ ở đây được thực hiện bằng các biện pháp thiên nhiên, không sử dụng chất hóa học.
Thiên Sinh cung cấp chủ yếu rau rocket, một số loại xà lách, cà chua dùng để trộn salad, ăn sống tại Pizza 4P’s. Sau 2 tuần gieo hạt, rau có độ đắng, độ ngọt thơm ngon nhất, độ dài lá khoảng 20cm là 2 trong số nhiều quy chuẩn Pizza 4P’s đặt ra trong hợp đồng thu mua với Thiên Sinh. Đó là ví dụ của quản lý theo tiêu chuẩn Nhật - yếu tố cốt lõi trong vận hành của Pizza 4P’s.
Hằng ngày, Thiên Sinh vẫn đều đặn chở nước từ nhà máy pho mát của Pizza 4P’s tại Đà Lạt (phần nước sau sản xuất chứa dinh dưỡng) để tưới rau rocket, bón bằng nguồn phân sạch từ nuôi bò tại trang trại.
Ngày mới mở tiệm, từ bột mì, nước sốt cà chua, pho mát… Pizza 4P’s đều nhập khẩu. Riêng pho mát Mozzarella - nguyên liệu chính để làm pizza (các loại pho mát chiếm đến 40% giá thành một chiếc pizza), phải vận chuyển bằng đường hàng không 2 lần mỗi tuần. Sợ không đảm bảo độ tươi, Masuko cùng Konuki (người sáng lập và chịu trách nhiệm điều hành hoạt động hằng ngày) quyết định tự học làm pho mát qua YouTube.
Nhận thấy có thể tự làm, họ mở hẳn nhà máy sản xuất tại Đà Lạt - nơi họ chọn được nguồn sữa nguyên liệu sau khi thăm nhiều trang trại ở TP.HCM, Củ Chi, Long Thành… vì có độ sạch, độ khô, độ thơm và mùi làm được pho mát ngon.
Mỗi sáng, hơn 2.000 lít sữa sau khi vắt, được chở từ 2 nhà cung ứng ở Đà Lạt và Bảo Lộc đến nhà máy pho mát, ngay lập tức được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp rồi lên lò ủ trong đêm để có được sữa đầu ra. Sáng hôm sau, sữa này được ủ lên men và hoàn tất trong tối hôm đó. Quá trình làm pho mát tươi trong 48 giờ, sau đó phải được sử dụng ngay chứ không để được lâu. 2 chuyên viên người Nhật đang chịu trách nhiệm vận hành nhà máy.
Trước khi vận hành thành công, Masuko từng thất bại khi xây dựng một kho trữ pho mát ngay tại nhà máy, hay nhập khẩu men dịch vị từ Đan Mạch không hề dễ dàng.
Toàn bộ quá trình làm pho mát, từ nấu sữa, kéo pho mát tại nhà máy 4P’s được làm hoàn toàn thủ công như cách làm truyền thống Pháp, nên mùi vị tự nhiên và thơm ngon hơn các loại bán sẵn.
Ngoài sử dụng tại nhà hàng, pho mát của Pizza 4P’s còn nổi tiếng khi bán qua kênh Horeca (các nhà hàng, khách sạn...), một số chuỗi siêu thị mini và Box 4P’s (kênh bán thực phẩm trực tuyến của Pizza 4P’s).
“Chúng tôi đã chuyển từ pho mát nhập khẩu sang sử dụng pho mát của Pizza 4P’s. Thật khó để làm ra loại pho mát thế này tại Việt Nam!”, ông Sakal - bếp trưởng điều hành của khách sạn Sofitel Plaza Saigon, cho biết.
Pho mát tươi và rau chở từ các nhà cung cấp được tập kết tại nhà máy pho mát, vận chuyển ngay trong đêm đến các bếp của Pizza 4P’s ở TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng để sử dụng vào ngày hôm sau. Chỉ phục vụ những gì tươi ngon nhất, nếu không mua được thì tự làm. Rau hữu cơ, pho mát nhà làm… là những ví dụ của mô hình “từ nông trại đến bàn ăn” - giá trị cốt lõi khác tại 4P’s.
Vậy cốt lõi còn lại gì? “Nhiều người hỏi tên 4P’s là gì? Có phải một cái bánh pizza có 4 miếng? Hay là 4P trong Marketing không? Thật ra đó là Pizza “for peace”, hướng đến sự bình an trong tâm hồn. Như slogan mà chúng tôi suy nghĩ khá nhiều để chọn được, là Delivering Wow, Sharing Happiness. “Wow” ở đây không chỉ về món ăn, mà là trước khi thực khách giơ cao tay để báo rằng tôi cần phục vụ, nhân viên phải đặt mình vào vị trí khách hàng để hiểu khách hàng cần gì trước khi họ nhận ra. Đó là Omotenashi - tinh thần hiếu khách của người Nhật”, Giang Trần - Giám đốc Marketing của Pizza 4P’s trả lời.
Định vị là một chuỗi nhà hàng (fine-dining) chứ không phải là một cửa hàng thức ăn nhanh (fastfood) hay cửa hàng pizza (Pizzeria). Số lượng nhân viên ở mỗi nhà hàng khá đông. Mỗi người phụ trách từ 4 - 8 khách.
Từ 10 người ban đầu, số lượng nhân viên của Pizza 4P’s hiện trên 700 người. Mỗi nhân viên phục vụ bàn được đào tạo 2 - 3 tháng và cần 3 - 6 tháng để đào tạo một nhân viên bếp và nhân viên pizza.
3 phút là thời gian quy định từ lúc nhận gọi món đến khi bánh được phục vụ tại cửa hàng Pizza 4P’s. Ảnh: Sơn Phạm
“Khó khăn à, nhiều lắm chứ!”, Masuko nói về những rào cản khi khởi nghiệp ở một đất nước xa lạ. Anh cho biết, họ gắn bó với Việt Nam một phần vì hứng thú với gu ăn uống lạ và tinh tế của người Việt. Những nguyên tắc sử dụng gia vị như: rau thì là đi với hải sản; rau răm đi với hột vịt hoặc lươn… Đó là những điều hấp dẫn người Nhật tại 4P’s.
Takaaki Yoshikawa - bạn thân của Masuko, người từng là một nhà làm phim trước khi từ bỏ để trở thành đầu bếp, giờ đang làm bếp trưởng tại Pizza 4P’s cũng không ngoại lệ.
Song, rào cản tiếng nói, tuyển dụng và đào tạo nhân viên… cũng không hề ít.
Pizza ở 4P’s là sự kết hợp giữa khẩu vị Nhật và Ý, có đặc trưng đế mỏng, nhân mỏng và nhiều phô mai theo phong cách Napoly. Pizza Parma theo kiểu truyền thống Ý, Pizza 4 loại hoa đặc trưng của Việt Nam và Pizza Sashimi của Nhật là 3 loại bánh được khách gọi nhiều nhất, bên cạnh những loại chỉ có trong thực đơn của 4P’s như pizza mực rong biển, gà teriyaki, heo rang gừng…
Một chiếc pizza với đặc trưng nhiều phô mai của Pizza 4P’s. Nguồn: The Terse Traveler
Các cửa hàng của Pizza 4P’s đa phần không thực hiện quảng cáo, mà hút khách nhờ truyền miệng và tiếng thơm có được. Đầu năm 2015, nhà hàng Pizza 4P’s tại Hà Nội vừa khai trương, chưa kịp quảng bá, vô tình được một cái tên sáng giá trong giới khởi nghiệp chụp ảnh đăng lên Facebook. Tấm ảnh được hơn 1.000 like và 168 share, đủ cho nhà hàng này đầy chỗ trong 3 tuần tiếp theo.
Có vài chục phần trăm khách hàng mà 4P’s phải từ chối mỗi ngày nếu không đặt chỗ trước. “Đó là trăn trở lớn nhất của Masuko”, Giang Trần cho biết. Mở thêm nhà hàng để tăng công suất phục vụ là chuyện Pizza 4P’s phải nghĩ đến, dù kéo theo đó là sức ép tăng trưởng bộ máy nhưng không thay đổi chất lượng dịch vụ.
Ngoài Pizza, một thương hiệu khác đang hoạt động dưới thương hiệu 4P’s là Box 4P’s - kênh bán hàng thực phẩm trực tuyến hướng đến đối tượng phụ nữ từ 25 - 45 tuổi, có mức chi tiêu trung bình trở lên.
Box 4P’s bán khoảng 400 sản phẩm thực phẩm, trong đó có 70 loại hàng hóa do Pizza 4P’s tự sản xuất. Bắt đầu hoạt động từ tháng 8/2014, lợi nhuận thu được từ kinh doanh trực tuyến chưa đạt kỳ vọng do phải chịu nhiều chi phí về nguồn hàng, bảo quản, giao nhận (tự xây dựng đội ngũ giao nhận chứ không thuê ngoài). Để cải thiện, mô hình Box 4P’s đã giới hạn khu vực giao nhận trong một số quận nội thành TP.HCM để đảm bảo chất lượng thực phẩm khi đến tay người dùng, đồng thời sẽ được chuyển đổi thành Pizza 4P’s Online Store, chuyển từ B2B với các khách hàng khối Horeca sang người tiêu dùng cá nhân.
Ông Đinh Anh Huân - ông chủ của Cầu Đất Farm và Quỹ Đầu tư Seedcom, cũng đã rót một phần vốn vào hoạt động của Pizza 4P’s, chỉ góp vốn chứ không tham gia điều hành. Ông Huân lý giải Pizza 4P’s đem đến những trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ tuyệt vời cho khách hàng ăn uống tại đây.
Không theo trào lưu
Là cựu thuộc địa của Pháp, những món ăn làm từ bột mì như bánh mì đã trở nên quen thuộc với khẩu vị của người Việt Nam. Pizza không phải là một món ăn lạ miệng so với gu ẩm thực nơi đây. Mỗi chuỗi pizza có chiến lược tập trung cho từng phân khúc khác nhau. Các chuỗi pizza quen thuộc tại Việt Nam hiện được phát triển bởi những tập đoàn lớn. Pizza Hut (50 cửa hàng, do IFB Holdings liên kết với Jardine Restaurant Group (Hong Kong); Alfresco và Perperonis (hơn 29 cửa hàng); Domino’s Pizza (33 cửa hàng, được Tập đoàn IPP đưa về Việt Nam)… đều đang chạy đua về số lượng cửa hàng để giành miếng bánh lớn hơn trên thị trường pizza Việt Nam trị giá 118 triệu USD (theo hãng nghiên cứu Euromonitor).
Một xu hướng mà các chuỗi pizza đang đổ không ít nguồn lực để phát triển là giao hàng tận nhà và ứng dụng công nghệ để đặt và mua bánh, mà theo ông Patrich Doyle - CEO và Chủ tịch Domino’s Pizza, tỷ lệ đặt hàng trực tuyến tại Việt Nam cao hơn 30% so với các hình thức khác.
Pizza 4P’s vẫn kiên quyết chưa đưa ra dịch vụ này mà chỉ phục vụ khách hàng tại chỗ. Một cách so sánh, cách làm của 4P’s tương tự các cửa hàng cà phê specialty, chỉ phục vụ theo phong cách nhất định chứ không theo trào lưu phình to về bề ngang, phục vụ càng nhiều khách càng tốt như những chuỗi cà phê khác.
2 nhà sáng lập, Masuko theo học về điều hành kinh doanh và truyền thông ở Nhật, trong khi người vợ Sanae từng học về xã hội học, làm phim và maketing ở Anh và Úc. Với Masuko và Sanae, thời gian trong ngày đều dành cho công việc, con cái, không có khái niệm tách bạch công việc và cuộc sống riêng.
Sau giờ thiền buổi sáng, ngày làm việc của Masuko dài hơn 8 tiếng là chuyện thường, anh cũng không cảm thấy đó là áp lực vì quan niệm công việc chính là cuộc sống.
“Lộ trình cụ thể để Pizza 4P’s lên được sàn chứng khoán trong vòng 5 năm tới đang được chúng tôi chuẩn bị, gọi vốn thế nào, có nhượng quyền không… Chúng tôi vẫn mở cửa cho các cơ hội đầu tư và nhượng quyền, đặc biệt là nhượng quyền ở các thị trường nước ngoài. Nhưng chưa thể nói trước điều gì trước khi chúng thành hiện thực”, Masuko thận trọng cho biết.
Trước mắt, từ đây đến cuối năm, 3 nhà hàng Pizza 4P’s mới sẽ được mở, cũng tại những vị trí đẹp như tầng thượng Trung tâm thương mại Takashimaya hay đường Phan Kế Bính, Hà Nội, Bangkok và những nước Đông Nam Á khác cũng đang nằm trong kế hoạch mở rộng.
Ngoài ăn uống, những giấc mơ “điên rồ” khác từng được vợ chồng Masuko chia sẻ với ký giả nước ngoài là mua một hòn đảo riêng, mở resort sinh thái ở châu Á năm 2025 hoặc ở đâu đó - nơi khách đến có thể học được cách làm pizza và nông nghiệp bền vững.
Bất kỳ dự định nào của tương lai họ đều có bóng dáng của chiếc bánh pizza. Hành trình chiếc bánh pizza từ lò gạch sau vườn năm xưa chưa dừng lại và vẫn còn rất nhiều thú vị đang chờ phía trước.
SOURCE: LAN ANH/NCĐT (DOANH NHÂN SÀI GÒN ONLINE)

17:49
The World Bank forecasts that global growth will strengthen to 2.7 percent in 2017 amid a pickup in manufacturing and trade, rising confidence, favorable global financing conditions, and stabilizing commodity prices. Growth in advanced economies is expected to accelerate to 1.9 percent in 2017, a benefit to their trading partners. Growth in emerging market and developing economies will recover to 4.1 percent this year, as obstacles to activity diminish in commodity-exporting countries.


Không có văn bản thay thế tự động nào.

07:18

Trên thế giới, lĩnh vực tài chính vi mô đã phổ biến từ khá lâu. Dù phát triển muộn, nhưng tại Việt Nam, lĩnh vực này cũng đang có những bước tiến dài nhờ chính sách khuyến khích của Chính phủ và sự hỗ trợ tài chính của các tổ chức tài chính quốc tế. Tuy nhiên, trong chặng đường đó, vẫn còn có những quan điểm khác nhau về lãi suất cho vay của tổ chức tài chính đến người nghèo. Bài viết hệ thống lại những quan điểm trên thế giới về lãi suất cho vay của tổ chức tài chính đến người nghèo và chặng đường thực tế tại Việt Nam, từ đó đề xuất khuyến nghị này cho thời gian tới.

Quan điểm trên thế giới về lãi suất cho vay của tổ chức tài chính đến người nghèo

Dịch vụ tài chính vi mô được F.W.Raiffeisen sáng lập và áp dụng đầu tiên tại Đức vào những năm 1860 để đối phó với vấn đề tín dụng trong nông nghiệp, nghề thủ công, công nghiệp nhỏ ở các vùng nông thôn đúng vào thời kỳ công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng.

Một trong số hoạt động khác liên quan tới lịch sử của tài chính vi mô là “hụi”, “họ” - nhóm tiết kiệm và tín dụng phi chính thức hoạt động phổ biến trong đời sống người dân dựa trên nguyên tắc quay vòng. Hình thức chơi hụi được biết đến từ thế kỷ XVI ở khắp nơi trên thế giới: Châu Phi, Caribe, Indonesia, Philipines, Ấn Độ... và hiện nay vẫn tồn tại ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, có thể nói rằng tài chính vi mô được tái khởi xướng bắt nguồn từ những phát hiện quan trọng trong những năm 1970. Giáo sư kinh tế Mohamed Yunus ở Bangladesh thử nghiệm đi đến kết luận rằng: Số tiền rất nhỏ cũng có thể giúp người dân nghèo thực hiện một vài hoạt động sinh lợi và nhiều trường hợp như vậy đã thoát khỏi đói nghèo.

Do vậy, sau đó, ông sáng lập Ngân hàng Grameen mà đến nay đã và đang phục vụ hàng triệu lượt khách hàng nghèo. Cột mốc quan trọng gần đây là năm 2005 được Liên Hiệp Quốc lấy làm “Năm Quốc tế về Tài chính vi mô” và đến năm 2006, giải thưởng Nobel Hòa bình được trao cho nhà kinh tế học Mohamed Yunus và Ngân hàng Grameen do ông sáng lập như sự tôn vinh cá nhân cũng như việc tái sáng tạo ngành Tài chính vi mô trên phạm vi toàn cầu.

Những biến động của kinh tế toàn cầu, đặc biệt là sự xuất hiện các cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn cầu cũng làm nảy sinh những quan điểm trái chiều về tài chính vi mô. Trong đó, vấn đề trọng tâm nhất trong lĩnh vực tài chính vi mô đó áp dụng lãi suất, cụ thể gồm:
i) Cần duy trì lãi suất thấp để hỗ trợ người nghèo?;
ii) Lãi suất cho vay theo tín hiệu thị trường và bù đắp đầy đủ các chi phí hoạt động.
Trên thế giới hiện có các quan điểm khác nhau về lãi suất cho vay của tổ chức tài chính đến người nghèo. Quan điểm của Mohammad Yunus được MacFaquhar (2010) trích dẫn: “Tín dụng vi mô nên được xem như một cơ hội để giúp mọi người thoát nghèo đói nhưng không phải là cơ hội để kiếm tiền của người nghèo”. Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề này được nêu ra, điều này cho thấy vấn đề lãi suất của tài chính vi mô cần được xem xét trên nhiều góc độ, lãi suất quá cao được hiểu như cách kiếm tiền từ người nghèo.

Nghiên cứu của Jonathan Bauchet, Cristobal Marshall, Laura Starita, Jeanette Thomas, Anna Yalouris (2011) có tên “Những phát hiện mới nhất từ đánh giá ngẫu nhiên của Tài chính vi mô” cũng tham gia tranh luận về một số trường hợp tài chính vi mô thất bại dựa trên luận điểm cho rằng người nghèo khó có thể hoàn trả một mức lãi suất tương đối cao.

Trong khi đó, Epstein và Smith (2007) cho rằng, hầu hết các tổ chức phi chính phủ về tài chính vi mô đã tính lãi suất trung bình khoảng 30% để trang trải các rủi ro vỡ nợ và chi phí giao dịch và chỉ ra rằng tài chính vi mô đã có thêm một sắc thái khác, gần với cho vay nặng lãi.

Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều nghiên cứu phản ánh chiều ngược lại. Điển hình như theo nghiên cứu của Li & Zhou (2012) thì lãi suất cho vay của tài chính vi mô cao hơn lãi suất ngân hàng nhưng vẫn còn thấp hơn rất nhiều khu vực tài chính phi chính thức. Số tiền vay ít, chu kỳ ngắn, nhu cầu vốn gấp và mong muốn duy trì khả năng tiếp cận nhiều lần trong tương lai thì tài chính vi mô là lựa chọn tốt nhất. Nghiên cứu của Banerjee (2012) cho thấy, các bằng chứng trong nhiều trường hợp tín dụng vi mô đã tạo điều kiện sáng tạo và tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp, tạo ra sự tự tin và khả năng làm chủ trong doanh nghiệp...

Quan điểm tại Việt Nam về lãi suất cho vay của tổ chức tài chính vi mô đến người nghèo

Tại Việt Nam, lĩnh vực tài chính vi mô tuy còn non trẻ nhưng ngày càng được Chính phủ quan tâm hơn. Bên cạnh đó, trong những năm qua, đã có sự tiếp cận độc đáo của tài chính vi mô tới người nghèo, đặc biệt là sự ủng hộ, tài trợ của nhiều tổ chức tài chính quốc tế tạo cơ hội cho sự phát triển của tài chính vi mô tại Việt Nam.
Những năm trước đây, đặc biệt là giai đoạn 2001-2011, nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, không ít tổ chức tài chính vi mô bị chững lại, các dự án, các chương trình có hợp phần tài chính vi mô lần lượt đóng cửa, quỹ vốn quay vòng được thu gom, sử dụng cho mục đích khác... bức tranh tài chính vi mô tương đối ảm đạm.

Tuy nhiên, hiện vẫn có những tổ chức vượt khó vươn lên, Quỹ Trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) do Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh sáng lập, có tầm nhìn, chiến lược rõ ràng nên CEP đã sớm tạo cho mình một pháp nhân độc lập, được chính quyền và các ngành chức năng từ Thành phố tới Trung ương ủng hộ, nên CEP không ngừng tăng trưởng mạnh mẽ, có vị trí quan trọng trong lĩnh vực tài chính vi mô tại Việt Nam hiện nay.

Tốc độ tăng trưởng bình quân của CEP đạt  khoảng 27% với tổng tài sản quản lý gần hai nghìn tỷ đồng và gần 500 nhân viên, tỷ lệ nợ xấu trung bình nhỏ hơn 0,36% (rất thấp). Đây là một minh chứng có tính thuyết phục cao về sự phát triển bền vững của CEP. Đến nay, CEP tiếp tục phát triển và mở rộng, tạo được vị thế và tiếp cận được tới hàng chục ngàn người lao động nghèo TP. Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh lân cận.
Tuy nhiên, hiện nay đang có những quan điểm trái chiều nhau về hoạt động của CEP. Những quan điểm này vừa có tính riêng biệt vừa điển hình cho tài chính vi mô trong nước cũng như quốc tế trong quá trình phát triển hiện tại và tương lai. Cụ thể, Lê Hoài Ân (2016) đã nhấn mạnh đến các vấn đề của CEP, gồm:

Một là, việc một tổ chức tài chính vi mô phi lợi nhuận cho vay với lãi suất gần 20% trong khi chi phí huy động chưa tới 3% là một điều không hợp lý về phương diện xã hội. CEP có thể lý luận rằng, rủi ro của việc thực hiện các khoản vay không có tài sản đảm bảo là rủi ro hơn nhiều so với các khoản vay thương mại của các ngân hàng thương mại hiện nay.
Tuy nhiên, mức tỷ lệ nợ xấu thấp trong nhiều năm (trung bình 0,35%) đã thể hiện những món vay đối với người nghèo không phải quá cao. Đồng thời, những khoản vay nhỏ cho số lượng lớn người vay đã giảm thiểu rủi ro của danh mục cho vay rất nhiều. Nếu mục đích là hỗ trợ cộng đồng thì lãi suất cho vay tối đa của CEP không nên vượt quá lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại trên cùng đối tượng.
Hai là, hiệu quả tài chính của quỹ CEP quá cao và điều đó được hiểu là đang đánh đổi bằng mức phúc lợi mà người nghèo có thể nhận được thì vấn đề này có đi ngược lại với tôn chỉ hoạt động ban đầu của quỹ hay không là vì người nghèo hay không.
Hai quan điểm trên phản ánh sự tương đồng với góc nhìn của nhiều tác giả khác trên thế giới về tài chính vi mô. Như mọi tổ chức hay hoạt động doanh nghiệp thông thường, tổ chức chính vi mô cần duy trì mức lãi suất hợp lý nhằm hướng đến các mục đích: (i) Thỏa mãn nhu cầu vay vốn của người nghèo và bảo vệ người nghèo khỏi nạn cho vay nặng lãi, thực hiện mục tiêu xã hội; (ii) Duy trì, đảm bảo sự tồn tại bền vững của tổ chức tài chính vi mô, phải trang trải đủ các chi phí và tích lũy để dự phòng và phát triển.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng cho rằng, cũng cần xem xét và nhìn nhận một cách công bằng về mức lãi suất của CEP, liệu rằng có thực sự cao hay không trong toàn cảnh chung của thị trường tài chính Việt Nam gần đây. Để làm rõ điều này, tác giả đã thực hiện khảo sát sơ bộ thị trường vay phi chính thức tại TP. Biên Hòa, thị xã Long Khánh, huyện Trảng Bom của tỉnh Đồng Nai.

Kết quả này cũng không có sự sai lệch đáng kể so với các công bố của báo chí về khu vực tài chính phi chính thức hay đơn thuần là tiệm cầm đồ niêm yết công khai. Theo Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2015), lãi suất cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính hiện đang ở mức 20 - 35%.

Có thể kết luận là lãi suất của CEP thấp hơn cả các công ty tài chính và thấp hơn nhiều so với các loại hình khác trên thị trường phi chính thức. Như vậy, người nghèo khi mua phân bón, cây giống, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi hay các vật dụng hay phương tiện như xe máy, máy công cụ cầm tay… thì tín dụng của quỹ CEP rõ ràng đang là lựa chọn kinh tế tối ưu hơn.

Lãi suất của Quỹ Trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm thấp hơn cả các công ty tài chính. Người nghèo khi mua phân bón, cây giống, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi hay các vật dụng hay phương tiện như xe máy, máy công cụ cầm tay… thì tín dụng của Quỹ rõ ràng là lựa chọn kinh tế tối ưu hơn.

Thông thường, người nghèo vay tiền để đầu tư vào những mục đích ngắn hạn, trung hạn có khả năng sinh lời với số tiền không lớn, điều này sẽ giúp sớm cải thiện thu nhập và nâng cao khả năng chi trả. Theo tính toán của họ, thu nhập từ cơ hội đầu tư đó có thể cao hơn nhiều so với lãi suất họ phải trả, những cơ hội đó thường nhỏ và xuất hiện không thường xuyên nên không là mục tiêu của những nhà đầu tư lớn.

Đôi khi, việc tăng năng suất lao động trong một giai đoạn nhất định cũng là mục tiêu sinh lời ngắn hạn. Khi đó, người nghèo thường trao đổi với nhân viên quỹ CEP qua hình thức trò chuyện chứ không phải lập dự án kinh doanh để vay ngân hàng hay cầm cố tài sản. Vì vậy, vấn đề đặt ra thường là có vay được không, chứ không phải là vay nhanh chóng hay không, vay có an toàn không?

Đặc biệt, quan trọng hơn là vấn đề trả lãi cao hay thấp hơn một vài phần trăm? Một đặc điểm vượt trội của CEP và tài chính vi mô đó là mọi giao dịch thường diễn ra tại nhà khách hàng (hộ nghèo) giúp giảm chi phí và xóa đi sự trở ngại do khoảng cách địa lý cũng như gia tăng sự thân thiện, hiểu biết giữa người vay - cho vay.

Một số kết luận và kiến nghị

Hiện nay, dù có những ý kiến tranh luận xung quanh về tác động của lãi suất tài chính vi mô đối với người nghèo, song những ý kiến chiều ngược lại dường như chưa đủ lớn để lấn át quan điểm rộng hơn về tính tích cực của tài chính vi mô đối với người nghèo. Qua những dẫn chứng và phân tích ở trên, đối với vấn đề lãi suất cho vay của các tổ chức tài chính vi mô đối với người nghèo, bài viết đề xuất một vài kiến nghị sau đây:
Một là, lãi suất tài chính vi mô nên cao hơn lãi suất ngân hàng thương mại và thấp hơn lãi suất khu vực phi chính thức. Đây sẽ là đòn bẩy giữ vai trò là công cụ đắc lực cho công cuộc giảm nghèo, duy trì và phát triển hoạt động tài chính vi mô, đảm bảo an toàn, hiệu quả và bền vững cho hoạt động này.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện những quy định pháp luật riêng cho tài chính vi mô, cho phép tổ chức tài chính vi mô áp dụng khoảng lãi suất rộng hơn so với các lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả tổ chức tài chính vi mô và người nghèo.
Mặt khác, lãi suất cao hơn của tài chính vi mô thúc đẩy thị trường tài chính vi mô phát triển, giảm bớt gánh nặng tài chính của Chính phủ bằng cách khuyến khích hình thành thêm nhiều tổ chức tài chính vi mô, tham gia cấp vốn tín dụng cho người nghèo.
Ba là, trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là do cung cầu quyết định, khi thiếu vắng các tổ chức tài chính vi mô thì hầu như chắc chắn giá cả của khoản tín dụng (thể hiện qua lãi suất) sẽ cao hơn và khi thực sự có cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính vi mô thì người vay hay người nghèo khu vực đó chắc chắn được hưởng lợi cả về lãi suất và dịch vụ.

Tài liệu tham khảo:

1. Banerjee, Abhijit (2012), “The miracle of microfinance? Evidence from a randomized evaluation” Retrived 17 April 2012;
2. Epstein, K., & Smith, G (2007), The ugly side of microlending. Businessweek, 2007, December 13;
3. Jonathan Bauchet, Cristobal Marshall, Laura Starita, Jeanette Thomas, and Anna Yalouris (2011), Latest Findings from Randomized Evaluations of Microfinance Consultative Group to Assist the Poor, The World Bank, 2011;
4. Lê Hoài Ân (2016), Đánh giá lại vai trò của các tổ chức Tài chính vi mô nhà nước (tr.72-83), Hội thảo khoa học – Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, 2016;
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Phát triển thị trường cho vay tiêu dùng đúng hướng. Retrived 4 May, 2016;
6. Một số trang web: cep.org.vn, sbv.gov.vn...

SOURCE: TẠP CHÍ TÀI CHÍNH




08:21
Hệ thống tài chính phù hợp với mọi đối tượng đóng góp cho mục tiêu phổ cập tiếp cận tài chính được xem là một phương tiện hữu hiệu trong giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế công bằng. Tỷ lệ tiếp cận tài chính cho mọi đối tượng, được định nghĩa là con số người trưởng thành có tài khoản tại một tổ chức tí dụng chính thức, vẫn là rất thấp chỉ là 31% và 75% số dân sống tại khu vực nông thôn chưa tiếp cận được tới các dịnh vụ tài chính.
Nhân chuyến viếng thăm của Hoàng hậu Hà Lan Maxima trong vai trò đặc phái viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Tài chính cho mọi người vì Phát triển, Nhóm Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức một cuộc thảo luận bàn tròn với Hoàng hậu và đại diện của khối doanh nghiệp tư nhân để tìm kiếm các phương thức phát triển các dịch vụ tài chính cho mọi đối tượng ở Việt Nam. Các đại biểu tham dự sẽ thảo luận về việc làm thế nào để khu vực tư nhân, bao gồm cả các công ty công nghệ tài chính, có thể mở rộng dịch vụ tài chính cho mọi đối tượng thông qua tiếp cận, sử dụng, cũng như chất lượng của dịch vụ tài chính bằng các sáng kiến và chính sách hỗ trợ.
SOURCE: WORLDBANK VIETNAM

Những dòng sông chảy vòng quanh thay vì thẳng đường mà tiến ra biển là một trạng thái bình thường trong tự nhiên.


Trong một giờ học, vị thiền sư mở một tấm bản đồ ra và hỏi các học viên: "Các bạn hãy nhìn xem, những dòng sông trên bản đồ này có đặc điểm gì?"
Các học viên trả lời: "Tất cả đều không chảy thẳng theo một đường mà chảy quanh co, gấp khúc."
"Tại sao lại như vậy? Hay nói cách khác, tại sao những dòng sông đó không chảy theo đường thẳng mà lại chảy đường vòng như thế?" – vị thiền sư tiếp tục hỏi.

Lúc này, những lời bình luận bắt đầu trở nên rôm rả.
Có người nói, những dòng sông chảy theo đường vòng, quanh co uốn lượn sẽ kéo dài thêm quá trình chảy, nhờ đó mà sông có thể chứa thêm nhiều nước. Khi mùa lũ đến, nước sông cũng sẽ không bị dâng quá cao mà gây ngập lụt.
Cũng có người trả lời rằng, khi quá trình chảy của dòng sông được kéo dài ra, lưu lượng nước trên mỗi đoạn sông sẽ được giảm đi, nước sông sẽ không gây ra áp lực quá lớn làm mòn bờ sông, như thế sẽ có tác dụng bảo vệ bờ sông hơn là chảy thẳng…

"Các bạn nói đều đúng", vị thiền sư gật đầu và tiếp tục giảng giải.
"Nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi, các dòng sông không chảy thẳng mà chảy theo đường vòng, nguyên nhân căn bản nhất là vì đó là một trạng thái bình thường của tự nhiên.
Bởi vì trong quá trình dòng nước chảy về phía trước, nó sẽ gặp phải vô số chướng ngại vật, thậm chí có những cản trở không thể vượt qua.
Vì thế, nó chỉ còn cách chọn đường vòng để chảy tiếp. Cũng là nhờ đi đường vòng, dòng sông sẽ tránh được các chướng ngại vật khác nhau và cuối cùng sẽ đến được biển lớn."

Nói đến đây, thiền sư liền đổi chủ đề: "Thực ra, đời người cũng vậy. Khi chúng ta gặp phải những trắc trở gập ghềnh trên đường đời, chúng ta cũng nên coi cuộc đời chưa hoàn mỹ đó là một trạng thái bình thường của cuộc sống, chớ bi quan thất vọng, đừng than ngắn thở dài, cũng đừng ngưng chệ làm gián đoạn công cuộc tiến về phía trước.
Hãy coi việc đi đường vòng là một hình thức, một phương cách khác để chúng ta tiếp tục bước đi. Như thế, tất cả chúng ta sẽ có thể như những dòng sông chảy vòng vo uốn khúc kia, cuối cùng vẫn sẽ đến được với biển lớn."

Coi việc đi đường vòng là một trạng thái bình thường, hãy dùng một trái tim bình thản để nhìn nhận những gập ghềnh, trắc trở trên con đường tiến về phía trước, rồi chúng ta sẽ đạt được những mục tiêu lớn của cuộc đời.

Đôi lời bình
Ai cũng biết rất rõ rằng, trong cuộc đời mỗi con người, khó có thể tránh được những lúc gặp khó khăn đến mức không thể vượt qua.
Những lúc như thế, linh hoạt lùi một bước cũng là một cách, hoặc hãy tìm những biện pháp khác, dù tốn thời gian hơn một chút, mất nhiều công sức hơn một chút nhưng đạt được mục đích vẫn hơn là cố chấp, muốn đạt được thành quả ngay lập tức và sau đó nhận kết cục đắng cay.  

SOURCE: SOHA.VN                

you think that you’re ready to become an entrepreneur? It’s not all glitz and glamour, and for most people, it takes dedication, time and a lot of late nights to get a business off the ground. Being an entrepreneur is one of the most difficult ways to earn a living, but also one of the most rewarding. These 15 signs, all backed up by successful business people and entrepreneurs, show the qualities you need to have in order to become a successful entrepreneur. How many do you see in yourself?

A Fiercely Determined Mind

The first thing that you will need to be an entrepreneur is ironclad determination. Someone that doesn’t give up at the first sign of difficulty.
When asked about what it takes to become a entrepreneur, Nitin Aswani, Founder & Head of Product of Oganikk Superfoods1 said,
You can brush off negative, non-constructive criticism; you know that if you want to satisfy everyone, you should just sell ice cream. You are driven by purpose and are passionate – you understand that money is an output of resolving customer problems, not the other way round.

Always Go For The Leading Role

When you work with people in a group, do you find that you can’t help but assume a leadership role? Do you take it personally if a project doesn’t live up to your expectations? Then you might have what it takes to run your own business.
Evan Harris, Co-Founder & CEO of SD Equity Partners2 explains,
The difference between a manager and a leader is vast. Just because you have held a management position for X number of years, does not mean you will succeed as an entrepreneur. To be a great entrepreneur, you must be able to lead. Your team needs to believe in your vision and trust that you can get them there. You need to inspire and incite passion. These are the qualities of a leader, not a manager. One who has these leadership qualities is on the path to becoming a successful entrepreneur.

Gritty? Okay.

A true entrepreneur isn’t afraid to get their hands dirty when needed, as did founder of Kent Dating3. He said,
In the early days of your startup, you will likely be doing a lot of the grunt work yourself until you can afford to hire some additional help. Be prepared to get into the trenches and get dirty, metaphorically speaking.

A Goer For Risks

Are you prepared to be yelled at by your customers the moment that something in your business goes wrong? As an entrepreneur, you will be in charge of dealing with difficult people. You’ll also need to be ready to give up time, comfort, and financial security if you expect your business to stand a chance. Evan Harris, Co-Founder & CEO of SD Equity Partners4 said,
Starting your own business generally involves taking a lot of risks. In order to be successful, you must be able to understand the risks involved in a decision but also know that there will always be risk and not allow it to hold you back. Someone who can assess risk and then make an informed decision, without being sidelined by fear, is definitely an entrepreneur in the making.
On risk-taking, Fred D. Winchar, President of Max Cash Title Loans5 adds,
You are a risk taker but only when the risk is in your favor. You don’t blindly risk but when you do, you are confident you will win.

A Contrarian

When everyone else says “why?”, you say “why not?” You don’t just want to go along with business as usual; you want to really mix things up and change the world for the better. Gene Caballero, Co-Founder of GreenPal6, is this kind of person who said,
One of the most important character traits of a successful entrepreneur is they have to be contrarian – but right. Contrarians are the ones that challenge the majority but have the stubbornness to see an idea through till the end.

Always Asking To Know More

Were you the kind of child that took the family appliances apart to try and figure out how they worked? You likely have the inquisitive mindset necessary to start a business.
Jeff Kear, Founder of Planning Pod7 says
Are you are always interested in learning other parts of the business in which you work even though they aren’t your responsibility and you might annoy others working in those roles or departments? When I had jobs prior to running my own businesses, I was always asking questions and looking into ways to improve how I worked and how the business functioned.

Unsettled With Traditional 9 to 5 Roles

Are you bored with your day job, doing the same task over and over? Does it all feel meaningless, and like you’re just undervalued and lining someone else’s pockets with your hard work? It might be time to get into business for yourself:
Ben Taylor, Founder of Home Working Club8 says,
If you feel constantly stifled in traditional jobs and convinced you could do things better, this probably marks you out as an entrepreneur-type – so long as those convictions are based on reality!
Kristen Gagné, Founder of Webtawks9 adds,
The typical 9-5 job feels wrong. You loath office politics. You detest being put in a corporate box. You don’t feel the value in working in a position that isn’t useful. You feel stifled.

Comfortable With The Unknown

Entrepreneurs are comfortable with the fact they may not know where or who their next paycheck is coming from: “You are more than comfortable losing everything you have until you succeed. Everything. You live your life “all chips in” and if you lose, you are prepared to live like a pauper till you get another opportunity to win” says Fred D. Winchar, President, Max Cash Title Loans.
Sarah Glass, Founder of Kent Singles 10 adds,
You’re comfortable with the unknown. You enjoy not knowing what one day will be like to the next. You enjoy the process of not having all the answers. Predictability is boring.

A Jack-Of-All-Trades

An entrepreneur wears a lot of different hats in their business. Early on in your business, you may be in charge of sales, customer service, accounting, marketing, manufacture, and other tasks all by yourself. You will definitely need to be able to budget your time and complete multiple different tasks.
On what makes you a great potential entrepreneur, Steven Benson, Founder and CEO of Badger Maps11 says,
When you have the basic blocking and tackling in each area of business – Sales, Marketing, Technology, Accounting, Finance etc. A big surprise to a lot of people who start companies is how much time they need to spend selling to be successful. You need to be a jack of all trades, because a big miss in any of these areas can be company killing.

A Doer Rather Than A Sayer

Many people sit and dream, but an entrepreneur actually takes action and turns their dreams into a reality. You can’t just think about great business ideas and have them magically happen; you’re going to need to actually put in some hard work. As what Fred D. Winchar, President of Max Cash Title Loans12 says,
The difference between a potential entrepreneur and a SUCCESSFUL Entrepreneur is the ones who can truly live a life that others fear to live and know others will mock you as you live out your dreams. Inside, your heart is burning to be more than just an employee and you know that you are relentless in your pursuit to make it. Their fear is not yours.

A Meticulous Planner

A good entrepreneur plans for any possible outcomes. You need to think in advance of any opportunities or risk that may impact your business and have action plans to adjust accordingly.
Steven Benson, Founder and CEO of Badger Maps13 says
I think that a great indication of being a potential entrepreneur is when you consider yourself a ‘planner’. That’s someone who really enjoys planning things, whether it’s events or business strategies. If you are going to run your own business, you have to get used to thinking a couple of steps ahead and you have to develop a concrete action plan to get started.
You also know how to manage your time on a day-to-day basis, Brandon Latack, President of 651 Lab14 , once said,
Deciding how you are going to spend your time throughout the day is one of the key aspects of being a successful entrepreneur. You and Elon Musk are both given 24 hours in a day. Use those hours wisely.

No Fear For Hard Work

You’re willing to roll up your sleeves and get your hands dirty. Entrepreneurs often put in 60 or 80 hour weeks in the first year of their business! If that sounds unappealing to you, you may want to stick to a salaried job working for someone else. Deborah Sweeney, CEO of MyCorporation.com15, says,
One of the greatest signs that you’re destined to be an entrepreneur is found in the hard work you’ve done over the years and the amount of initiative you’ve taken/shown for what you’re passionate about. Entrepreneurs embrace hard work and do not shy away from it. Rather; they enjoy it especially when it ties in with their passions. Ultimately, you become what you believe you will become and if you set your intention, stay focused and positive, and believe in yourself while working hard, great things will happen.
Fred D. Winchar, President, Max Cash Title Loans16 concludes
You have no concept of weekdays verses weekends. Every day is a day to work. Money is made 24 hours a day 7 days a week. Vegas proves that.

An Especially Innovative Mind

Ben Taylor, Founder, Home Working Club17, says,
With plans and schemes of making money since school, then that entrepreneurial spirit is probably in your blood – especially if some of those ideas were successful.
For people to buy your product, it’s going to need to be something new that they may have never seen before. You can take inspiration from other brand’s ideas and improve upon them, but merely copying a product or service that already exists isn’t going to make you rich. On this, Kristen Gagné, Founder of Webtawks18, says.
You always think of ways to improve everything – from the way to tie your shoes to the design of the picnic table in the park – you seek out efficiencies and betterment of your world.

Nothing Can Beat You Up

Entrepreneurs don’t take no for an answer! You’re going to have to stick to it when things get rough and don’t seem to be working exactly the way you had planned. Fred D. Winchar, President of Max Cash Title Loans19 also says,
When you fall, you are the fastest person you know to stand back up. Everyone falls. Failure is part of success. I have yet to know the successful entrepreneur who has not failed multiple time and had crushing losses.
On bouncing back from failures, Brandon Latack, President of 651 Lab20 added
There will be several roadblocks when starting a business. The bigger the idea, the more roadblocks there will be. [Entrepreneurs] think of each failure as a learning experience. Next time you will be ready for it!

Highly Disciplined

If you’re able to succeed in other areas of your life such as dieting or mastering a particular skill, then you may have the discipline required to become an entrepreneur.
Commenting on the discipline it takes to be your own boss, Nitin Aswani, Founder of Oganikk Superfoods21,
You are highly internally motivated – being your own boss can be a challenge for those who tend to slack off if there is nothing pressing.
Brandon Latack, President, 651 Lab22, also says
You have the discipline to stick to challenges. It’s easy to become less enthusiastic and talk yourself out of a challenge once adversity smacks you in the face. Entrepreneurs continue to push forward when things start to get tough.
So there you have it, 15 sure-fire signs that you’ve got what it takes to become an entrepreneur. If you answered yes to over half of these 15 questions, then you’re well on your way to making that dream of being your own boss a reality.

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.